Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần loài tôm phân bố ở huyện giá rai tỉnh bạc liêu (Trang 25)

- Đề tài thực hiện trong thời gian từ tháng 2/2006 đến tháng 7/2006. - Công tác thu mẫu đã được thực hiện tại huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu. - Việc phân tích và xử lý số liệu cũng như viết báo cáo đã được tiến hành tại Cần Thơ. 3.1.2 Địa đim nghiên cu Ho Phong 1 2 3 4 8 10 12 15 18 20 23 27

Hình 3.1: Sơđồ thu mẫu khu vực tỉnh Bạc Liêu

Các chỉ tiêu thủy lý hóa và nguồn lợi tôm được khảo sát trên 4 tuyến sông chính (bắt đầu từ cửa sông Gành Hào). Vị trí của các điểm khảo sát được xác định bằng máy định vị GPS. Cụ thể các tuyến sông đã khảo sát là:

§ Tuyến sông chính từ cửa sông Gành Hào đến đập Hộ Phòng (D01, D02, D03).

§ Tuyến sông chính từ Hộ Phòng đến Chủ Chí (D04, D08, D10). § Tuyến sông chính từ Chủ Chí đến Kênh Tám Ngàn (D12, D15, D18). § Tuyến sông chính từ Chủ Chí đến Ninh Quới (D20, D23, D27).

Vị trí các điểm thu mẫu D01, D02, D03, D04, D08, D10, D12, D15, D18, D20, D23, D27 xem Phụ lục A.3

3.2 Phương pháp nghiên cu

3.2.1 Các ch tiêu thy lý hóa

Đã tiến hành khảo sát các chỉ tiêu gồm: Nhiệt độ nước, pH, DO, Độ mặn, H2S, NH4+, PO43-. Các chỉ tiêu thủy lý đo tại hiện trường và các chỉ tiêu thủy hóa thu mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm.

Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu thủy lý hóa là: § Nhiệt độ nước (oC): đo bằng nhiệt kế tại hiện trường. § pH: đo bằng pH kế tại hiện trường.

§ Oxy hòa tan (DO) (mg/l): phân tích bằng phương pháp Winkler. § Nồng độ muối (‰): đo bằng Khúc xạ kế tại hiện trường.

§ Ammonia (NH4+) (mg/l): Phân tích bằng phương pháp Indo-phenol blue. § Lân hòa tan (PO43-) (mg/l): Phân tích bằng phương pháp Molypdat- ascorbie.

§ H2S (mg/l): phân tích bằng phương pháp chuẩn độ Iodine. § Độ trong (cm): đo bằng đĩa Sechi.

3.2.2 Thu mu ngun li tôm

Ngư cụ đã dùng để thu mẫu nguồn lợi tôm là lưới cào rường đối với các tuyến sông lớn (rộng miệng lưới là 4 m, chiều cao 1 m, kích thước mắc lưới là 2a = 25 mm và kích thước mắt lưới ở phần đụt là 2a = 15 mm).

Tổng số mẻ lưới thu trên 4 tuyến sông là 12 mẻ. Khi thả lưới đồng thời cũng tiến hành đo lưu tốc dòng chảy, thời gian thả lưới, từ đó tính sản lượng của từng mẻ trên ngư cụ đánh bắt (CPUE/m3

).

Xử lý và cố định mẫu: bằng formol 10% ghi nhãn cẩn thận đem về phòng thí nghiệm để phân tích định danh.

Các chỉ tiêu hình thái dùng để nghiên cứu đặc điểm phân loại: § Hình dạng chủy và công thức răng chủy.

§ Các gai, gờ, rảnh diện trên giáp đầu ngực.

§ Cấu tạo của chân ngực và các đốt trên chân ngực. § Mô tả màu sắc sống của tôm.

Tài liệu dùng để tra cứu định loại: dựa vào tài liệu định loại chủ yếu. - Nguyễn Văn Thường, 1999. Giáo trình Ngư Loại II .

- Đăng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2001. Động vật chí 5-Giáp xác nước ngọt. - Nguyễn Văn Chung và cộng tác viên, 2000. Động vật chí 1-Tôm biển.

- Thái Thanh Dương và cộng tác viên, 2003. Một số loài giáp xác thường gặp ở Việt Nam.

- Trương Văn Mai, 1996. Điều tra thành phần loài và phân bố của Tôm Họ

Palaemonidea trên tuyến sông Hậu từ Châu Phú đến Long Phú. Luận văn tốt nghiệp.

- Trương Thị Kiều, 2005. Điều tra thành phân loài và phân bố tôm biển

Penaeodea ở vùng ven biển Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp.

- Dương Duy Phương, 2005. Điều tra thành phân loài và phân bố tôm biển

Penaeodea ở vùng ven biển Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp. Đụt

Viền Chì

Nguồn http// www.google.com.vn

Hình 3.2: Lưới cào Rường

3.3 Phương pháp phân tích s liu

Các số liệu về môi trường nước được xử lý bằng phần mền Win Phus 3.0. Số liệu nguồn lợi được xử lý dựa vào các phần mềm Microsoft Excel. Các số liệu được xử lý dưới hình thức vẽ biểu đồ để so sánh giữa các đợt thu mẫu. Riêng sản lượng trên đơn vị đánh bắt bằng lưới cào rường được tính theo Võ Thành Toàn và Chheng Phen (2005).

Nếu thả lưới ngược dòng chảy: A = (L*S) + V Nếu thả lưới cùng dòng chảy:

A = (L*S) - V

Sản lượng trên đơn vị đánh bắt bằng ngư cụ khai thác tính theo số lượng cá thể xuất hiện.

CPUE = TN /A (con/m3)

Sản lượng trên đơn vị đánh bắt bằng ngư cụ khai thác tính theo khối lượng.

CPUE = TW / A (g/m3)

Với A: Tổng lưu lượng nước chảy qua lưới. L: Quảng đường kéo lưới.

S: Tiết diện của lưới.

V: Thể tích thực của nước qua lưới. TN: Tổng số cá thể đánh bắt được.

TW: Tổng khối lượng cá thể đánh bắt được.

CHƯƠNG 4

KT QU - THO LUN

4.1 Kết quđặc đim môi trường qua các khu vc kho sát

4.1.1 Nhit độ (oC)

Ảnh hưởng của nhiệt độ nước trong thủy vực đối với thủy sinh vật là rất lớn, có tính chất quyết định đối với đời sống thủy sinh vật. Nhiệt độ tác động tới sự trao đổi chất do đó nó ảnh hưởng tới nhịp độ sinh sản và phát triển thủy sinh vật. Ngoài ra chế độ nhiệt độ trong thủy vực quyết định sự phân bố theo vĩ độ, theo thủy vực của thủy sinh vật, làm biến đổi thành phần loài theo mùa, theo độ sâu. Nhiệt độ còn là nhân tố quan trọng quyết định biến động số lượng của thủy sinh vật trong thủy vực (Đặng Ngọc Thanh, 1974).

Kết quả sát về nhiệt độ môi trường nước qua các đợt thu mẫu được trình bày qua Hình 4.1.1 và Hình 4.1.2

Hình 4.1.1: Biến động nhiệt độ vào tháng 3

Hình 4.1.2: Biến động nhiệt độ vào tháng 6

Qua khảo sát cho thấy sự biến động nhiệt độ giữa các điểm theo từng đợt khảo sát không cao và có phần ổn định; biên độ dao động nhỏ trong khoảng cho phép. Nếu so sánh giữa đợt I (tháng 3) và đợt II (tháng 6) thì nhiệt độ đợt II (tháng 6) có phần cao hơn (đợt I (tháng 3) dao động từ 28,4-31,5o

C; đợt II (tháng 6) dao động từ 29,8-31,9oC). Tuy nhiên, chỉ riêng các điểm D01, D02, D03 thuộc tuyến sông Gành Hào - Hộ Phòng vào đợt II (tháng 6) có nhiệt độ thấp hơn đợt I (tháng 3); điểm biến động nhiều nhất là D03 (Phụ lục A.1). Sự biến động này là do ảnh hưởng của thời gian thu mẫu. Vào đợt I (tháng 3) thời gian thu mẫu là lúc giữa trưa (từ 12 giờ đến 1 giờ). Vào đợt II (tháng 6) thời gian thu mẫu sớm hơn khoảng 8 giờ đến 10 giờ, thời tiết mát.

Ngoài ra nhiệt độ cả 2 đợt thu mẫu năm 2006 cao hơn 2 đợt (tháng 3 và tháng 6) của năm 2005. Theo Võ Thành Toàn (2005) thì nhiệt độ nước khảo sát năm 2005 dao động từ 25,8-30,5 oC. Như vậy nhiệt độ ngày càng tăng và đây chính là xu thế chung. Do hậu quả của việc khai thác và sử dụng tài nguyên quá mức đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến bầu khí quyển làm nhiệt độ trái đất ngày càng tăng.

Nhìn chung sự biến động nhiệt độ ở trên hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu Bạc Liêu và rất thuận lợi chỉ sự phát triển của các thủy sinh vật trong thủy vực.

4.1.2 pH

pH của nước trong thủy vực và thủy sinh vật có quan hệ qua lại rất mật thiết. Hoạt động sống của thủy sinh vật (quang hợp, hô hấp) làm thay đổi độ pH của nước trong thủy vực. Ngược lại pH của nước ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phân bố và hoạt động sống của thủy sinh vật (sinh sản, hô hấp) (Đặng Ngọc Thanh, 1974).

Qua khảo sát nhận thấy độ pH giữa các điểm của các tuyến sông dao động không cao. Đợt I (tháng 3) pH thấp nhất là 6,94 ở D12 (tuyến Chủ Chí - Kênh Tám Ngàn), cao nhất là 7,86 ở D04 (tuyến Hộ Phòng - Chủ Chí). Đợt II (tháng 6) pH thấp nhất là 6,99 ở D20 (tuyến Chủ Chí - Ninh Quới), cao nhất 7,17 ở D23 (tuyến Chủ Chí - Ninh Quới).

Kết quả cho thấy pH của đợt II (tháng 6) giảm so với đợt I (tháng 3) nhưng độ chênh lệch pH giữa hai đợt không nhiều. Với tính chất ở ĐBSCL, vào mùa khô (tháng 3) ruộng đồng thường bị khô nứt tạo điều kiện cho quá trình oxy hoá đất phèn, khi đến đầu mùa mưa (tháng 6) nước mưa sẽ rửa trôi phèn từ đồng ruộng dẫn đến pH giảm thấp nhưng kết quả pH của đợt II (tháng 6) khảo sát được không thấp. Do thời gian thu mẫu gần cuối tháng và trước đó một tuần cống Hộ Phòng được mở nên đã có sự trao đổi nước dẫn đến pH tăng lên và ổn định hơn.

So với kết quả khảo sát của Võ Thành Toàn (2005) thì hàm lượng pH tháng 3 năm 2006 cao hơn tháng 3 năm 2005, tháng 6 năm 2006 thấp hơn tháng 6 năm 2005 nhưng pH chỉ dao động trong khoảng từ 7-8 nên không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi. Tóm lại sự biến động này chỉ là do ảnh hưởng của quá trình thu mẫu và thời gian thu mẫu trùng với thời gian mở đập.

Nhìn chung, pH môi trường nước tại các điểm nghiên cứu biến động trong khoảng 6,5-9; đây là ngưỡng thích hợp cho các loài tôm, cá và các thủy sinh vật phát triển rất tốt (Trương Quốc Phú, 2002).

Hình 4.2.1: Biến động pH vào tháng 3 Hình 4.2.2: Biến động pH vào tháng 6

4.1.3 Độ mn

Kết quả khảo sát cho thấy độ mặn có nhiều biến động. Vào đợt I (tháng 3) độ mặn ở D18 thuộc tuyến Chủ Chí - Kênh Tám Ngàn cao nhất là 32,1‰ và thấp nhất ở D10 thuộc tuyến Hộ Phòng - Chủ Chí là 0,3‰. Đối với tuyến Hộ Phòng - Chủ Chí độ mặn trung bình 2,77‰, thấp hơn rất nhiều so với các tuyến sông khác, do vào thời điểm thu mẫu đập Hộ Phòng chưa mở. Một tháng cống mở 2 lần mỗi lần 3 ngày để phục vụ cho người dân nuôi tôm. Sau khi cống mở, độ mặn thu ở các tuyến sông ổn định chỉ riêng tuyến Chủ Chí - Ninh Quới độ mặn có sự biến động lớn từ 5,6-25,5‰. Điều này là do tuyến sông Chủ Chí - Ninh Quới rất dài và ta chia điểm thu mẫu cách nhau rất xa, mỗi điểm cách nhau 10 m và điểm cuối tuyến này (D27) gần đi sâu vào tuyến nội đồng nên độ mặn thấp.

Đợt II (tháng 6) độ mặn giảm thấp hơn so với đợt I (tháng 3). Do đợt II (tháng 6) là tháng mưa và khoảng thời gian thu mẫu là lúc cống Hộ Phòng đóng nên không có sự trao đổi nước từ biển vào. Nhưng xét riêng sự biến động giữa các

Hình 4.3.1: Biến động độ mặn vào tháng 3

Hình 4.3.2: Biến động độ mặn vào tháng 6

điểm khảo sát trong đợt II (tháng 6) thì sự biến động này không cao (Phu lục A.2) chỉ có điểm D27 (tuyến Chủ Chí - Ninh Quới) thấp.

Như vậy độ mặn của nước ở các tuyến sông khảo sát biến động theo nguồn nước cung cấp. Các tuyến sông gần đập thì độ mặn cao, đi sâu vào nội đồng độ nặm thấp hơn.

4.1.4 Độ trong

Độ trong của môi trường nước phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng, phiêu sinh thực vật, màu sắc của nước… và chính các phân tử này ảnh hưởng sự xuyên qua của ánh sáng nên khắp nơi trong môi trường nước tầng quang hợp bị giới hạn bởi một độ sâu nhất định (Đặng Ngọc Thanh, 1974).

Độ trong giữa các điểm khảo sát vào đợt I (tháng 3) có nhiều biến động. Tuyến sông Hộ Phòng - Chủ Chí có độ trong cao nhất nhưng vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Vì vào thời điểm thu mẫu, đập Hộ Phòng chưa mở nên tuyến Hộ Phòng - Chủ Chí ít bị ảnh hưởng phù sa. Ngoài tuyến Gành Hào - Hộ Phòng độ trong có sự biến động lớn giữa các điểm thu mẫu. Điểm D03 có độ trong nhỏ hơn các điểm D04, D02 là D03 nằm sát ngoài đập Hộ Phòng và thời điểm thu mẫu trùng với thời điểm mở đập. Dòng chảy D03 (tuyến Gành Hào - Hộ Phòng) mạnh (dòng chảy trung bình là 0,3 m/s) khi đi qua đập có tiết diện nhỏ càng làm tăng tốc độ của dòng chảy nên nền đáy ở lưu vực này luôn bị khuấy động. Các thủy vực còn lại có độ trong gần bằng nhau và nằm trong khoảng thích hợp.

Hình 4.4.1: Biến động độ trong vào tháng 3

Độ trong đợt II (tháng 6) ổn định hơn giữa các điểm khảo sát và không biến động nhiều so với đợt I (tháng 3). Do thời gian thu mẫu ở đợt II (tháng 6) ngay lúc đập Hộ Phòng đóng nên độ trong ở các điểm khảo sát ít bị tác động của dòng chảy. Nhưng độ trong trung bình của tuyến sông Gành Hào - Hộ Phòng vào đợt II (tháng 6) cao hơn đợt I (tháng 3) là do không ảnh hưởng của dòng nước từ nội đồng đỗ ra; còn các điểm khảo sát ở tuyến sông trong đập ít bị ảnh hưởng của dòng nước từ biển đỗ vào nên độ trong biến động ổn định.

So với kết quả nghiên cứu của Võ Thành Toàn (2005), độ trong khảo sát được cũng không dao động nhiều, không ảnh hưởng môi trường.

4.1.5 Oxy hòa tan

Oxy hòa tan là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường nước. Nó rất cần đối với đời sống sinh vật. Trong môi trường nước hàm lượng oxy hòa tan được bổ sung và duy trì từ hai quá trình cơ bản, quá trình quang hợp của thực vật và quá trình xâm nhập từ không khí, do vậy sự tác động của quá trình động lực tại mỗi vùng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hàm lượng và độ bão hoà oxy trong nước (Nguyễn Trường Sơn, 2003).

Hình 4.5.1: Biến động oxy hoà tan tháng 3 Hình 4.4.2: Biến động độ trong vào tháng 6

Qua kết quả khảo sát, hàm lượng oxy hòa tan ở các điểm vào đợt I (tháng 3) khá cao (trung bình là 5,27 mg/l ± 1,55 mg/l), chỉ riêng các điểm D20, D23 thuộc tuyến Chủ Chí - Ninh Quới thấp hơn so với các điểm khác. Điểm D20, D23 oxy hòa tan thấp là vì hàm lượng chất lơ lửng cao, điểm thu mẫu gần với chợ nên có nhiều chất bẩn, rác thải và hàm lượng H2S cao. Đợt II (tháng 6) hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn so với đợt I (tháng 3). Hàm lượng oxy hòa tan giữa các điểm dao động từ 3,25-5,16 mg/l (trung bình là 4,19 mg/l ± 0,67mg/l) và các điểm D20, D23 luôn có giá trị thấp hơn so với các điểm khác. Vì đập bị đóng, ít có sự trao đổi nguồn nước và ảnh hưởng của độ mặn nên các lớp nước bề mặt ít bị xáo trộn dẫn đến quá trình xâm nhập oxy từ không khí vào nước ít hơn; thêm vào đó các chất thải từ đồng ruộng và khu dân cư đỗ ra sông vẫn không giảm. Các chất ô nhiễm khi phân hủy chúng sẽ làm giảm một hàm lượng lớn oxy hào tan trong nước. Chính vì vậy mà hàm lượng oxy hòa tan trong đợt II (tháng 6) đã giảm.

Như vậy cả hai đợt khảo sát cho thấy hàm lượng oxy hòa tan có giảm nhưng không vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng oxy hòa tan ở các tuyến sông khảo sát đều lớn hơn 3 mg/l, là điều kiện rất thuận lợi cho tôm cá phát triển.

4.1.6 H2S

H2S là khí độc trực tiếp hay gián tiếp gây tác hại cho thủy sinh vật. Có những thủy sinh vật chết ở nồng độ H2S rất nhỏ. H2S còn làm giảm hàm lượng oxy trong nước, thu hẹp diện tích hoạt động bắt mồi của thủy sinh vật trong thủy vực (Đặng Ngọc Thanh, 1974).

Hình 4.5.2: Biến động oxy hoà tan tháng 6

Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng H2S của 2 đợt đều biến động trong phạm vi cho phép <0,03 mg/l và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn lợi. Chỉ riêng các tuyến Chủ Chí - Ninh Quới, Chủ Chí - Kênh Tám

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần loài tôm phân bố ở huyện giá rai tỉnh bạc liêu (Trang 25)