Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy qua các tháng theo dõi

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21 đến 56 ngày tuổi và thử nghiệm hai phác đồ điều trị bệnh tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 37)

Thời tiết khí hậu của nước ta luôn có sự biến động giữa các tháng trong năm, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay dưới tác động của sự biến đổi khí hậu, sự thay đổi khí hậu của nước ta càng bất thường. Điều này đã tác động không nhỏ đến sức khỏe của đàn vật nuôi nói chung và đàn lợn nói riêng. Để thấy rõ bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa có bị chi phối bởi thời tiết khí hậu hay không và chi phối ở mức độ nào, chúng tôi đã tiến hành theo dõi lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo các tháng trong năm. Kết quả được thế hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Tỷ lệ mắc bệnh lợn con tiêu chảy qua các tháng Tháng theo dõi (tháng) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỉ lệ (%) 7 61 9 14,75 8 60 13 21,67 9 56 6 10,71 10 55 14 25,45 11 57 10 17,54 Tính chung 289 52 17,99

29

Qua bảng 4.4 cho ta thấy: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy có sự biến động qua các tháng trong năm. Tỷ lệ mắc bệnh ở lợn con qua theo dõi trên 289 cá thể thì có 52 cá thể mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 17,99%). Tỷ lệ mắc bệnh có sự chênh lệch qua các tháng trong thời gian theo dõi tại cơ sở như sau:

+ Tháng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là tháng 8 và tháng 10 cụ thể lần lượt là 21,67% và 25,45%.

+Tháng 9 và tháng 11 có tỷ lệ mắc tương ứng là 10,71% và 17,54%. + Tháng 7 có tỷ lệ mắc là 14,75%.

Tháng có tỷ lệ mắc cao nhất là tháng 8 và tháng 10 do thời tiết biến đổi nhiều. Tháng 8 là tháng có nhiều đợt mưa lớn và độ ẩm lớn nhất trong năm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mầm bệnh gây bệnh và phát triển mạnh. Tháng 10 là tháng giao mùa với khí hậu thay đổi đột ngột khiến lợn con không kịp thích nghi, cùng với những đợt mưa phùn nhỏ lạnh, ẩm và cộng với hệ tiêu hóa của lợn con phát triển chưa hoàn thiện là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy lợn con. Vì vậy việc điều chỉnh tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt sẽ giảm bớt sự bất lợi của môi trường tự nhiên đến cơ thể gia súc, giảm hoạt động của vi sinh vật gây bệnh trong môi trường đó sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con vẫn còn duy trì vào tháng 9 và tháng 11 là do ảnh hưởng của mùa Thu Đông lợn con chưa kịp thích nghi với điều kiện khí hậu mới. Đây là điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh, trong đó có vi sinh vật đường ruột. Từ đó ta cần phải có biện pháp chủ động để hạn chết các tác hại của thời tiết khí hậu đến vật nuôi để giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy.

Như vậy thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con. Cần chú trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng, tạo thông thoáng vào mùa Hè, làm mát bằng hệ thống làm mát, quạt thông gió. Mùa Đông sử dụng bóng đèn để sưởi ấm cho lợn con và che chắn chuồng nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra.

30

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21 đến 56 ngày tuổi và thử nghiệm hai phác đồ điều trị bệnh tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 37)