Ngư cụ đã dùng để thu mẫu nguồn lợi tôm là lưới cào rường đối với các tuyến sông lớn (rộng miệng lưới là 4 m, chiều cao 1 m, kích thước mắc lưới là 2a = 25 mm và kích thước mắt lưới ở phần đụt là 2a = 15 mm).
Tổng số mẻ lưới thu trên 4 tuyến sông là 12 mẻ. Khi thả lưới đồng thời cũng tiến hành đo lưu tốc dòng chảy, thời gian thả lưới, từ đó tính sản lượng của từng mẻ trên ngư cụ đánh bắt (CPUE/m3
).
Xử lý và cố định mẫu: bằng formol 10% ghi nhãn cẩn thận đem về phòng thí nghiệm để phân tích định danh.
Các chỉ tiêu hình thái dùng để nghiên cứu đặc điểm phân loại: § Hình dạng chủy và công thức răng chủy.
§ Các gai, gờ, rảnh diện trên giáp đầu ngực.
§ Cấu tạo của chân ngực và các đốt trên chân ngực. § Mô tả màu sắc sống của tôm.
Tài liệu dùng để tra cứu định loại: dựa vào tài liệu định loại chủ yếu. - Nguyễn Văn Thường, 1999. Giáo trình Ngư Loại II .
- Đăng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2001. Động vật chí 5-Giáp xác nước ngọt. - Nguyễn Văn Chung và cộng tác viên, 2000. Động vật chí 1-Tôm biển.
- Thái Thanh Dương và cộng tác viên, 2003. Một số loài giáp xác thường gặp ở Việt Nam.
- Trương Văn Mai, 1996. Điều tra thành phần loài và phân bố của Tôm Họ
Palaemonidea trên tuyến sông Hậu từ Châu Phú đến Long Phú. Luận văn tốt nghiệp.
- Trương Thị Kiều, 2005. Điều tra thành phân loài và phân bố tôm biển
Penaeodea ở vùng ven biển Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp.
- Dương Duy Phương, 2005. Điều tra thành phân loài và phân bố tôm biển
Penaeodea ở vùng ven biển Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp. Đụt
Viền Chì
Nguồn http// www.google.com.vn
Hình 3.2: Lưới cào Rường