Bảng 4.3: Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái hậu bị
Chỉ tiêu ĐVT CP40 (n=8) CP42 (n=9) X m X ± Cv (%) X m X ± Cv (%) Tuổi động dục lần đầu Ngày 179,75 a±2,98 5,45 178,44a±3,12 4,85 Khối lượng phối giống lần đầu Kg 136,13a±0,69 4,03 137,33a±0,41 2.39 Tuổi phối giống lần đầu Ngày 238,88 a±0,14 0,41 239,78a±0,14 0,46 Tuổi đẻ lứa đầu Ngày 352,50a±0,15 0,30 353,78a±0,14 0,31 Chu kỳ động dục Ngày 20,13a±0,16 5,59 20,00a±0,11 4,33 Thời gian mang
thai Ngày 114,38a±0,23 1,43 114,22a±0,15 1,04 Thời gian chờ phối Ngày 5,5a±0,11 8,21 5,11a±0,07 11,07 Khoảng cách lứa đẻ Ngày 144,98a±0,33 0,20 145,44a±0,28 1,34 TTTĂ/kg lợn
con cai sữa Kg 5,54a±0,03 3,46 5,68a±0,03 4,26
Ghi chú: cùng hàng ngang các số mang các chữ cái giống nhau thì không có sự sai khác thống kê (p> 0,05).
Tuổi đẻ lứa đầu có liên quan chặt chẽ với tuổi phối giống lần đầu, tỷ lệ đậu thai, các yếu tố ngoại cảnh bất lợi đều làm thay đổi tuổi đẻ lứa đầu, chỉ tiêu này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nếu
đưa vào khai thác quá sớm khi thể vóc phát triển chưa hoàn thiện thì số trứng rụng rất ít, dẫn tới số con đẻ ra ít, khối lượng sơ sinh thấp, dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh và dễ nhiễm bệnh nên tỷ lệ chết cao. Đặc biệt sự hao hụt của lợn nái lớn ảnh hưởng đến lứa đẻ tiếp theo. Ngược lại, nếu đưa vào khai thác quá muộn, lúc này cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh nhưng lại mất nhiều thời gian nái không sản xuất, thời gian khai thác ngắn, tốn kém do đó làm giảm năng suất sinh sản của lợn nái và giảm hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, để đạt được năng suất sinh sản và hiệu quả chăn nuôi cao thì phải đưa gia súc cái vào khai thác hợp lý. Kết quả bảng 4.3 cho ta thấy tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái CP40, CP42 lần lượt là 352,50 ngày và 353,78 ngày. Như vậy tuổi đẻ lứa đầu của nái CP42 muộn hơn nái CP40 là 1,28 ngày, sự chênh lệch này là không đáng kể. Tuổi động dục lần đầu của lợn nái CP40 muộn hơn nái CP42 trung bình 0,81 ngày. Tuổi phối giống lần đầu của lợn nái CP42 muộn hơn lợn nái CP40 0,9 ngày nhưng hai dòng lợn này có tuổi động dục muộn hơn lợn nội của Việt Nam cụ thể muộn hơn lợn Móng Cái (6 – 8 tháng tuổi). Khối lượng phối giống lần đầu của các giống, dòng lợn khác nhau là khác nhau, lợn ngoại và lợn lai có khối lượng khi phối giống lần đầu cao hơn so với giống, dòng lợn nội của Việt Nam, cụ thể lợn nái CP40 là 136,13 kg, lợn nái CP42 là 137,33 kg, trong khi đó lợn nái Móng Cái của Việt Nam chỉ đạt 50 – 60 kg. Chu kỳ động dục và thời gian mang thai của các giống lợn là như nhau, chênh lệch nhau không nhiều. Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả chăn trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng TTTĂ/ kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Tiếu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa ở nái CP40 thấp hơn nái CP42, cụ thể lần lượt là 5,54 kg và 5,68 kg.
Khoảng cách lứa đẻ: Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến số lứa đẻ/ nái/năm. Chỉ tiêu này càng ngắn thì sẽ thì sẽ làm tăng số lứa đẻ/nái/năm, nhưng lại
phụ thuộc nhiều vào thời gian cai sữa và thời gian phối giống có chửa của lợn nái. Qua theo dõi cho thấy khoảng cách lứa đẻ ở lợn nái CP40 là 144,98 ngày, ở lợn nái CP42 là 145,44 ngày. Thời gian mang thai cả 2 dòng lợn CP40 và CP42 chênh lệch nhau không nhiều, cụ thể: lợn nái CP40 là 114,38 ngày, lợn nái CP42 là 114,22 ngày. Khoảng thời gian sau khi cai sữa tới khi đẻ gọi là thời gian chờ phối của 2 dòng CP40 và CP42 lần lượt là 5,5 ngày và 5,11 ngày.
4.2.2. Các chỉ tiêu về số lượng
Bảng 4.4: Số con sơ sinh còn sống (con/ổ)
Lứa CP40 (n=8) CP42 (n=9) X m X ± Cv(%) X ±mX Cv (%) 1 10,75±0,18 11,92 10,33±0,11 8,38 2 11,13±0,16 10,12 10,56±0,22 16,48 3 11,25±0,17 10,36 11,67±0,22 14,85 4 10,88±0,14 9,11 11,67±0,29 20,10 5 11,00±0,19 11,90 11,44±0,23 16,41 Trung bình 11,00a ± 0,17 10,68 11,13a ± 0,21 15,25
Ghi chú: cùng hàng ngang các số mang các chữ cái giống nhau thì không có sự sai khác thống kê (p> 0,05).
Qua bảng 4.4 ta thấy một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản ở 5 lứa của hai dòng lợn nái CP42 và CP40 có sự chênh lệch là không đáng kể (p > 0,05). Ta thể thấy, khả năng sản xuất của 2 dòng lợn lai này tăng từ lứa 1 đến lứa thứ 5, tuy nhiên khả năng sản xuất của dòng lợn CP42 cao hơn
dòng lợn CP40. Cụ thể là Số con đẻ ra/ổ trung bình 5 lứa ở hai dòng CP42 và CP40 lần lượt là 11,13 con và 11 con.
Bảng 4.5: Khối lượng lợn con sơ sinh/ổ (kg/ổ)
Lứa CP40 (n=8) CP42 (n=9) X m X ± Cv (%) X ±mX Cv (%) 1 14,39±0,19 9,56 13,96±0,11 6,45 2 14,84±0,21 9,65 13,81±0,18 10,46 3 14,60±0,17 8,30 15,02±0,21 11,02 4 14,97±0,17 7,87 14,95±0,26 13,86 5 14,14±0,23 11,17 14,92±0,21 11,38 Trung bình 14,59 a±0,19 9,31 14,53a±0,19 10,63
Ghi chú: cùng hàng ngang các số mang các chữ cái giống nhau thì không có sự sai khác thống kê (p> 0,05).
Khối lượng sơ sinh/ ổ phản ánh sự sinh trưởng phát triển của bào thai và khả năng nuôi thai của lợn mẹ, đồng thời nói lên khả năng nuôi dưỡng, kỹ thuật chăm sóc, quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa của cơ sở chăn nuôi. Kết quả bảng 4.5 cho ta thấy khối lượng sơ sinh/ ổ của lợn nái CP40 cao hơn lợn nái CP42 nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê, cụ thể khối lượng sơ sinh/ổ của đàn lợn nái CP40 và CP42 lần lượt là: 14,59 kg và 14,53 kg.
Bảng 4.6: Khối lượng sơ sinh bình quân (kg/con) Lứa CP40 (n=8) CP42 (n=9) X m X ± Cv (%) X ±mX Cv (%) 1 1,34±0,01 5,17 1,36±0,01 6,30 2 1,33±0,01 2,96 1,32±0,02 10,00 3 1,27±0,02 13,08 1,30±0,01 8,47 4 1,40±0,01 6,13 1,30±0,01 7,80 5 1,31±0,02 9,73 1,32±0,02 9,18 Trung bình 1,33a±0,01 7,42 1,32a±0,01 8,35
Ghi chú: cùng hàng ngang các số mang các chữ cái giống nhau thì không có sự sai khác thống kê (p> 0,05).
Qua bảng 4.6, cho thấy khối lượng sơ sinh/ con của đàn lợn CP42 thấp hơn đàn lợn CP40, cụ thể lần lượt là 1,32 kg/ con và 1,33 kg/con. Điều này được lý giải là do số con sơ sinh đẻ ra của của lợn nái CP42 cao hơn lợn nái CP40 do đó khối lượng sơ sinh/ ổ của nái CP40 cao hơn nái CP42, nhưng khối lượng sơ sinh/ con lại thấp hơn nái CP40 (P<0,05).
Số con cai sữa/ ổ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn nái, số con cai sữa phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như sự khéo léo nuôi con của lợn mẹ, sức đề kháng của lợn con đối với bệnh tật, đặc biệt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện ngoại cảnh, chất lượng của thức ăn bổ sung cho lợn con để khắc phục hiện tượng giảm sữa mẹ ở 21 ngày tuổi. Để biết được số con cai sữa/ổ của 2 dòng lợn CP40 và CP42, chúng tôi theo dõi và tổng hợp kết quả tại bảng 4.7.
Bảng 4.7: Số con cai sữa của lợn nái (con/ổ) Lứa CP40 (n=8) CP42 (n=9) X m X ± Cv (%) X ±mX Cv (%) 1 10,38±0,13 8,83 9,78±0,08 6,82 2 10,88±0,14 9,11 10,00±0,18 14,14 3 10,50±0,13 8,82 10,67±0,13 9,38 4 10,00±0,23 16,04 10,56±0,19 14,30 5 10,38±0,13 8,83 10,67±0,17 12,40 Trung bình 10,43a±0,15 10,33 10,33a±0,15 11,41
Ghi chú: cùng hàng ngang các số mang các chữ cái giống nhau thì không có sự sai khác thống kê (p> 0,05).
Kết quả bảng 4.7 cho ta thấy số con cai sữa/ ổ của nái CP40 cao hơn nái CP42 là 0,10 con/ổ. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và Cs (2001) [14] cho biết lợn nái (Y L) và (L Y) có số con cai sữa/ ổ tương ứng là 9,38 và 9,36 con. So sánh với kết quả trên cho thấy, kết quả nghiên cứu của tôi là cao hơn, điều này cho thấy điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con sơ sinh, lợn con theo mẹ ở cơ sở chăn nuôi là hợp lý.
4.2.3. Các chỉ tiêu về chất lượng của 2 dòng lợn CP40 và CP42 Bảng 4.8: Khối lượng lợn con cai sữa (kg/ổ)
Lứa CP40 (n=8) CP42 (n=9) X m X ± C (%) X ±mX C (%) 1 60,37±0,77 1,11 57,53±0,43 5,93 2 64,04±0,90 1,22 59,64±0,96 12,84 3 62,52±0,64 0,90 62,82±0,76 9,69 4 60,55±1,33 1,93 63,64±1,25 15,71 5 62,30±0,66 0,93 64,09±0,91 11,19 Trung bình 61,96a±0,86 1,22 61,75a±0,86 11,07 Ghi chú: cùng hàng ngang các số mang các chữ cái giống nhau thì không có sự sai khác thống kê (p> 0,05).
Khối lượng cai sữa/ ổ đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ trong thời gian nuôi con. Khối lượng càng cao thì hiệu quả chăn nuôi càng lớn. Qua theo dõi cho thấy khối lượng cai sữa/ ổ ở lợn nái CP40 là 61,96 kg, lợn nái CP42 là 61,75 kg. Như vậy khối lượng cai sữa/ ổ ở lợn nái CP40 cao hơn nái CP42, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và CS (2001) [14] thì khối lượng cai sữa/ ổ của lợn (L Y) là 48,0 – 50,3 kg/ ổ. So với kết quả nghiên cứu này thì kết quả của tôi cao hơn.
Bảng 4.9: Khối lượng lợn con cai sữa bình quân (kg/con) Lứa CP40 (n=8) CP42 (n=9) X m X ± Cv (%) X ±mX Cv (%) 1 5,83±0,04 4,77 5,89±0,02 2,74 2 5,89±0,03 3,87 5,98±0,03 4,64 3 5,97±0,04 4,30 5,89±0,01 1,98 4 6,06±0,03 3,05 6,02±0,03 3,96 5 6,01±0,02 2,58 6,11±0,02 2,64 Trung bình 5,95a±0,03 3,71 5,98a±0,02 3,20
Ghi chú: cùng hàng ngang các số mang các chữ cái giống nhau thì không có sự sai khác thống kê (p> 0,05).
Khối lượng cai sữa/con: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ sinh trưởng và phát triển của lợn con trong giai đoạn theo mẹ, có liên quan chặt chẽ với khối lượng sơ sinh của lợn con. Chỉ tiêu này cũng đánh giá khả năng tiết sữa, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con và việc tập cho lợn con ăn sớm hay muộn. Kết quả bảng 4.9 cho ta thấy khối lượng cai sữa/ con của nái CP42 cao hơn nái CP40, cụ thể lần lượt là 5,98 kg và 5,96 kg (P>0,05).
Phần 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ kết quả theo dõi 2 dòng lợn CP40 và CP42 tại trại Nga 1 của công ty TNHH một thành viên Trường Thịnh, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận như sau:
- Dòng nái CP40 có khối lượng phối giống lần đầu thấp hơn so với dòng nái CP42 là 1,2 kg.
- Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu và thời gian mang thai ở hai dòng CP40 và CP42 là tương đương nhau.
- Dòng nái CP40 có thời gian chờ phối 5,5 ngày dài hơn so với dòng nái CP42 (5,11 ngày) là 0,39 ngày.
- Khoảng cách lứa đẻ ở dòng nái CP40 ngắn hơn so với dòng nái CP42 là 0,46 ngày.
- Nái CP40 có các chỉ tiêu số con còn sống, số con cai sữa/ổ, khối lượng lợn con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ cao hơn nái CP42.
* Như vậy, qua những kết quả ở trên ta có thể thấy các chỉ tiêu sinh lý sinh dục ở dòng nái CP40 tốt hơn so với dòng nái CP42.
5.2. Tồn tại
Do điều kiện và trình độ có hạn nên đề tài chỉ được nghiên cứu với số lượng mẫu nhỏ nên mức độ tin cậy là chưa cao.
Do thời gian thực tập có hạn chưa thể nghiên cứu đánh giá được về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sinh trưởng: mùa vụ, bệnh tật…
Phạm vi và quy mô của đề tài còn hạn chế: Đề tài mới chỉ được tiến hành trong một vụ, chỉ có thể theo dõi, đánh giá trên một số lượng mẫu nhỏ nên tính khách quan chưa cao.
Bản thân lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu, kết quả nghiên cứu mới chỉ là bước đầu, cần được nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn, trên nhiều dòng giống khác nhau để thu được kết quả khách quan và toàn diện.
5.3. Đề nghị
Qua 5 tháng thực tập tại cơ sở tôi mạnh dạn có một số đề nghị sau:
- Đề tài tiếp tục được tiến hành trên nhiều địa phương khác nhau, trên nhiều dòng giống khác nhau, ở nhiều vụ trong năm và với quy mô lớn hơn.
- Sử dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, có những khuyến cáo cho người chăn nuôi theo mô hình trang trai quy mô lớn.
- Đề nghị Nhà trường, khoa Chăn nuôi Thú y cử sinh viên về các cơ sở thực tập tiếp tục nghiên cứu, học tập để thu được kết quả cao và toàn diện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trong nước
1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan (1998), Sinh lý sinh sản gia súc,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Đặng Vũ Bình (2003), Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire nuôi tại các cơ sở giống ở miền Bắc.
3. Lê Xuân Cương (1976), Ứng dụng kích dục tố và chăn nuôi lợn nái sinh sản, Tạp chí KHKT NN, số 1 – 1976, tr (37- 43).
4. Nguyễn Mạnh Hà (2005), Nghiên cứu động thái FSH, LH trong HTNC nhằm sử dụng hiệu quả trong chăn nuôi, Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp.
5. Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng (2005), Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái F1 (Yorkshire x Landrace) nuôi tại Thái Nguyên, Tạp chí chăn nuôi số 3 - 2005.
6. Lê Đình Phùng, Nguyễn Trường Thi (2009), Khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 (♂Yorkshire x ♀Landrace) và năng xuất của lợn thịt lai 3 máu ♂(♂ Duroc x ♀ Landrace) x ♀(♂Yorkshire x ♀ Landrace), Tạp chí khoa học đại học Huế, số 55, 2009.
7. Nguyễn Văn Thiện (1974), Nghiên cứu quá trình rụng trứng ở lợn,
Luận án Tiến Sĩ Budapest.
8. Nguyễn Văn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn
Duy Hoan (1998), Chăn nuôi lợn (giáo trình sau đại học), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002),
Giáo trình Phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi, Nxb Nông
10.Nguyễn Văn Thiện (2004), Sổ tay chăn nuôi lợn trang trại, Nxb Nông
Nghiệp, Hà Nội.
11.Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên và Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn
ở Việt Nam (2005), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
12.Nguyễn Văn Thiện (2006), Các công thức lai giống lợn Việt Nam, Nxb
Nông nghiệp Hà Nội.
13.Vũ Đình Tôn, Nguyễn Công Oánh (2010), Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1 (L x Y) với đực giống Duroc và Landrace nuôi tại Bắc Giang, Nxb Nông
Nghiệp, Hà Nội.
14.Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Phượng và Lê Thế Tuấn
(2001), “Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire phối chéo giống, đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 (LY) và (YL) x ♂ Duroc”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 - 2001, tr (196 – 206).
II. Tài liệu nước ngoài
15.Colin T. Whittemore (1998), The science and practice of pig production, Second Edition, Blackwell Science Ltd, 91- 130.
16.Dzhuneibaev E. T., Kurenkova N. (1998), “Carcass quality of purebred and crossbred pigs”, Animal Breeding Abstracts, 66 (4), ref., 2573. 17.Gerasimov V. I., Danlova T. N., Pron E. V. (1997), “The results of 2
and 3 breed crossing of pigs”, Animal Breeding Abstracts, 65 (3), ref., 1395.