Phân tích môi trường tác nghiệp của công ty ANGIMEX

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển e marketing ứng dụng ngành gạo (Trang 29 - 31)

thủ cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh của công ty Angimex trong lĩnh vực gạo nội địa là rất nhiều với những quy mô khác nhau. Song, có thể xét đến các đối thủ chính có ảnh h ưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh gạo nội địa của Angimex l à: Công ty TNHH Minh Cát Tấn, công ty lương thực Tiền Giang (Tigifood), Công ty lương thực Sông Hậu, công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực-thực phẩm Hà Nội. Cụ thể đặc điểm của từng đối thủ như sau:

+ Công ty TNHH Minh Cát Tấn

Trong hơn 3 năm qua, công ty Minh Cát T ấn với nhãn hiệu gạo Kim Kê xuất hiện và đã đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu rất độc đáo và ấn tượng, nhanh chóng tạo được uy tín cũng như tiếng vang tốt ở thị trường nội địa. Gạo Kim Kê đạt chứng nhận ISO: 9001: 2000 về quy trình sản xuất và chất lượng. Các loại sản phẩm gạo Kim Kê gồm có: gạo “Dẻo Mềm”, “Mềm Xốp”, “Thơm Dẻo”, “Dẻo Thơm”, “Đặc Biệt”, “Thượng Hạng”, “VIP” và gạo “Thực Dưỡng”. Tùy vào từng dòng sản phẩm mà công ty có mức giá bán khác nhau nhưng nhìn chung từ mức 10.500 – 17.000 đ.

Khách hàng mục tiêu của gạo Kim Kê tập trung vào giới công chức có thu nhập ổn định và những người có thu nhập khá trở lên với thị trường rộng ở các tỉnh thành như:

TP.HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nghệ An, Gia Lai, Cà Mau, Nha Trang, Cần Thơ, Bảo Lộc,…Với thông điệp gà vàng đứng trên cánh đồng lúa vàng, hướng về ánh mặt trời được in trên các bao bì gạo, thể hiện sự hạnh phúc, sum họp, thịnh v ượng, tự tin, chiến thắng.

Hiện nay Kim Kê đang sử dụng hệ thống kênh phân phối trực tiếp tại cửa hàng, đại lý gạo, tiếp thị tại nhà và hệ thống các siêu thị. Đây được xem là kênh phân phối mang lại hiệu quả cao trong hoạt động mở rộng thị tr ường cho Kim Kê.

Để nâng cao chất lượng cho các dòng sản phẩm gạo của mình, Kim Kê đang đầu tư xúc tiến chuỗi nông trường chuyên canh trồng lúa thuần chủng chất lượng cao theo quy trình GAP. Giống lúa do Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long cung cấp theo y êu cầu của công ty là 100% giống thuần chủng đề đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng của hạt gạo Kim Kê khi tung ra thị trường. Bên cạnh đó, Kim Kê còn được GS-TS Võ Tòng Xuân làm cố vấn chiến lược và kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn GAP.

Điểm mạnh: Kim Kê có một hệ thống thương hiệu, bán hàng chuyên nghiệp, mạng lưới phân phối rộng và có thị trường tiêu thụ nội địa mạnh (150tấn/tháng). Ngoài ra sản phẩm của Kim Kê rất đa dạng theo sở thích khách hàng và được chứng nhận “vì sức khỏe cộng động” (không có dư lượng thuốc trừ sâu) theo tiêu chuẩn Bộ y tế.

Được xem là đơn vị có kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu, công ty cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là internet cho việc quảng bá sản phẩm của mình. Công ty đã xây dựng một website riêng cho gạo Kim Kê với tên miền: www.kimke.com. Do đó, Kim Kê được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp mạnh nhất với thương hiệu gạo nội địa của công ty Angimex.

Điểm yếu: Bên cạnh những ưu điểm trên thì Kim Kê cũng còn một số điểm yếu như: hầu hết các bao bì đều không thể nhìn thấy được gạo bên trong, điều này khiến khách hàng khó khăn khi nhận dạng chất lượng gạo bằng kinh nghiệm bản thân. Vùng nguyên liệu ở xa

ANGIMEX

nhà máy chế biến gây khó khăn cho công tác quản lý và gia tăng chi phí. Đồng thời các dòng gạo không có tên gốc. Mặt khác, Kim Kê cũng chưa đầu tư nhiều trong khâu xây dựng hình ảnh thương hiệu.

+ Công ty lương thực Tiền Giang (Tigifood):

Các loại sản phẩm của Tigifood gồm có: Gạo “Hồng Hạc”, “Chín Con Rồng V àng”, “Nàng thơm chợ đào”, “Tài nguyên”, “Hương Việt”, “Thiên Nga”, “Bông Sen Vàng”, “Con Trâu Vàng”, “Hoa Mai Vàng” (Hương Lài) v ới giá cũng rất đa dạng từ 7.500 đến 12.0000 đồng. Những loại gạo của Tigifood có chất lượng khá và do với mức giá đưa ra như thế nên khách hàng của công ty nhắm tới rất đa dạng và mang tính đại trà. Bên cạnh đó, thị trường mà Tigifood nhắm tới là khu vực miền Nam mà cụ thể là TP.HCM, An Giang, Cần Thơ và một số tỉnh miền Tây với hệ thống kênh phân phối chủ yếu qua các siêu thị như Coop-Mart, Metro,…

Công ty đã chủ động bao tiêu vùng nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu rất lớn 15.000 ha.

Điểm mạnh: Tigifood được Tổng công ty lương thực Miền Nam đầu tư 140 tỷ đồng để thành lập cụm nhà máy chế biến lương thực với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại có công suất lớn. Đồng thời đây là một công ty lớn và lâu năm trong ngành gạo, được sự hỗ trợ của Tổng công ty lương thực Miền Nam, do đó tiềm năng tài chính của công ty khá mạnh, có thể đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu với quy mô lớn và ổn định.

Điểm yếu: Nhãn hiệu gạo của Tigifood hiện nay rất đa dạng-chính việc này đã làm cho khách hàng khó nhận dạng được những sản phẩm nổi bật cũng như thương hiệu của công ty. Cũng do yếu tố này mà khiến cho công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác quảng bá, xây dựng hình ảnh thương hiệu cho các sản phẩm gạo nội địa. Ngoài ra, Tigifood cũng ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm mà cụ thể là dưới hình thức đăng tải thông tin trên website www.tigifood.com.vn Song, hiện nay website này mới chỉ ở dạng website thông tin, khách hàng chưa thể tiến hành những giao dịch thông qua website này.

+ Công ty lương thực Sông Hậu.

Những sản phẩm gạo nội địa của công ty có thể kể đến như: Gạo thơm Bông bưởi, Bông Trạng Nguyên, Bông Sứ, Tây Đô, Đài Loan, Hương Lài, Thơm Thái, Thơm Mỹ, gạo Sữa, gạo CS2000 với mức giá cũng rất đa dạng từ 10.500 đến 12.500 đồng. Với mức giá này khách hàng mục tiêu của gạo Sông Hậu là những người có thu nhập khá trở lên. Thị trường cho sản phẩm gạo Sông Hậu cũng tương tự như của công ty lương thực Tiền Giang là TP.HCM, An Giang, Cần Thơ và một số tỉnh miền Tây và được phân phối thông qua hệ thống các siêu thị như: Coop-Mart, Citi-Mart, Metro Hưng Lợi...

Đây cũng là thành viên của Tổng công ty lương thực Miền Nam, do đó công ty có đủ tiềm lực để xây dựng một vùng nguyên liệu ổn định và đủ lớn với 4.500 ha.

Điểm mạnh: Đây là một công ty ty có bề dày trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh gạo, được đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại với công suất lớn. Bên cạnh đó phân khúc các sản phẩm gạo của công ty đi sâu vào yếu tố thơm, dẻo, mềm đúng nhu cầu thị trường. Nguồn nguyên liệu rất dồi dào và ổn định. Đặc biệt công ty được lãnh đạo TP.Cần Thơ và Thủ Tướng Chính Phủ chọn làm “Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”. Đây là cơ hội để công ty có thể nâng cao chất lượng cho sản phẩm gạo và mở rộng quy mô hoạt động.

Điểm yếu: Cũng như công ty lương thực Tiền Giang, gạo Sông Hậu cũng có quá nhiều nhãn hiệu, bao bì không có sự đồng nhất nên cũng rất khó khăn trong công tác xây dựng cho thương hiệu cho các sản phẩm gạo nội địa. Bên cạnh đó hệ thống kênh phân phối của công ty còn đơn điệu, hoạt động quảng bá cho sản phẩm gạo nội địa cũng chưa có gì nổi trội nên

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh Trang 23

ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Ngoài ra website của công ty hiện nay (www.sohaufood.com.vn) mới chỉ ở dạng website thông tin và công ty chưa có định hướng sẽ bán các sản phẩm của mình thông qua kênh websie.

+ Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực-thực phẩm Hà Nội:

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực-thực phẩm Hà Nội trước đây là thành viên của Tổng công ty lương thực miền Bắc. Công ty đã tiến hành cổ phần hóa ngày 01/04/2005, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lương thực, kinh doanh, chế biến và đóng gói và tiêu thụ các mặt hàng gạo chất lượng cao với chủng loại đa dạng như: Tám Xoan Hải Hậu, Thai’s King, Bắc Thơm, Tám Điện Biên, Nếp cái Hoa Vàng, Thạch Sanh, Cô Tấm, Nam Đô – Nhãn vàng,…Những dòng sản phẩm này thuộc hệ thống thương hiệu gạo Nam Đô. Công ty đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo của mình.

Đối với vùng nguyên liệu, công ty đã đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại Châu Đốc, An Giang với công suất chế biến khoảng

60.000 – 75.000 tấn/năm. Ngoài ra công ty còn có hai chi nhánh kinh doanh l ương thựcthực phẩm và chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng cao có khả năng cung cấp khoảng 5.000 – 7.000 tấn/năm.

Gạo chất lượng cao mang thương hiệu Nam Đô được phân phối tại các siêu thị và đại lý của công ty.

Điểm mạnh: Các sản phẩm gạo của công ty được công nhận trên thị trường, đạt huy chương vàng hội chợ thương mại Quốc Tế Việt Nam EXPO 2006 cho các sản phẩm Tám Xoan, Tám Điện Biên, Thai’s King. Huy chương vàng thương hi ệu Việt cho các sản phẩm gạo chất lượng cao an toàn thực phẩm: Tám Xoan Hải Hậu, Tám Điện Bi ên, Bắc Thơm, Nếp Cái Hoa Vàng, Thai’s King. Huy chương vàng Hội chợ thương mại Quốc Tế Việt Nam EXPO 2007 cho sản phẩm gạo Nam Đô – Nhãn Vàng.

Công ty có cửa hàng chuyên doanh riêng và hệ thống nhận dạng thương hiệu cho sản phẩm gạo Nam Đô. Công ty có bề dày trong ngành chế biến và kinh doanh gạo, có hệ thống máy móc hiện đại và khả năng tài chính mạnh đồng thời chủ động vùng nguyên liệu.

Điểm yếu: Là một đơn vị có nhiều nhãn gạo được người tiêu dùng ưa chuộng và phân phối tại các thành phố lớn, song công ty chưa chú trọng đến yếu tố quảng bá sản phẩm của mình thông qua website (www.namdo.com.vn) nên đây cũng chỉ là website thông tin. Đồng thời do thị trường rộng nên công ty cũng gặp khó khăn trong công tác quản lý hệ thống kênh phân phối. Bên cạnh đó nhà máy sản xuất lại ở xa nơi tiêu thụ cũng làm tăng chi phí vận chuyển.

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển e marketing ứng dụng ngành gạo (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)