Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp ẤN ĐỘ (Trang 26 - 30)

Khi làm ăn với các đối tác nước ngoài, việc hiểu và giao tiếp với họ phù hợp theo văn hóa của họ là điều cần thiết. Mỗi quốc gia có những đặc điểm văn hóa riêng, doanh nhân của họ cũng vậy.

Ví dụ thế này: tiếng Anh ở Ấn Độ rất phổ biến. Nếu bạn ở miền Bắc, nói một vài câu bằng tiếng Hindi như chào hỏi, cảm ơn thì rất có giá trị, nhưng nếu bạn nói tiếng Hindi ở miền Nam thì không hay chút nào.

Có một người Việt khi sang Ấn Độ công tác kể rằng, anh ta chẳng hiểu tại sao khi mới làm việc cùng nhau trong công ty, vì chưa rõ nhiều điều, anh ta nhờ chị nhân viên đi photocopy tài liệu. Chị ta lắc mình, anh ta lấy làm lạ vì nghĩ là chị ta từ chối làm công việc nhưng lại thấy sau khi lắc chị ta cầm đống tài liệu và vui vẻ đi làm nhiệm vụ. Một thời gian sau thì biết lắc với họ là sự đồng ý.

Các quy tắc giao tiếp trong kinh doanh ở Ấn Độ tương tự như hầu hết các nước ở Tây Âu. Phần lớn các khách hàng Ấn Độ có trình độ về quản lý và kỹ thuật đều giao tiếp tiêng Anh rất tốt

3.4.1.Chào hỏi làm quen

Thường lệ chỉ cần bắt tay khi chào hỏi, nhưng không quá chặt. Bắt tay quá chặt ở Ấn Độ bị coi là thiếu lịch sự. Mặc dù theo như phong tục ở Ấn Độ thì bạn có thể bắt

24

tay nam giới khi chào hỏi nhưng với phụ nữ bạn nên tránh điều này. Nên chú ý, chỉ khi người phụ nữ chủ động mời bạn bắt tay thì bạn mới nên thực hiện nghi thức này với họ. Một nghi thức chào truyền thống khác nữa là bạn chắp hai tay, để dưới cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhẹ và nói “Namaste”.

Những tiếp xúc đầu tiên thường chỉ là chuyện không đầu không cuối vì người Ấn Độ rất đa nghi và thường để ý ngay từ đầu để đánh giá đối tác có đáng tin cậy không. Họ thường nói chuyện về gia đình. Bạn đừng ngạc nhiên khi người Ấn Độ tìm hiểu tỷ mỷ về gia đình bạn, đã kết hôn chưa hoặc có phải đã ly hôn không, con tên là gì, vợ hoặc chồng năm nay bao nhiêu tuổi. Cho nên nhiều khi đem ảnh gia đình theo lại có tác dụng tốt cho bàn bạc chuyện làm ăn. Crickê bao giờ cũng là chủ đề thích hợp cho mọi dịp tiếp xúc với người Ấn Độ vì đó là môn thể thao rất được ưa chuộng ở nước này.

3.4.2.Xưng hô:

Tốt nhất bạn nên xưng hô với các đối tác Ấn Độ bằng các chức danh của họ như "Professor X" (Giáo sư X), "Mr. X" (Ông X) hay "Ms. X" (Cô X) kèm theo họ chứ không phải tên riêng.

3.4.3.Danh thiếp

Nên được đưa ra ngay từ đầu cuộc họp. Bạn chú ý chuẩn bị đầy đủ danh thiếp cho tất cả những thành viên có mặt trong cuộc họp.Ban phải dùng tay phải để trao danh thiếp của bạn và nhận danh thiếp từ tay người Ấn Độ. Tay trái bị coi là “không sạch sẽ”. Chức danh trên danh thiếp rất quan trọng. Nếu trên đó không ghi ít nhất là “Phó Chủ tịch” hay “Giám đốc” thì thường không được coi trọng vì doanh nghiệp Ấn Độ được tổ chức theo trật tự quyền lực nghiêm ngặt, chức danh thấp hoàn toàn không có quyền quyết định.

3.4.4.Thời gian:

Có lẽ do chịu ảnh hưởng từ hơn 200 năm đô hộ của Thực dân Anh, người Ấn tương đối xem trọng sự đúng giờ trong các cuộc hẹn. Tuy nhiên, hiện nay điều này vẫn có thể được điều chỉnh linh hoạt - việc hẹn lại lịch là một việc cũng khá phổ biến ở đây. Những cuộc hẹn vào giữa trưa khá phổ biến ở Ấn Độ.

Như chúng ta đã biết, Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ nhì thế giới chỉ sau Trung Quốc nhưng có vẻ như chỉ có một nửa dân số trong độ tuổi lao động làm việc vì phụ

25

nữ Ấn sau khi có chồng hầu như chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái và gia đình. Nam giới thường có trách nhiệm với gia đình. Do vậy, họ có thể hẹn lại lịch vào giờ phút cuối. Đây là một thói quen khá phổ biến trong văn hoá Ấn Độ. o Giờ làm việc bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Nhiều nơi còn bắt đầu làm việc vào 10h30 và làm việc liên tục 8 giờ không nghỉ trưa. Nhưng khi đã đến giờ nghỉ, nhất định họ không làm nữa, cho dù việc đó là nhẹ nhàng và thu nhập cao đi chăng nữa – câu trả lời của họ sẽ là – đã đến giờ nghỉ.

Thời gian tốt nhất trong năm để đi thăm họ là vào giữa tháng Mười và tháng Ba. Bạn không nên sắp xếp lịch làm việc với họ vào các ngày nghỉ lễ. Một điều quan trọng doanh nhân cần chú ý là ngoài các ngày nghỉ lễ lớn, người Ấn Độ còn có các lễ hội tôn giáo khác và nó không theo như đúng lịch dương mà chúng ta hay dùng. Vì vậy, hãy tìm hiếu kỹ những ngày này thông qua đại sứ quán Ấn Độ của nước mình để có được lịch hẹn phù hợp nhất.

3.4.5.Trang phục

Các lãnh đạo trong các công ty ở Ấn Độ thường mặc véc. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên họ có thể mặc những trang phục đơn giản hơn. Các nữ doanh nhân thường mặc trang phục truyền thống.

Đối tác người Ấn Độ của bạn nhiều khi xuất hiện với áo cộc tay và không thắt cravat, nhưng người Ấn Độ lại mong chờ đối tác của họ ăn vận lịch sự. Chỉ có mùa hè là không vận comple. Nhưng bạn nên mang áo comple theo vì trong phòng làm việc của người Ấn Độ thường để nhiệt độ điều hòa rất thấp, khoảng 18 độ C để thể hiện đẳng cấp. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị cảm lạnh giữa mùa hè.

26

3.4.6.Đàm phán:

Các cuộc đàm phán thường bắt đầu bằng những chuyện ngoài lề, uống chè hoặc cà phê ngọt, nhiều sữa. Sau đó là những cuộc đàm phán được chuẩn bị chi tiết như thể vở diễn trên sân khấu. Doanh nhân ta có thể thẳng thắn lập luận, vặn bẻ số liệu hay đề nghị mời chào của đối phương, nhưng không bao giờ được tỏ ra là mất bình tĩnh. Trong cuộc đàm phán điều quan trọng nhất bao giờ cũng được để ở cuối cùng. Đàm phán thường kéo dài và mất thời gian. Người Ấn Độ cho rằng nếu đạt kết quả nhanh thì việc đàm phán, thỏa thuận có gì đó không ổn.

Trả lời: Không phải cứ trả lời “Vâng” có nghĩa là đồng ý. “Vâng” cũng có thể có nghĩa là “Tôi không biết”. Thậm chí nếu nói “vâng” với biểu hiện ngần ngại thì còn có thể bao hàm ý “Không”. Để tránh hiểu nhầm, bạn không nên đặt những câu hỏi để có thể trả lời hoặc phải trả lời với “Yes” hoặc “No”.

Phê phán: Không phải người Ấn Độ không chấp nhận bị phê phán mà họ chỉ không bao giờ phê phán trực diện thôi. Nếu bạn không hài lòng thì tốt hơn là nên hỏi đối tác xem có cách nào khác không. Từ chối hay bác bỏ thẳng thừng cũng bị coi là thiếu lịch sự - tương xứng gần bằng một cái bạt tai.

Bạn đừng bao giờ chống tay lên hông vì hành động đó được coi như biểu hiện sự tức giận của người Ấn Độ.

27

3.4.7.Quà tặng:

Khi bạn muốn tặng quà cho đối tác của mình, hãy lưu ý giấy gói quà không được là màu trắng hay màu đen vì người Ấn Độ tin rằng những màu này hay mang lại điều không may. Mặt khác, những màu theo họ sẽ mang lại may mắn là màu đỏ, xanh lá, và màu vàng. Người Ấn Độ đặc biệt thích và đánh giá cao những món quà có liên quan đến quê hương của người tặng quà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bạn nên gửi kèm theo một danh thiếp hoặc bưu thiếp vì nhiều khi quà tặng không được mở trước mặt người tặng quà. Hoặc nếu bạn nhận được quà thì bạn không nên mở quà trước sự có mặt của người tặng. Nếu họ tặng bạn một món quà, bạn hãy mở nó sau khi người tặng quà đi khỏi phòng.

Người Ấn Độ thích nhận được các món quà như hoa, sôcôla, nước hoa hay những đồ điện nhỏ. Bạn nên chú ý tránh những quà tặng có liên quan đên các quan niệm tôn giáo hay đạo đức của họ. Ví dụ bạn đừng nên tặng họ một bức tranh về một chú chó vì theo họ chó là loài động vật không sạch sẽ. Một điều nữa bạn nên nhớ là người Ấn Độ không uống rượu và ăn thịt bò, thịt lợn.

3.4.8.Lời mời:

Người Ấn Độ rất thân thiện và việc mời nhau đi dự tiệc riêng tư thường được coi là biểu hiện của mối quan hệ đối tác tốt đẹp. Bạn không đươc từ chối những lời mời như vậy. Bữa ăn thường rất muộn, sau các thủ tục và nghi lễ đón tiếp cầu kỳ và kéo dài, vì thế bạn không nên để bụng đói đến dự tiệc. Sau món tráng miệng là thời điểm phải cáo từ ra về, ở lại lâu hơn bị coi là thiếu lịch sự.

Đồ uống: Đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky. Người thuộc đẳng cấp cao nhiều khi không uống rượu. Trong bữa ăn không dùng đồ có rượu.

Ấn Độ có rất nhiều công ty lọt top 500 thế giới nên các doanh nhân của ta rất có thể sẽ học hỏi được nhiều điều từ họ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp ẤN ĐỘ (Trang 26 - 30)