Khảo sát sự phân bố thành phần loài tôm tại khu vựcnghiên cứu

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần loài tôm phân bố ở huyện giá rai tỉnh bạc liêu (Trang 39 - 43)

Qua khảo sát đã xác định được 15 loài tôm nhưng phân bố không giống nhau ở các khu vực nghiên cứu.

Họ Penaeidae có 3 giống. Giống Penaeuscó 2 loài là Penaeus mondon (tôm

sú), Penaeus merguiensis (tôm bạc thẻ). Giống Metapenaeus có 4 loài M. ensis (tôm đất); M. affinis (tôm chì), M. tenuipes (tôm bạc nghệ), M. lysianassa (tép bạc). Giống Parapenaeopsis có 2 loài P. cultrirostris (tôm sắt

rằn), P.gracillima (tôm giang mỡ).

Họ Palaemonidae có 3 giống. Giống Macrobrachium có 3 loài: M. rosenbergii (tôm càng xanh), M. equidens (tôm trứng), M. esculentum. Giống Exoplaemon có 1 loài E. styliferus (tôm vác giáo).

Họ Alpheidae có 1 loài Alpleus euphrosyne (tôm tích sông).

Họ Harpiosquillidae có 1 loài Harpiosquilla harpax (tôm tích biển). Họ Sergestidae (Ruốc) có 1 loài là Acetes erythraeus (Ruốc đỏ).

Đợt I (tháng 3) khảo sát được 14 loài tôm: tôm Sú, tôm Đất, tôm Chì, Tôm Bạc Nghệ, tép Bạc, tôm càng xanh, tôm sắt, tôm giang mỡ, tôm trứng, M. esculentum, tôm vác giáo, tôm tích biển, tôm tích sông, ruốc. Đợt II (tháng 6) khảo sát được 14 loài tôm nhưng trong đợt này không thấy sự xuất hiện của loài M. esculentum mà xuất hiện thêm loài tôm bạc thẻ.

Đối với loài M. esculentum trong đơt I (tháng 3) chỉ có xuất hiện ở 2 khu vực là tuyến Gành Hào - Hộ Phòng, Hộ Phòng - Chủ Chí với một số lượng lớn đang mang trứng. Đợt thu mẫu vào đợt I tuyến Hộ Phòng - Chủ Chí chưa mở đập, nồng độ muối rất thấp 0,3-4,9‰ phù hợp với môi trường sống của loài tôm này (tôm M. esculentum thường phân bố ở vùng nước ngọt, lợ nhạt). Khi khảo sát ở tuyến Gành Hào - Hộ Phòng nhận thấy loài tôm này mang trứng rất nhiều và nhiều hơn so với tuyến Hộ Phòng - Chủ Chí, như vậy loài tôm này giống với loài tôm M. rosenbergii vào mùa vụ sinh sản chúng thường tập

trung thành từng đàn với số lượng lớn di cư từ sông ra vùng nước lợ để sinh sản.

Tôm bạc thẻ (Penaeus merguiensis) là một trong những mặt hàng xuất khẩu thủy sản có giá trị kinh tế cao. Theo Võ Thành Toàn (2005) trong các năm trước thì loài tôm này xuất hiện rất nhiều vào tháng 3 và xuất hiện hầu hết ở các tuyến sông khảo sát, nhưng năm 2006 chỉ thấy xuất hiện ở tuyến Chủ Chí - Kênh Tám Ngàn, vào đợt I (tháng 3) thì hoàn toàn không xuất hiện. Điều này còn chưa giải thích được vì đề tài thực hiện trong thời gian hạn hẹp chỉ khảo

33

Bảng 4.1: Biến động thành phần loài tôm qua các đợt thu mẫu.

Thành phần loài Gành Hào - Hộ Phòng Hộ Phòng - Chủ Chí Chủ Chí - Kênh Tám Ngàn Chủ Chí - Ninh Quới Tên địa phương Tên khoa học

Đợt I (Tháng 3) Đợt II (Tháng 6) Đợt I (Tháng 3) Đợt II (Tháng 6) Đợt I (Tháng 3) Đợt II (Tháng 6) Đợt I (Tháng 3) Đợt II (Tháng 6) Ruốc Aceteserythraeus x x x x x

Tôm tích sông Alpheus euphrosyne x x x x x x x x Vác Giáo Exopalaemon styliferus x x x x x

Tôm tích biển Hapiosquilla harpax x x x x x x Tôm trứng Macrobrachium equidens x x x x x x Tôm càng xanh Macrochium rosenbergii x x x x x x x

Macrorachium esculentum x x

Tôm chì Metapenaeus affinis x x x x

Tôm đất Metapenaeus ensis x x x x x x x x

Tép bạc Metapenaeus lysianessa x x x x x Tôm bạc nghệ Metapenaeus tenuipes x x x x x x x Tôm sắt rằn Parapenaeopsis cultrirostris x x x x x Tôm giang mỡ Parapenaeopsis gracillima x x x x x x Tôm bạc thẻ Penaeus merguiensis x

Tôm sú Penaeus monodon x x x x x x

Thành phần loài giữa các tuyến sông qua 2 đợt khảo sát cũng khác nhau. Trong đó tuyến Hộ Phòng - Chủ Chí và Chủ Chí - Ninh Quới là tập trung nhiều thành phần loài nhất. Tuyến sông Gành Hào - Hộ Phòng vào đợt I (tháng 3) xuất hiện 10 loài đến đợt II (tháng 6) chỉ có 6 loài, tuyến Chủ Chí - Kênh Tám Ngàn vào đợt I (tháng 3) xuất hiện 9 loài đến đợt II (tháng 6) còn 7 loài.

Sở dĩ thành phần loài đợt II (tháng 6) giảm là do đợt II (tháng 6) là tháng mưa, độ mặn giảm thấp (trung bình khoảng 15,7‰), các chất bùn, bùn nhớt từ vuông tôm theo dòng chảy tích tụ ở đáy sông nhiều, thêm ảnh hưởng một phần của độ phèn nên những loài tôm biển vốn thích nghi độ nặm cao và ổn định không thích nghi được đã di cư đi nơi khác. Sự thay đổi môi trường nước đã ảnh hưởng đến sự phân bố của thành phần loài tôm trong đợt II và số các thể xuất hiện của các loài ở cả 2 đợt cũng khác nhau.

Trong đợt I (tháng 3) có 2 loài chiếm tỷ lệ cao nhất là tôm sắt (Parapenaeopsis cultrirostris) và tép bạc (Metapenaeus lysianessa) chiếm từ

18,64-23,02% trên tổng số 2317 cá thể đánh bắt được. Bên cạnh đó cũng có nhiều loài có giá trị kinh tế cao và sản lượng cao không kém gì hai loài trên như: tôm sú (Penaeus monodon), tôm chì (Metapenaeus affinis), tôm đất (Metapenaeus ensis), tôm càng xanh (Macrochium rosenbergii). Đáng chú ý là loài tôm càng xanh có kích thước lớn, sản lượng cao, phần lớn có ở hầu hết các khu vực khảo sát và ở khu vực Hộ Phòng - Chủ Chí, Chủ Chí - Ninh Quới

Hình 4.9: Tần suất tôm xuất hiện qua các đợt thu mẫu

nghiên cứu của Nguyễn Văn Công (2002), tôm càng xanh khảo sát vào mùa khô có kích thước khá lớn.

Bảng 4.2: Số lượng và sản lượng của mỗi loài qua các đợt thu mẫu

Tên địaphương Tên khoa học

Số lượng (con) Sản lượng (g) % số lượng % sản lượng Đợt I Đợt II Đợt I Đợt II Đợt I Đợt II Đợt I Đợt II Ruốc Acetes erythraeus 388 5 64,38 0,8 16,74 0,40 1,78 0,06 Tôm tích sông Alpheus euphrosyne 14 754 7,40 415,44 0,60 60,19 0,20 32,70 Vác Giáo Exopalaemon (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

styliferus 30 11 31,02 8,4 1,29 0,88 0,86 0,66

Tôm tích biển Hapiosquilla harpax 13 21 81,56 92,5 0,57 1,68 2,25 7,28 Tôm trứng Macrobrachium

equidens 23 14 26,21 24,6 0,99 1,11 0,72 1,94

Tôm càng xanh Macrochium

rosenbergii 44 12 369,77 120,4 1,90 0,96 10,20 9,48

Macrorachium

esculentum 91 0 100 0 3,93 0,00 2,76 0,00

Tôm chì Metapenaeus affinis 92 2 243,90 6,2 3,97 0,16 6,73 0,49 Tôm đất Metapenaeus ensis 66 200 274,05 253,79 2,85 15,94 7,56 19,98 Tép bạc Metapenaeus

lysianessa 434 87 260,23 101,98 18,73 6,96 7,18 8,03 Tôm bạc nghệ Metapenaeus tenuipes 144 65 280,18 55,98 6,21 5,22 7,73 4,41

Tôm sắt rằn Parapenaeopsis

cultrirostris 536 9 1052,21 23,3 23,13 0,72 29.04 1,83 Tôm giang mỡ Parapenaeopsis

gracillima 428 60 489,48 32,7 18,47 4,82 13,51 2,57 Tôm bạc thẻ Penaeus merguiensis 0 7 0,00 31,5 0,00 0,56 0,00 2,48

Tôm sú Penaeus monodon 14 5 343,18 102,7 0,60 0,40 9,47 8,08

Tổng 2317 1252 3623,6 1270,29 100 100 100 100

Trong đợt II (tháng 6) cả về số lượng và sản lượng của các loài tôm đều thấp hơn đợt I (tháng 3). Chỉ riêng các loài tôm tích xuất hiện rất nhiều, đặc biệt là tôm tích sông (Alpheus euphrosyne) có hầu hết ở tất cả các tuyến sông với số lượng và sản lượng cao hơn rất nhiều so với đợt I (sản lượng đợt I là 7,4 g còn đợt II là 415,44 g) nhưng loài này không có giá trị kinh tế, chúng là nguồn thức ăn cho các loài thủy sản khác. Các loài có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm chì, tôm đất tuy có xuất hiện nhưng số lượng rất ít. Đặc biệt, tuyến Gành Hào - Hộ Phòng vào đợt I (tháng 3) thu rất nhiều tôm sắt và tôm giang mỡ còn tháng 6 số lượng thu được rất ít, cả về kích cỡ cũng nhỏ hơn. Đề tài nghiên cứu của Hà Phước Hùng (2005) thì tôm Sắt có sản lượng cao và đạt kích cỡ lớn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Đối với các loài này từ tháng 6 đến tháng 10 thường có kích cỡ nhỏ. Do đó các cơ quan chức năng phải có biện pháp ngăn chặn việc đánh bắt, khai thác tôm nhỏ nhằm bảo vệ nguồn lợi tôm giống. Qua khảo sát, thành phần loài tôm ở Bạc Liêu ít hơn so với Bãi Bồi ở Cà Mau và dẫn liệu về thành phần loài tôm ở ĐBSCL.

Theo Hà Phước Hùng (2005) ở khu vực Bãi Bồi Tây Ngọc Hiển khảo sát được 20 loài tôm, đa phần là tôm họ Penaeidae và có giá trị kinh tế với sản lượng cao. Khu vực bãi bồi rất rộng (24.000 ha) lại cấm phương tiện khai thác vì có nhiều loài tập trung sinh sản còn đề tài này được khảo sát ở các tuyến sông chính nơi có nhiều phương tiện lưu thông (Chủ Chí - Ninh Quới), nhiều phương tiện khai thác (nghề đáy sông, cào sông, đặt lú, lưới rê sông, chày) và các tuyến sông gần chợ, khu dân cư thì nguồn nước ô nhiễm nên sản lượng nhiều loài bị suy giảm thậm chí một số loài không thấy xuất hiện hoặc xuất hiện rất ít.

Nhìn chung thành phần loài tôm ở các tuyến kênh khảo sát khá phong phú. Đặc biệt có nhiều loài có giá trị kinh tế cao và xuất hiện rất thường xuyên. Hiện nay các loài tôm có giá trị kinh tế cao nư tôm Sú, tôm Thẻ, Tôm Đất đang được nuôi rộng rãi ở Bạc Liêu.

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần loài tôm phân bố ở huyện giá rai tỉnh bạc liêu (Trang 39 - 43)