Tính tích cực của học sinh

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa về ứng dụng của vật lý trong kỹ thuật chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 cơ bản (Trang 28)

9. Cấu trúc luận văn

1.1.4.Tính tích cực của học sinh

1.1.4.1. Khái niệm

Theo từ điển Tiếng Việt, “Tích cực nghĩa là có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định, thúc đẩy sự phát triển. Ngƣời tích cực là ngƣời tỏ ra chủ động, có những hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hƣớng phát triển. Theo một nghĩa khác, tích cực là đem hết khả năng và tâm trí vào việc làm” [29].

Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con ngƣời trong đời sống xã hội. Khác với động vật, con ngƣời không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, sáng tạo nền văn hóa ở mỗi thời đại, chủ động cải biến môi trƣờng tự nhiên, cải tạo xã hội.

Theo Thái Duy Tuyên, “TTC là khái niệm biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi tƣơng tác với đối tƣợng. TTC cũng là khái niệm biểu thị cƣờng độ vận động của chủ thể khi thực hiện một nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề nào đấy” [26].

Sự nỗ lực ấy diễn ra trên nhiều mặt:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tâm lý: Tăng cƣờng các hoạt động cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng…

Xã hội: Đòi hỏi tăng cƣờng mối liên hệ với môi trƣờng bên ngoài… Vì vậy tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách có quan hệ, chịu ảnh hƣởng của rất nhiều nhân tố nhƣ:

Nhu cầu - tích cực nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó.

Động cơ - tích cực vì hƣớng tới những động cơ nhất định.

Hứng thú - do bị lôi cuốn bởi những say mê vì muốn biến đổi, cải tạo một hiện tƣợng nào đấy.

TTC cũng có mối quan hệ mật thiết với tính tự lực, với xúc cảm và ý chí.

1.1.4.2. Những biểu hiện của tính tích cực

Theo Thái Duy Tuyên TTC nhận thức đƣợc nhận biết thông qua các dấu hiệu biểu hiện sau [26]:

* Dấu hiệu bên ngoài (qua hành vi, thái độ, hứng thú): - Thích thú, chủ động tiếp xúc với đối tƣợng

Các em hay đặt những câu hỏi và có những thắc mắc đối với GV. Việc đặt câu hỏi của các em thể hiện lòng mong muốn hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn về những đối tƣợng mà các em đang tiếp xúc. Những câu hỏi dạng: Đây là cái gì? Dùng để làm gì? Tại sao? Nhƣ thế nào? Do đâu mà có?...Những thắc mắc các em đƣa ra biểu hiện sự tích cực tìm kiếm, lòng ham hiểu biết, trí tò mò đang khuấy động các em. Học tập thụ động, không hứng thú sẽ không có câu hỏi và cũng sẽ không có phản ứng nếu câu hỏi không đƣợc trả lời.

- Chú ý quan sát, chăm chú lắng nghe và theo dõi những gì thầy cô làm. - Giơ tay phát biểu, nhiệt tình hƣởng ứng, bổ sung ý kiến vào câu trả lời của bạn và thích tham gia vào các hoạt động cũng là một biểu hiện của hứng thú. Thông qua quan sát, thầy giáo có thể xác định đƣợc những biểu hiện cảm xúc, hứng thú nhận thức nhƣ niềm vui sƣớng, sự hài lòng khi tự mình tìm ra câu trả lời đúng hay là những thành công trong học tập…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dấu hiệu bên ngoài có thể cụ thể hóa qua một số câu hỏi: - Học sinh có chú ý, tập trung tƣ tƣởng học tập không?

- Có hăng hái tham gia vào các hoạt động học tập không? (Thể hiện ở chỗ giơ tay phát biểu ý kiến, ghi chép…).

- Có đọc thêm, làm thêm các bài tập khác không?

- Có thƣờng xuyên hỏi thày cô, trao đổi với bạn bè, tích cực tham gia học nhóm, tổ không?

* Dấu hiệu bên trong (sự căng thẳng trí tuệ, sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển tư duy, ý chí và xúc cảm…):

Những dấu hiệu bên trong này cũng chỉ có thể phát hiện đƣợc qua những biểu hiện bên ngoài, nhƣng phải tích lũy một lƣợng thông tin đủ lớn và phải qua một quá trình xử lí thông tin mới thấy đƣợc, cụ thể là:

- Các em tích cực sử dụng các thao tác nhận thức, đặc biệt là các thao tác tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa…vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.

- Tích cực vận dụng vốn kiến thức và kĩ năng đã tích lũy đƣợc vào việc giải quyết các tình huống và các bài tập khác nhau, đặc biệt là vào việc xử lí các tình huống mới.

- Phát hiện nhanh chóng, chính xác những nội dung đƣợc quan sát. - Hiểu lời ngƣời khác và diễn đạt cho ngƣời khác hiểu ý của mình.

- Có những biểu hiện của tính độc lập, sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ nhận thức nhƣ tự tin khi trả lời câu hỏi, có sáng kiến, tự tìm ra một vài cách giải quyết khác nhau cho các bài tập và tình huống, biết lựa chọn cách giải quyết hay nhất.

- Có những biểu hiện của ý chí trong quá trình nhận thức, nhƣ sự nỗ lực, cố gắng vƣợt qua các tác động nhiễu bên ngoài và các khó khăn để thực hiện đến cùng những nhiệm vụ đƣợc giao, sự phản ứng khi có tín hiệu báo hết giờ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Những câu hỏi mà thông qua đó có thể thấy đƣợc biểu hiện tích cực hoạt động nhận thức của học sinh qua dấu hiệu bên trong: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có biểu hiện hứng thú, say mê, có hoài bão học tập không? - Có ý chí vƣợt khó khăn trong học tập không?

- Có sự phát triển về năng lực phân tích, tổng hợp…năng lực tƣ duy nói chung không?

- Có thể hiện sự sáng tạo trong học tập không?

* Kết quả học tập

Kết quả học tập là một dấu hiệu quan trọng và có tính chất khái quát của tính tích cực nhận thức. Chỉ tích cực học tập một cách thƣờng xuyên, liên tục, tự giác mới có kết quả học tập tốt.

Dấu hiệu này có thể cụ thể hóa qua các câu hỏi sau:

- Học sinh có hoàn thành nhiệm vụ học tập đƣợc giao không? - Có ghi nhớ tốt những điều đã học không?

- Có vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào thực tế không? - Có phát triển tính năng động sáng tạo không?

- Kết quả kiểm tra, thi cử có cao không?

1.1.4.3. Các biện pháp phát huy tính tích cực

TTC nhận thức của học sinh chịu ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố: Bản thân học sinh, nhà trƣờng, gia đình, xã hội..Vì vậy các biện pháp phát huy TTC nhận thức của học sinh rất đa dạng và phong phú. Theo Thái Duy Tuyên, các biện pháp phát huy TTC nhận thức của học sinh đƣợc chia làm bốn nhóm [26]:

* Nhóm biện pháp cho các giáo viên đứng lớp

* Nhóm biện pháp phát huy TTC nhận thức thông qua các hoạt động giáo dục

* Nhóm biện pháp thông qua tác động của gia đình * Nhóm biện pháp do xã hội tác động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ trình bày nhóm các biện pháp cho giáo viên đứng lớp. Nhóm biện pháp này rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến học sinh. Gồm một số vấn đề sau:

- Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiệm và hứng thú học tập của học sinh.

- Kích thích hứng thú qua nội dung: Đây là biện pháp mà GV hay sử dụng nhất. Tùy thế mạnh của từng môn học mà cách kích thích hứng thú sẽ khác nhau. Nhìn chung, muốn kích thích đƣợc hứng thú của học sinh thì nội dung phải mới, nhƣng cái mới ở đây không phải cái gì quá xa lạ với các em, mà cái mới phải liên hệ và phát triển cái cũ, phát triển kiến thức và kinh nghiệm mà các em đã có, phải gắn liền với cuộc sống hiện tại và sự phát triển tƣơng lai của các em. Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt và suy nghĩ hàng ngày, phải thỏa mãn nhu cầu nhận thức và thực tiễn của các em.

- Kích thích hứng thú qua phương pháp dạy học: Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS phải phối hợp nhiều phƣơng pháp với nhau, những phƣơng pháp có hiệu quả nhất trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức là: Dạy học nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, thảo luận, tự học, trò chơi học tập…

- Sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là những phƣơng tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. Đây là biện pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao TTC của học sinh và giúp nhà trƣờng đƣa chất lƣợng dạy học lên một tầm cao mới.

- Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: Cá nhân, nhóm, tập thể lớp; làm việc trong vƣờn trƣờng, phòng thí nghiệm; tổ chức tham quan, các hoạt động nội, ngoại khóa đa dạng.

Việc tổ chức cho các em xâm nhập thực tế, tham gia các hoạt động xã hội là hết sức quan trọng, có tác dụng rất tốt trong việc tạo nên những động lực học tập lành mạnh và TTC học tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài ra có thể tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh qua nhiều biện pháp khác nhƣ:

+ Thầy giáo, bạn bè động viên, khen thƣởng khi có thành tích học tập tốt. + Luyện tập dƣới các hình thức khác nhau, vận dụng kiến thức vào thực tiễn các tính huống mới.

+ Kích thích TTC qua thái độ, cách ứng xử giữa thầy giáo và HS. + Phát triển kinh nghiệm sống của HS trong học tập.

+ Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, công bằng, chính xác dƣới nhiều hình thức có tác dụng rất quan trọng đến việc phát huy TTC học tập của HS.

1.1.5. Chất lượng kiến thức

1.1.5.1. Kiến thức vật lý

a. Kiến thức vật lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiến thức VL là kết quả phản ánh trong đầu óc con ngƣời về các tính chất, các mối quan hệ quy luật của các sự vật, hiện tƣợng VL và các nhận thức vận dụng kết quả phản ánh đó của con ngƣời.

Kiến thức VL cụ thể đƣợc hiểu là kiến thức về các hiện tƣợng, các quá trình VL, các khái niệm, các định luật, các thuyết VL, các tƣ tƣởng, các phƣơng pháp, các ứng dụng VL...

Kiến thức VL phản ánh tính chất chung của cấu trúc, sự tƣơng tác và chuyển động của vật chất, tính bản chất và quy luật chung của thế giới tự nhiên, là kết quả lao động sáng tạo của nhiều nhà khoa học. [17]

Kiến thức VL là cơ sở của nhiều ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ đồng thời là tiền đề cho mọi hoạt động sáng tạo, tìm hiểu và cải tạo thế giới của con ngƣời.

b. Hình thành kiến thức vật lí

Hình thành hệ thống kiến thức VL phổ thông ở mức độ hiện đại cho học sinh là nhiệm vụ cơ bản của dạy học VL.

Việc hình thành kiến thức VL không chỉ trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết cho cuộc sống mà còn phát triển tƣ duy, rèn luyện phƣơng pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiên cứu khoa học cho HS. Thông qua việc quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát các hiện tƣợng, các đối tƣợng VL, tìm hiểu các sự kiện, đƣa ra các giả thuyết và tiến hành thí nghiệm…Từ đó phát hiện ra các dấu hiệu bản chất, tính quy luật của các hiện tƣợng VL. Tƣ duy khoa học của học sinh đƣợc hình thành và phát triển, tạo ra tiền đề để củng cố và hoàn thiện kiến thức. [17]

1.1.5.2. Các dấu hiệu về chất lượng kiến thức Vật lý

a. Tính chính xác của kiến thức

Dấu hiệu chất lƣợng đặc trƣng bởi mức độ tƣơng ứng mà học sinh lĩnh hội đƣợc các khái niệm, các định luật, các lí thuyết và tƣ tƣởng VL chủ yếu của chƣơng trình VL phổ thông ở từng cấp, từng ban với nội dung khoa học của chúng. Nghĩa là các luận điểm khoa học của VL đƣợc chuẩn bị kĩ cả về nội dung và phƣơng pháp truyền thụ, nó không chỉ đảm bảo tính khoa học chính xác mà còn đáp ứng đƣợc trình độ phát triển trí tuệ, hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh. Mức độ chính xác của kiến thức VL của học sinh biểu hiện ở sự phát biểu miệng và ngôn ngữ viết ở hình thức trình bày rõ ràng và đúng đắn về mặt khoa học.

b. Tính hệ thống của kiến thức

Những hiểu biết riêng lẻ về các hiện tƣợng, các khái niệm VL đƣợc hệ thống hóa thành một hệ thống các khái niệm có dung lƣợng lớn hơn cả về nội dung khoa học và cách thức biểu hiện. Kiến thức VL rất phong phú, cách thức biểu hiện đa dạng, vì thế cần phải liên kết lại thành những hệ thống ngày càng tổng quát hơn. Quá trình đó tạo điều kiện cho sự thấu hiểu kiến thức và phát triển năng lực trí tuệ, đặc biệt là các thao tác khái quát hóa, trừu tƣợng hóa. Tính hệ thống của kiến thức còn biểu hiện mối liên hệ logic và phát triển của các khái niệm, định luật, lí thuyết và những ứng dụng của VL.

c. Tính khái quát của kiến thức

Học sinh không chỉ hiểu việc mô tả các đối tƣợng, hiện tƣợng VL mà cần phải hiểu đƣợc bản chất của nó. Mặt khác với việc chuyển từ sự khảo sát một số lớn các đối tƣợng riêng lẻ tới việc nghiên cứu các mô hình tổng quát đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trƣng cho các quá trình hiện tại cần phải trừu tƣợng hóa và khái quát hóa. Mức khái quát của kiến thức tạo cho học sinh khả năng khảo sát các quá trình, các đối tƣợng và hiện tƣợng VL cùng loại hoặc tƣơng tự, nó biểu hiện năng lực tƣ duy khái quát của học sinh.

d. Tính bền vững của kiến thức

Quá trình dạy học VL cần quan tâm đến việc ôn luyện và khắc sâu hệ thống kiến thức cho học sinh với cấp độ nắm vững kiến thức: hiểu, nhớ và vận dụng. Tính bền vững của kiến thức gắn liền với việc phát triển tƣ duy dựa trên sự lĩnh hội vững chắc các sự kiện VL nền tảng, các kiến thức VL điển hình. Mức độ bền vững của kiến thức sẽ có sức sáng tạo cao, là tiền đề trí tuệ cho học sinh tự học và vƣơn lên trong khoa học.

e. Tính áp dụng đƣợc của kiến thức và khả năng vận dụng chúng

Mục đích của việc học tập là nhằm áp dụng vốn kiến thức vào hoạt động thực tiễn để hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó vì lợi ích của cộng đồng. Ở đây việc giải quyết bài toán VL, thực hiện các thí nghiệm, nghiên cứu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các dụng cụ, thiết bị kĩ thuật… có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Nó góp phần phát triển tính năng động và sáng tạo của tƣ duy. Học sinh làm quen với việc khảo sát bất kì hiện tƣợng hay quá trình nào ở nhiều khía cạnh, trong điều kiện nhất định và bằng các phƣơng pháp phù hợp… Tính áp dụng đƣợc của kiến thức và khả năng vận dụng chúng là dấu hiệu bản chất của chất lƣợng lĩnh hội kiến thức, là cơ sở phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo kĩ năng và thói quen vận dụng kiến thức VL vào thực tiễn đời sống sản xuất. [17]

1.1.6. Xây dựng tiêu chí đánh giá tính tích cực và chất lượng kiến thức của họcsinh thông qua hoạt động ngoại khóa

Dựa trên những cơ sở lý luận về tính tích cực và chất lƣợng kiến thức của học sinh chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá tính tích cực và chất lƣợng kiến thức của học sinh nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Xây dựng tiêu chí đánh giá định tính

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa về ứng dụng của vật lý trong kỹ thuật chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 cơ bản (Trang 28)