Qua kết quả theo dõi hàng ngày, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con theo từng đàn và theo từng cá thể giai đoạn từ 21 đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại lợn Khánh Lan, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo đàn và theo cá thể Diễn giải Số lợn theo dõi Số lợn mắc
bệnh
Tỷ lệ (%)
Theo đàn lợn (đàn) 22 4 18,18
Theo cá thể (con) 289 52 17,99
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: Trong 22 đàn lợn theo dõi thì có 4 đàn mắc bệnh tiêu chảy chiếm tỷ lệ 18,18% và trong đó 289 thì mắc bệnh tiêu chảy chiếm tỷ lệ là 17,99%.
Qua điều tra cho thấy:mật độ nuôi nhốt ở 4 đàn có lợn mắc bệnh là khá đông, lượng phân và nước thải nhiều, vệ sinh chuồng trại chưa sạch sẽ, chuồng trại ẩm ướt, dơ bẩn, tồn tại mầm bệnh trong môi trường và tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh, điển hình là các vi khuẩn E.coli,
Salmonella, Clostridium... tồn tại trong phân, nước tiểu, và lây nhiễm nguồn thức ăn, nước uống của lợn khiến lợn ăn phải bị nhiễm khuẩn đường ruột. Các vi khuẩn này khi vào cơ thể gặp các điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi nẩy nở tăng nhanh về số lượng và tiết độc tố gây bệnh cho lợn. Vì vậy những lợn con
25
tại các đàn lợn này khi mắc bệnh có triệu chứng tiêu chảy, nếu không điều trị kịp thời, lợn bị tiêu chảy nặng có thể bị chết.
Vì vậy, để tránh mầm bệnh phát triển và lây lan yêu cầu người chăn nuôi luôn phải vệ sinh chuồng trại thật tốt đảm bảo các vật dụng mà lợn con thường xuyên tiếp xúc luôn sạch sẽ, cần phải có một quy trình khép kín, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong vệ sinh thú y. Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi định kỳ 02 lần/tuần, đảm bảo thức ăn cho lợn phải sạch sẽ, tiêm phòng vắc xin phòng bệnh phó thương hàn cho cả heo mẹ và heo con khoảng 4 tuần tuổi, Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học trong trại, hạn chế việc lây lan các mầm bệnh từ ngoài vào trang trại thông qua con người, phương tiên vận chuyển, thức ăn,… để đảm bảo cho lợn con khỏe mạnh và sinh trưởng tốt.