Xem Đảng Cộngsản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NxbCTQG,H.20; tr 65.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập triết học (Trang 52 - 56)

- Ý nghĩa phương pháp luận:

1 Xem Đảng Cộngsản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NxbCTQG,H.20; tr 65.

Thứ ba, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch, điều hành phát triển kinh tế

theo cơ chế thị trường.

Thứ tư, chú ý đặc biệt trong việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ bảo

đảm phát triển lành mạnh nền kinh tế.

Thứ năm, tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường. Thực

hiện tốt năm giải pháp này sẽ góp phần trực tiếp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới kinh tế giai đoạn hiện nay.

3. Quan điểm của Đảng về đổi mới chính trị

- Thực chất đổi mới chính trị.

"Đổi mới chính trị" qua các văn kiện của Đảng được hiểu là đổi mới tư duy chính trị về CNXH; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị, trước hết là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước XHCN nhằm giữ vững ổn định chính trị để xây dựng chế độ XHCN ngày càng vững mạnh; thực hiện tốt nền dân chủ XHCN nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và phát triển kinh tế-xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong quá trình đổi mới, Đảng ta cho rằng ổn định chính trị không có nghĩa là bảo thủ, trì trệ, ngược lại nó có vai trò quan trọng đảm bảo điều kiện cho các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, xã hội được đổi mới, phát triển, làm cho quá trình đổi mới trở nên toàn diện hơn. Ổn định chính trị cũng đồng thời góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình đổi mới đất nước.

Để giữ vững ổn định chính trị, tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (3-1989) quyết định các nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo toàn bộ quá trình đổi mới theo đúng định hướng XHCN: "Đổi mới tư duy là nhằm khắc phục những quan niệm không đúng, làm phong phú những quan niệm đúng về thời đại, về chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo vào phát triển chứ không phải xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin".

- Thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra trong đổi mới chính trị.

Thành tựu cơ bản của đổi mới chính trị ở nước ta những năm qua là nền chính

lãnh đạo của Đảng ngày càng được tăng cường và mở rộng, Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân được xây dựng ngày càng vững mạnh; nền dân chủ XHCN ngày càng được củng cố, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân...

Đại hội XI của Đảng thẳng thắn nhìn nhận về hạn chế trong đổi mới chính trị so với đổi mới kinh tế. Đó là những hạn chế: “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chuyển biến chậm”1; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước”2; “Công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục”3. Hệ thống chính trị cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Nền hành chính nhà nước chậm được cải cách đã hạn chế hiệu quả, hiệu lực quản lý trên nhiều lĩnh vực, gây nhiều vướng mắc, phifn hà cho tổ chức và công dân. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Thể chế, luật pháp về quản lý tài chính công tuy có đổi mới, những còn nhiều bất cập.

Những hạn chế của đổi mới chính trị trong mối quan hệ với đổi mới kinh tế này đã cản trở qúa trình đổi mới chính trị, đồng thời cũng cản trở kinh tế, thậm chí kìm hãm kinh tế phát triển theo hướng lành mạnh.

Vấn đề đặt ra trong đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay là:

Thứ nhất, cần làm rõ hơn định hướng XHCN của sự phát triển đất nước theo

tinh thần những đặc trưng của CNXH đã nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng để thống nhất nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị và trong nhân dân.

Thứ hai, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng tổ chức để khắc

phục sự mất uy tín, lòng tin với một số tổ chức cơ sở Đảng trong thời gian qua. Thực hiện tốt công tác tư tưởng của Đảng để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới.

Thứ ba, làm rõ những đặc trưng bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN ở

nước ta, để có được phương hướng và cách thức xây dựng phù hợp với truyền thống chính trị và yêu cầu của hội nhập quốc tế.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NxbCTQG,H.2011; tr.179.

Thứ tư, ngăn chặn được tình trạng tham nhũng ngày càng có diễn biến phức

tạp như hiện nay, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao uy tín, chất lượng và năng lực của hệ thống chính trị.

- Để đổi mới chính trị trong điều kiện hiện nay cầm làm gì?

Đại hội XI của Đảng tập trung ba lĩnh vực cơ bản, trọng yếu. Một là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Hai là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Ba là, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ

cương. Đây là ba lĩnh vực cơ bản, trọng yếu mang tính đột phá trong đổi mới chính trị mà Đại hội XI của Đảng xác định. Trong đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là cấp thiết và hàng đầu.

Về đối mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Đại hội XI chủ trương:

Thứ nhất, rà soát, bổ sung, điều chỉnh, ban hành mới, xây dựng đồng bộ hệ

thống các quy chế, quy định, quy trình công tác để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.

Thứ hai, khắc phục tình trạng Đảng bao biện làm thay, hoặc buông lỏng lãnh

đạo các cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ ba, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể nhân dân.

Thứ tư, đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của

Đảng từ trung ương đến địa phương cơ sở; cải cách thủ tục hành chính trong Đảng.

Thứ năm, đổi mới cách ra nghị quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết, kiểm tra,

sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết. Năm chủ trương này liên hệ, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Thực hiện tốt năm chủ trương này sẽ đổi mới được trên thực tế phương thức lãnh đạo của Đảng.

Đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Đại hội XI của Đảng

chủ trương:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Thứ hai, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp

ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Thứ tư, tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham

nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt bốn chủ trương này sẽ trực tiếp góp phần củng cố xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Đối với việc mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Đại hội XI chủ trương:

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, trước hết là

thực hiện dân chủ trong Đảng.

Thứ hai, có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của

mình; chống tập trung, quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức.

Thứ ba, phát huy dân chủ đi đôi với đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ

cương; phê phán, nghiêm trị hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ vì mục đích xấu.

Điều quan trọng cần lưu ý là Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh phải lấy mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển”1 nói chung, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta nói riêng. Tiêu chí này chỉ rõ mục đích của đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị của Đảng ta. Đây cũng là nguyên tắc bất di bất dịch trong giải quyết quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta mà Đại hội XI của Đảng yêu cầu.

4. Quan điểm của Đảng về về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.

- Quan điểm của các kỳ Đại hội và Hội nghị Trung ương.

Về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá VI đã chỉ rõ: "Chúng ta tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị. Không thể tiến hành cải cách hệ thống chính trị một cách vội vã khi chưa đủ căn cứ, mở rộng dân chủ không có giới hạn, không có mục tiêu cụ thể và không đi đôi với tập trung thì dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, gây thiệt hại cho sự nghiệp đổi mới" 2. Một bước đi cực kỳ đúng đắn và thể hiện được bản lĩnh chính trị của Đảng ta biểu hiện bằng nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (8-1989) về công tác tư tưởng trong bối cảnh quốc tế vô cùng phức tạp khi đó: “Chế độ chính trị của chúng ta là chế độ làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng... Chúng ta không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên chính trị, không để cho các tổ chức chống đối chủ nghĩa xã hội ra đời và hoạt động, không coi việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần là thực hiện chủ trương đa nguyên về kinh tế" 2.

1Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NxbCTQG,H.2011; tr.100.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập triết học (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w