khai ứng dụng E-marketing cho sản phẩm gạo An Gia
STT Công việc Thời gian Người thực
hiện
Cách thực
hiện Chi phí
(1.000 đồng)
1 Lên kế hoạch thực hiện và dự trù ngân sách 06-08/2008 Bộ phận phụ trách CNTT và Marketing 2 Nâng cấp website 08-10/2008 Bộ phận phụ trách CNTT Thuê ngoài kết hợp với tự làm. 3.000
3 Mua sắm thêm máy
tính, điện thoại, máy fax,… cho các cửa hàng 10/2008 Bộ phận phụ trách CNTT và Marketing Liên hệ tại các công ty máy tính trong và ngoài tỉnh 23.000
4 Thuê bao internet cho các cửa hàng, đại lý của An Gia 11/2008 Bộ phận phụ trách CNTT Liên hệ với các nhà cung cấp thuê bao internet trong TP 5 Tuyển dụng nhân sự cho bộ phận CNTT và Marketing 11/2008 Bộ phận phụ trách CNTT và Marketing Đăng thông báo tuyển dụng và sắp xếp phỏng vấn 1.200
6 Đào tạo nhân sự mới tuyển dụng 12/2008 Bộ phận phụ trách CNTT và Bộ phận phụ trách CNTT và Marketing
Marketing ti ến hành đào tạo nhân viên mới kết hợp với cử đi học các lớp bên ngoài 7 Thử nghiệm website giao dịch 01-03/2009 Bộ phận phụ trách CNTT Kích hoạt và theo dõi 1.500
Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh Trang 61
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN 6.1 Kết luận
Qua quá trình xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho sản phẩm gạo nội địa của công ty Angimex chúng ta thấy có nhiều nét khác biệt so với kế hoạch marketing truyền thống. Quá trình này theo trình tự phân tích môi trường E-marketing, từ đó thiết lập những mục tiêu có khả thi rồi đến xây dựng E-marketing chiến lược, bước quan trọng tiếp theo là kế hoạch 4P và cuối cùng là bước ước lượng hiệu quả. Công ty Angimex là công ty có kinh nghiệp lâu năm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh gạo và hiện công ty đang tiến hành cho ra đời và xây dựng thương hiệu gạo mang tên An Gia, yếu tố này kết hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có là nền tảng tiến hành hoạt động E-marketing cho gạo An Gia được thuận lợi hơn.
Đề tài này góp phần quan trọng trong kế hoạch marketing cho sản phẩm gạo của công ty tại thị trường nội địa trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Thông qua kế hoạch E-marketing công ty có thể lựa chọn những giải pháp, chiến lược marketing
Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh Trang 63
hiệu quả nhằm phát triển thị trường, gia tăng khách hàng và góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu gạo An Gia của công ty.
Qua quá trình phân tích chiến lược và xây dựng kế hoạch E-marketing cho ta thấy về cơ bản kế hoạch này vẫn dựa trên nền tảng 4p trong marketing, song điểm mới l à 4p này có sự bổ trợ của của các phương tiện điện tử và internet mà quan trọng nhất là thông qua website.
Kế hoạch sản phẩm:
Các nhãn hiệu gạo thuộc thương hiệu gạo An Gia gồm có 3 sản phẩm: Nàng Nhen, Lúa Mùa, OM. Trong đó sản phẩm gạo Lúa Mùa được xác định là sản phẩm chiến lược hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao nhất trong ba sản phẩm gạo của công ty.
Các dòng sản phẩm gạo An Gia đi vào phân khúc chất lượng cao và được sản xuất bước đầu áp dụng theo quy trình tiêu chuẩn GAP. Về cơ bản chất lượng của sản phẩm được công ty quản lý chặt chẽ trong từng khâu: thu mua, chế bi ến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển. Bên cạnh những đặc tính của sản phẩm trong marketing tryền thống thì khi đăng tải trên website công ty cũng thiết kế những âm thanh, hình ảnh, chuyển động,… bổ trợ cho sản phẩm.
Kế hoạch giá:
Kế hoạch giá của các dòng sản phẩm gạo An Gia bao gồm những mục ti êu định giá kết hợp với những nguyên tắc định giá, từ đó thiết lập được chu kỳ tăng giá cho từng sản phẩm qua các năm. Trong kế hoạch giá n ày thì sản phẩm gạo Lúa Mùa dẫn đầu về giá, tiếp đến là gạo Nàng Nhen và cuối cùng là gạo OM 4900.
Giá trên website giao dịch cũng cần phải linh động và mang tính cạnh tranh do yếu tố khách hàng có thể dễ dàng so sánh mức giá của nhiều thương hiệu gạo của nhiều công ty khác nhau.
Kế hoạch phân phối:
Đối với sản phẩm gạo là hàng hoá hữu hình, việc phân phối vẫn có thể sử dụng Internet và web để hỗ trợ để nâng cao hiệu quả thông qua thiết lập c ơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bên trong hệ thống phân phối; kiểm soát hàng hoá trong quá trình phân phối; mở rộng kênh phân phối đến các vùng địa lý mới (website thay cho các phòng trưng bày truyền thống). Đặc biệt khi ứng dụng E-marketing vào kế hoạch phân phối, công ty có thể triển khai đặt hàng trực tuyến thông qua website giao dịch www.angimex.com.vn và thiết lập các đại lý qua mạng một cách dễ d àng. Tuy nhiên việc giao hàng vẫn tiến hành theo cách truyền thống.
Kế hoạch xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh:
Đây là kế hoạch ứng dụng nhiều yếu tố E-marketing bao gồm việc thiết lập catalogue điện tử, tiến hành những giao dịch qua mạng và quan trọng nhất là quảng cáo trên internet thông qua website, email,…
Tuy nhiên để có thể triển khai kế hoạch E-marketing này được thành công thì công ty cần phải đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng TMĐT, đào tạo đội ngũ nhân sự có chuyên môn và năng lực cùng với việc phân bổ nguồn ngân sách phù hợp.
6.2 Hạn chế của đề tài Đề tài chưa đi sâu nghiên cứu kỹ thị trường người tiêu dùng gạo qua mạng. Dưới sự phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng của nó, văn hóa tiêu dùng mạng. Dưới sự phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng của nó, văn hóa tiêu dùng qua mạng ngày càng phổ biến. Các sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng có thể mua tại thị trường ảo như: các sản phẩm máy tính, sách, đĩa CD, đồ điện tử, các tour du lịch, dịch vụ kế toán, quảng cáo, bảo hiểm,nghiên cứu thị trường,…nhưng đối với việc mua sản phẩm gạo trực tuyến thì còn mới mẻ tại Việt Nam. Đề tài chưa đi sâu nghiên cứu về sự phù hợp của sản phẩm gạo với môi trường internet mà cụ thể là các yếu tố sau:
Sự khác biệt về giá của việc mua gạo trên mạng so với mua gạo thông thường; Mức độ mua thường xuyên của khách hàng;
Khả năng giới thiệu một cách đầy đủ về sản phẩm gạo, những dịch vụ cung cấp cho khách hàng;
Khối lượng thông tin cần thiết cho khách hàng để đưa ra quyết định mua sản phẩm gạo trên internet;
Khả năng cá biệt hóa sản phẩm gạo An Gia để phù hợp nhu cầu khách hàng.
Sự hạn chế này sẽ được khắc phục nếu như có sự đầu tư cho nghiên cứu đặc tính thị trường người tiêu dùng gạo trên internet và khả năng ứng dụng thành công TMĐT của công ty trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm gạo.
6.3 Đề xuất Công ty nên có chính sách phù hợp để có thể tạo điều kiện cho việc triển khai ứng dụng TMĐT cho sản phẩm gạo nội địa. Đặc biệt là việc đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo ứng dụng TMĐT cho sản phẩm gạo nội địa. Đặc biệt là việc đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực có đủ chuyên môn và năng lực đảm đương hoạt động kinh doanh trực tuyến sản phẩm gạo của công ty.
Bên cạnh đó công ty phải có kế hoạch nghiên cứu thị trường cho sản phẩm gạo của mình một cách cụ thể, kết hợp một cách đồng bộ có sự bổ trợ cho nhau giữa hoạt động marketing truyền thống và E-marketing cho gạo An Gia.
Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh 65 hịnh Trang 12