Sau khi xây dựng được sitemap, website giao dịch cho nhãn hiệu gạo nội địa của công ty Angimex được thiết kế với yêu cầu đảm bảo được hệ thống nhận diện thương
www.angimex.com.vn 5.3.6 Phân tích E-marketing chiến lược:
- Chiến lược sản phẩm Sản phẩm gạo nội địa của công ty là các nhãn hiệu thuộc thương hiệu gạo An Gia: gồm có: Neang Nhen, OM 4900 và Lúa mùa.
Hiện nay, hầu hết các nhãn hiệu sản phẩm gạo chất lượng cao trên thị trường đều có xu hướng đáp ứng được các đặc tính như: dẻo, thơm ngon, hạt dài, trắng,…Tuy nhiên, hiện nay với mức sống của người dân ngày càng cao, ngoài việc quan tâm đến những sản phẩm gạo ngon thì xu hướng lựa chọn những loại gạo sạch, an toàn đang trở thành mối quan tâm của người tiêu dùng. Khách hàng lo ngại vấn đề lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong gieo trồng nông sản có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, do đó vấn đề sức khỏe đang được người tiêu dùng ngày một chú trọng. Nắm bắt được xu hướng này Angimex sẽ xây dựng những dòng sản phẩm chất lượng cao mang thương hiệu An Gia và tập trung vào yếu tố sức khỏe cho người tiêu dùng, đây cũng sẽ trở thành xu hướng tất yếu của xã hội.
Do tập trung vào phân khúc mang lại sức khỏe và đảm bảo an toàn nên gạo An Gia phải có sản phẩm mang tính chiến lược để đảm bảo được các tiêu chuẩn trên. Trong ba loại gạo của công ty thì gạo từ Lúa Mùa có thời gian sinh trưởng lâu, được trồng ở vùng ngập nước và rất ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thế nên đây sẽ là sản phẩm chiến lược của công ty và dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi nhuận trong t ương lai. Để đảm bảo sản lượng cung ứng cho nhu cầu trong tương lai, công ty đã khoanh vùng nguyên liệu tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên và tiến hành ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với bà con nông dân. Bên cạnh đó các sản phẩm gạo còn lại cũng phải đảm bảo được những yếu tố an toàn chất lượng đúng phân khúc “sạch” nên vùng nguyên liệu canh tác sẽ được thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn GAP.
Chiến lược sản phẩm có ứng dụng E-marketing sẽ là những hoạt động thiết kế bao bì, logo, nhãn hiệu,…thật đặc sắc để đăng tải trên website kết hợp với những hình ảnh, âm thanh, video clip,…thật sinh động về sản phẩm gạo An Gia.
Hình 14: Chiến lược sản phẩm gạo An Gia - Chiến lược giá
Công ty chọn phân khúc sản phẩm gạo mang lại nhiều sức khỏe, đảm bảo an to àn, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho sản phẩm gạo của mình thế nên chi phí sản xuất cũng sẽ tăng lên. Đồng thời đây là sản phẩm gạo chất lượng cao, do đó công ty sẽ đi vào phân khúc giá cao (hình 15) nhưng không phải là cao nhất, vẫn phải đảm bảo được tính cạnh tranh. Cụ thể như sau:
Sản phẩm gạo Lúa Mùa được định giá cao nhất vì đây là loại gạo có thời gian sinh trưởng lâu và ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, do đó có thể xem gạo Lúa M ùa là sản phẩm cao cấp với đặc tính sạch, an tòan.
Tiếp theo là sản phẩm Neàng Nhen – là loại gạo đặc sản của An Giang, được định giá cao nhưng thấp hơn Lúa Mùa và thấp hơn gạo Kim Kê để có thể cạnh tranh được với gạo Kim Kê.
Cuối cùng là sản phẩm OM4900 được định giá dựa vào mức giá của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường nhằm mục đích thâm nhập thị trường cũng như mở rộng thị phần cho gạo An Gia.
Khi người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến gạo sạch ngày càng nhiều, các nhãn hiệu gạo An Gia sẽ tăng giá để đảm bảo là một nhãn gạo cao cấp về sức khỏe cũng như nâng cao vị thế cho cho thương hiệu An Gia.
Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
Khóa luận
TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh Trang 39
Đối với chính sách giá trên website được áp dụng có sự khác biệt so với giá bán bình thường bên ngoài. Do xu hướng và văn hóa mua sắm qua mạng ngày càng phổ biến nên khách hàng có điều kiện tham khảo mức giá của nhiều đơn vị cùng một lúc. Vì vậy giá trên website phải đảm bảo được tính cạnh tranh, tức là sẽ thấp hơn giá bán gạo An Gia bên ngoài để khuyến khích khách hàng mua hàng qua mạng, gia tăng lượng giao dịch trực tuyến. Đồng thời sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí văn phòng, chi phí cửa
Hình 15: Phân khúc giá của gạo An Gia7 và các đối thủ cạnh tranh
Phân khúc giá của ba loại gạo trong nhãn hiệu An Gia được thể hiện qua hình
Hình 16: Phân khúc giá của 3 dòng sản phẩm gạo An Gia - Chiến lược phân phối
7 Phân khúc tổng quát thương hiệu gạo An Gia hàng, nhân viên,…d ẫn tới giá th ành gi ảm.
Ch ất l ư ợng thấp Giá cao Giá th ấp Ch ất l ư ợng cao Nam Đô Sohafood Xuân Hông Mekong Kim Kê Tiền Giang An Gia sau: Giá cao Giá th ấp Ch ất l ư ợng cao Ch ất l ư ợng thấp Lúa Mùa Neang Nhen OM 4900
Hình 17: Hệ thống kênh phân phối gạo An Gia
Hệ thống kênh phân phối của công ty cho các sản phẩm gạo An Gia được thực hiện thông qua các kênh chính là: cửa hàng gạo An Gia của công ty, các cửa hàng cũng như các đại lý bán gạo và thông qua hệ thống các siêu thị để đến được ngưới tiêu dùng ( hình 17). Về cơ bản đây là những kênh ngắn nhất để phân phối sản phẩm đến với khách hàng, qua đó có thể giảm bớt được những khâu trung gian dẫn đến tiết kiệm đ ược chi phí. Riêng đối với một số tỉnh, công ty có hệ thống nh à phân phối, thông qua đó sản phẩm gạo sẽ được triển khai đến từng đại lý. Đối với việc ứng dụng E-marketing trong hoạt động phân phối thì cũng có sự bổ trợ của hệ thống đại lý ảo qua mạng. Các website mua bán trực tuyến này sẽ làm đại lý bán hàng qua mạng cho gạo An Gia và chúng ta sẽ phải trả một mức hoa hồng cho chương trình đại lý này.
- Chiến lược chiêu thị
Nhà phân phối Đại lý gạo
Cửa hàng gạo An Gia Nhà máy sản xuất gạo An Gia Người tiêu dùng Siêu thị
Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
Khóa luận
TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh Trang 41
Trước khi tung ra sản phẩm công ty tiến hành quảng cáo nhẹ làm bước đệm. Đồng thời đây cũng là giai đoạn chuẩn bị bước đầu cho các hoạt động quan hệ công chúng
(PR). Các hoạt động quảng cáo ngoài việc xúc tiến việc giới thiệu sản phẩm cũng l àm nhiệm vụ giới thiệu một công cụ quan trọng l à website của gạo An Gia. Tuy nhiên trong giai đoạn này website giao dịch sẽ chạy thử nghiệm và sẽ được phát triển thêm.
Trong giai đoạn giới thiệu công ty sẽ tiến hành quảng cáo và PR mạnh cho việc nhận thức sản phẩm. Vì đây là sản phẩm đi vào phân khúc “Sạch” nên vai trò của PR là rất quan trọng giúp hình thành cho khách hàng thói quen dùng những thực phẩm an toàn trong đó có gạo và kết hợp với các chương trình khuyến mãi, dùng thử sản phẩm. Dự tính giai đoạn tăng trưởng của sản phẩm gạo An Gia sẽ kéo dài. Trong giai đoạn này website gạo An Gia đã dần hoạt động một cách ổn định, bước đầu đã có cơ sở thông tin khách hàng, vì vậy đây cũng chính là lúc phải hoàn thiện dữ liệu E-marketing để hỗ trợ đắc lực hoạt động bán hàng trong giai đoạn tăng trưởng của sản phẩm.
Ở giai đoạn tăng trưởng lượng khách hàng phát triển mạnh, do đó để tận dụng được cơ hội trong giai đoạn này thì quảng cáo, PR và các hoạt động xúc tiến khác sẽ vẫn tiếp tục nhưng sẽ tập trung vào việc duy trì khách hàng mục tiêu. Trong giai đoạn này vai trò của dữ liệu E-marketing là rất quan trọng, nó giúp bộ phận marketing có nh ững chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng kịp thời và phù hợp. Đồng thời các dữ liệu Emarketing này cũng sẽ giúp cho website của gạo An Gia được truy cập nhiều hơn, từ đó có thể đẩy mạnh các giao dịch thông qua website.
Trong giai đoạn trưởng thành, lượng khách hàng đã đi vào ổn định, các hoạt động quảng cáo của công ty sẽ không mạnh như trước mà sẽ giảm đi và thay vào đó là các chương trình khuyến mãi. Đồng thời thông qua các hoạt động của E-marketing sẽ nhắc nhở và thuyết phục khách hàng nhằm duy trì lượng khách hàng hiện tại của công ty. Đây cũng là giai đoạn website giao dịch của công ty đã hoạt động khá ổn định và hiệu quả.
Cuối cùng là giai đoạn suy thoái, các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi đều giảm. Lúc này trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm gạo cạnh tranh cùng phân khúc với gạo An Gia, do đó lượng khách hàng mua gạo nội đại của công ty sẽ giảm. Công ty sẽ có chiến lược mới cho sản phẩm trong tương lai, do vậy cần củng cố website để chuẩn bị cho các sản phẩm mới của công ty.
5.4 Kế hoạch E-marketing hỗn hợp
Chi ến l ư ợc chi êu th ị kết hợp chu k ì s ống sản phẩm g ạo An Gia.
Quảng cáo nhẹ; Chuẩn bị bước đầu của PR, phát triển website giao dịch Quảng cáo và PR mạnh cho việc nhận thức sản phẩm và khuyến mãi dùng thử, hoàn thiện dataE marketing Quảng cáo/PR giảm; hạn chế khuyến mãi, củng cố website Quảng cáo giảm; Khuyến mãi, nhắc nhở và thuyết phục khách hàng Quảng cáo, PR duy trì lòng trung thành, Đẩy mạnh giao dịch trên Website Giớithiệu Tăngtrưởng Trưởngthành Suythoái
Hình 18: Chiến lược chiêu thị kết hợp chu kì sống sản phẩm gạo An Gia
5.4.1 Kế hoạch sản phẩm
+ Mô tả sản phẩm.
Sản phẩm gạo nội địa của công ty là các nhãn hiệu thuộc thương hiệu gạo An Gia: gồm có: Neàng Nhen (Nàng Nhen), OM4900 và Lúa mùa.
-Gạo Nàng Nhen
Nàng Nhen Thơm là tên gọi của một giống lúa cổ truyền có từ hàng trăm năm ở vùng đất mộc mạc Bảy Núi – An Giang. Giống lúa này có thời gian sinh trưởng khá dài, từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm.
Lúa Nàng Nhen Thơm được chăm sóc chủ yếu nhờ vào nguồn phân bón hữu cơ kết hợp với nguồn nước mưa tự nhiên. Do đó, Nàng Nhen Thơm đã tạo nên danh tiếng cho một loại gạo thuần chất, không nhiễm chất hóa học v à an toàn cho tất cả mọi người.
-Gạo Lúa Mùa
Lúa Mùa xuất hiện từ rất lâu đời, được trồng vào mùa nước lũ, nước ngập tới đâu cây lúa cao lên tới đó. Thời gian sinh trưởng khá dài, sau khi nước rút lúa mới trổ bông và chín. Với đặc điểm đó, không những các loại vi sinh, chất độc có hại đều bị n ước rửa trôi mà phù sa còn đem lại sự ngọt ngào cho hạt lúa chắc mẩm. Vì vậy cái tên "Lúa Mùa" đã được lưu truyền tới ngày nay với sự thuần khiết và rất an toàn cho sức khỏe. Hiện nay, diện tích trồng giống lúa sạch này còn lại rất ít ở vùng Tri Tôn - An Giang.
-Gạo OM4900:
Lúa OM4900 là loại lúa cho năng suất cao và được trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, gạo OM4900 có đặc tính thơm, dẻo, mềm có thể đáp ứng tốt nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng gạo hiện nay. Đây sẽ là sản phẩm chủ lực có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường với số lượng lớn và hứa hẹn mang lại doanh số cao cho công
ty.
+ Chất lượng sản phẩm:
Các dòng sản phẩm gạo An Gia đi vào phân khúc chất lượng cao và được sản xuất bước đầu áp dụng theo quy trình tiêu chuẩn GAP. Về cơ bản chất lượng của sản phẩm được công ty quản lý chặt chẽ trong từng khâu: thu mua, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển. Đối với mỗi dòng sản phẩm gạo của công ty đều có một bao bì riêng và để tạo sự tiện lợi cho khách hàng, công ty tiến hành đóng gói bao bì với nhiều mức trọng lượng khác nhau: 2 kg; 5 kg; 10 kg và 20 kg. Trên mỗi bao bì gạo của công ty đều có logo thương hiệu An Gia, tên sản phẩm, câu slogan, trọng lượng, thành phần, các chứng nhận chất lượng và địa chỉ công ty.
Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
Khóa luận
TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh Trang 43
Hình 19: Bao bì gạo Nàng Nhen (Mặt trước và sau)
Hình 20: Bao bì gạo OM4900Hình 21: Bao bì gạo Lúa Mùa - Logo trên bao bì của gạo An Gia:
Hình 22: Logo gạo An Gia
- Câu slogan của thương hiệu gạo An Gia: “Sức khỏe từ bữa cơm thuần khiết” + Những âm thanh, hình ảnh, chuyển động,… bổ trợ cho sản phẩm trên website. + Chu kỳ sống của sản phẩm gạo An Gia được thể hiện qua đồ thị sau:
5.4.2 Kế hoạch giá
Hình 23: Chu kỳ sống của gạo An Gia
Th ời gian
Giới thiệu Tăng trưởng Trưởng thành Suy thoái
Doanh thu
L ợi nhuận Doanh thu
+ Mục tiêu định giá gạo An Gia (mục tiêu này được thiết lập trong giai đoạn giới thiệu và tăng trưởng của chu kỳ sống của gạo An Gia)
Định giá cao nhất cho sản phẩm chiến lược là Lúa Mùa để tăng giá trị cho sản phẩm, chiếm thị phần cao cấp và thật sự sạch an toàn.
Sản phẩm Neàng Nhen vệ tinh cũng có giá hơi cao nhưng thấp hơn Lúa Mùa thể hiện sản phẩm đặc sản của tỉnh và vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu về thiếu hụt sản lượng.
Sản phẩm OM4900 được định giá cạnh tranh trên thị trường để thu hút phần đông khách hàng có sở thích phù hợp và chiếm lĩnh thị phần với sản lượng tương đối lớn. Giá tăng dần để nâng cao vị thế thương hiệu.
+ Chu kỳ giá
Chu kỳ tăng giá của loại gạo An Gia dựa trên cơ sở của tỷ lệ tăng giá của sản phẩm gạo trên thị trường và chỉ số giá tiêu dùng của ngành lương thực. Thời điểm dễ dàng tăng giá nhất là vào tháng Tết hàng năm, với tỷ lệ tăng giá bình quân 8% - 10%.
Hình 24: Chu kỳ tăng giá các dòng sản phẩm gạo An Gia
Từ năm 2004-2007 chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân là 9,28%, đến tháng 02/2008 là 6,02% và chỉ số giá lương thực tăng bình quân khá cao là 12,9%. Còn tỷ lệ tăng giá bình quân của gạo thường cũng khá cao khoảng 15% đến cuối năm 2007 v à vào tháng 02/2008 đã tăng 23%.
Nhu cầu đối với sản phẩm giảm dần khi giá tăng l ên, và mức giá tối ưu nhất là 12.800đ/kg và lợi nhuận đạt cao nhất, mức giá này rất tốt cho sản phẩm OM4900 cạnh tranh trên thị trường. Còn mức giá 14.000đ/kg cũng đem lại lợi nhuận khá cao v à được dùng cho sản phẩm Neàng Nhen, còn mức 15.000đ áp dụng cho sản phẩm chiến lược và thật sự sạch, tốt cho sức khỏe như gạo Lúa Mùa. Những mức giá trên là giá bán sỉ được áp dụng cho các nhà phân phối, siêu thị, cửa hàng và đại lý gạo của công ty.
Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
Khóa luận
TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh Trang 45
Hình 25: Biểu đồ CPI cả nước và CPI lương thực
Nguồn: tự tổng hợp + Những nguyên tắc trong định giá sản phẩm gạo An Gia
Giá sản phẩm chiến lược sẽ cao nhất, các sản phẩm vệ tinh khác tùy theo từng mục tiêu