Khái niệm chung:
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc thêm vào hỗn hợp một cấu tử phân ly có độ bay hơi lớn hơn độ bay hơi của các cấu tử có trong hỗn hợp. Chúng có tác dụng làm thay đổi độ bay hơi tương đối của các cấu tử có trong hỗn hợp. Thêm vào đó nó tạo thành với cấu tử dễ bay hơi (hay cả hai cấu tử) dung dịch đẳng phí có độ bay hơi lớn. Kết quả sản phẩm đỉnh tháp là hỗn hợp đẳng phí và sản phẩm đáy là cấu tửở dạng nguyên chất. Phương pháp này tiện lợi và tiết kiện trong trường hợp cấu tử phân ly không tan vào cấu tử dễ bay hơi hoặc cả hai cấu tử.
Hình 5: Chưng luyện đẳng phí
1. Tháp chưng 1 3. Thiết bị trích ly 2. Thiết bị ngưng tụ 4. Tháp chưng 2
Quá trình được thực hiện như sau: hỗn hợp đẳng phí rượu Ethanol – Nước cùng với lượng benzen được tính trước đi vào tháp 1 được đun nóng bằng hơi gián tiếp ở đáy. Hỗn hợp ba cấu tử bay lên kéo theo lượng nước chứa trong Ethanol và Benzen sau khi ngưng tụ và làm lạnh ở 2, hỗn hợp đi vào thiết bị phân ly 3, ở đây Benzen được phân lớp và quay lại tháp 1, phần nước có lẫn rượu đi vào tháp chưng 4 nhằm thu hồi lại lượng nước đó. Khác với tháp 1, tháp 4 được cấp hơi nước trực tiếp , hơi rượu bay lên một phần đi vào tháp 1, phần còn lại hồi lưu về tháp 4, sản phẩm đáy đưa ra ngoài.
Tác nhân tách có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình, khi thêm tác nhân tách sẽ làm giảm nồng độ của các cấu tử trong hỗn hợp đầu và làm yếu sự tương tác giữa chúng.
- Thay đổi độ bay hơi tương đối của các cấu tử do sự khác nhau về cường độ lực tác dụng (cường độ tương tác của tác nhân tách với cấu tử ban đầu)
- Làm giảm cường độ tác dụng giữa các cấu tử của hỗn hợp đầu. Do vậy tác nhân tách phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
Dễ hoàn nguyên cấu tử tách Rẻ, dễ kiếm, an toàn Không có phản ứng hóa học
Không gây ăn mòn thiết bị, không bị nhiệt phân