Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảytheo tính biệt

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21 đến 56 ngày tuổi và thử nghiệm hai phác đồ điều trị bệnh tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 35)

Để thấy rõ bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cãi sữa có ảnh hưởng đến tính biệt của lợn hay không, chúng tôi đã phân loại lợn mắc bệnh tiêu chảy theo tính biệt tại trại lợn Khánh Lan xã Khánh Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4.3: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo tính biệt

Diễn giải Số lợn con theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Lợn đực 127 22 17,32 Lợn cái 162 30 18,51 Tính chung 289 52 17,99

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con thuộc các tính biệt khác nhau không có sự sai khác đáng kể. Trong tổng số 289 con theo dõi, thì số lợn đực theo dõi là 127 con và mắc bệnh là 22 con chiếm tỷ lệ 17,32%, số lợn cái theo dõi là 162 con và và số lợn mắc bệnh là 30 con chiếm tỷ lệ là 18.51%. Nguyên nhân có sự khác nhau như vậy theo chúng tôi là do lợn đực có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn lợn cái. Do đặc tính của tính biệt về sức chịu đựng bệnh tật của lợn đực tốt hơn.

28

Đối với lợn đực thể chất tốt do ngoại hình thần kinh mạnh nên có khả năng thích ứng nhanh với các điều kiện thay đổi của môi trường và các tác nhân stress nên mắc bệnh ít hơn lợn cái. Trong khi đó lợn cái thuộc loại hình thần kinh yếu hơn lợn đực nên khả năng thich ứng với các điều kiện môi trường thay đổi kém hơn lợn đực, do vậy tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Mặc dù vậy, sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con theo tính biệt không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21 đến 56 ngày tuổi và thử nghiệm hai phác đồ điều trị bệnh tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 35)