Trong chăn nuôi, công tác thú y đóng vai trò hết sức quan trọng. Để thực hiện tốt công tác thú y triệt để có hiệu quả thì phải lấy việc phòng bệnh là chủ yếu, nhằm tránh những tổn thất về kinh tế. Vì vậy, công tác phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Tham gia vệ sinh quét dọn máng ăn, máng uống, chuồng trại và xung quanh sạch sẽ, định kỳ phun ALDEKOL DES FF, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng nuôi và đường đi, khơi thông
cống rãnh thoát nước để tránh mầm bệnh xâm nhập vào khu vực chăn nuôi. Khi có lợn ốm phải kịp thời cách ly, điều trị để tránh lây lan. Tiêm phòng định kỳ cho đàn lợn.
* Công tác vệ sinh trong chăn nuôi
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi lợn là một trong những khâu quan trọng, quyết định tới thành quả chăn nuôi, nó bao gồm tổng hợp các yếu tố như: đất, nước, không khí.
Hiểu rõ vấn đề và tầm quan trọng của nó, trong suốt quá trình ở trại tôi đã cùng với cán bộ công nhân viên của trại thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y.
Để tạo điều kiện tốt cho tiểu khí hậu chuồng nuôi, hàng ngày tôi tham gia quét dọn vệ sinh, thu gom phân thải, khơi thông cống rãnh thoát nước, rẫy cỏ, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và cả lối đi lại giữa các dãy chuồng, trồng cây keo lai tạo bóng mát, định kỳ phun thuốc sát trùng theo quy trình chăn nuôi và sản xuất của trại, thay vôi hố sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi, đảm bảo chuồng nuôi luôn thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Thường xuyên ngâm, cọ, rửa sàn nhựa của lợn nái đẻ và lợn con khi xuất bán.
* Công tác phòng bệnh
Trại chăn nuôi của công ty TNHH Trường Thịnh là một cơ sở chăn nuôi tập trung và có quy mô lớn, cho nên công tác phòng bệnh là hết sức quan trọng. Việc phòng bệnh được thực hiện một cách thường xuyên và nghiêm ngặt. Trại luôn xác định phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Qua đó ta thấy biện pháp phòng bệnh là biện pháp tích cực và bắt buộc trong quy trình chăn nuôi của trại. Lịch tiêm phòng và sử dụng vaccin được quán triệt chỉ đạo và giám sát chặt chẽ.
Bảng 4.1: Lịch dùng vaccin của trại
Loại lợn Tuần tuổi Vaccin
Hậu bị thay thế
25 tuần tuổi PRRS lần 1
26 tuần tuổi Parvo lần 1 27 tuần tuổi CSF, Diluent
28 tuần tuổi FMD 3 type, AD,
Diluvac fort.
29 tuần tuổi PRRS lần 2
30 tuần tuổi Parvo lần 2
Lợn nái
Mang thai tuần thứ 10 CSF, Diluent Mang thai tuần thứ 12 FMD 3 type Heo nái đang đẻ, sau đẻ 3 ngày. Amoxycyllin
Lợn con 1 tuần tuổi Mycoplasma Amoxycyllin Nova coc 5% Ferrum 10% 3 tuần tuổi CSF Diluent Vitamin C Vaccin dịch tả Chuẩn bị chuồng trại Iodine Formalin NaOH Omnicide Aldekol Des FF
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.
Để điều trị bệnh cho gia súc đạt kết quả cao thì việc chẩn đoán bệnh kịp thời và chính xác giúp đưa ra được những phác đồ điều trị dùng thuốc có hiệu quả sẽ làm giảm được tỷ lệ tử vong xuống, đồng thời giảm bớt thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế cũng như số đầu lợn. Vì vậy hàng ngày tôi và cán bộ kỹ thuật thú y của trại tiến hành theo dõi lợn ở tất cả các dãy chuồng nhằm phát hiện lợn ốm. Khi mới mắc bệnh lợn thường không có biểu hiện triệu chứng điển hình, triệu chứng của con ốm đã quan sát thấy: ủ rũ, bỏ ăn, mệt mỏi, kém linh hoạt, thân nhiệt tăng. Vì vậy để chẩn đoán đúng bệnh thì ngoài triệu chứng lâm sàng ra ta quan sát thấy, còn phải dựa vào kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao. Đối với lợn cấp tính chưa có triệu chứng bên ngoài thì tiến hành mổ khám quan sát bệnh tích bên trong.
- Hội chứng hô hấp
+ Triệu chứng:
Lợn mệt mỏi, chán ăn, hay nằm, ngồi như chó ngồi để thở, bụng hóp, tần số hô hấp tăng, thở thể bụng, thân nhiệt tăng, ho, chảy nước mũi, nước mắt.
+ Điều trị: Phác đồ :
Dùng Tylan, tiêm bắp với liều 1 ml/10 kg TT/ngày, dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.
Dùng Analgin C: 1 ml/10 kg TT có tác dụng giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng.
Bromhexin có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho. B.complex, vitamin B1 có tác dụng tăng sức đề kháng.
- Bệnh ghẻ
+ Triệu chứng:
Trên da xuất hiện những mụn loét màu đỏ sau đó tróc ra thành những vảy màu nâu hay xám, lợn kém ăn, gầy còm, rụng lông, lở loét. Bệnh nặng có thể dẫn đến chết.
+ Điều trị:
Tiêm Ivemectin 2,5%: 1 ml/ 12 - 15 kg TT. - Bệnh viêm rốn
+ Triệu chứng
Hiện tượng viêm rốn xảy ra ở lợn con sau khi sinh được 4 - 5 ngày, thường gặp ở 2 thể:
Thể cấp tính: Lợn con nóng sốt, sưng đỏ vùng cuống rốn, thân nhiệt tăng cao 40 - 410C, bỏ bú và chết trong cơn co giật.
Thể mãn tính: Lợn con khỏi bệnh để lại biến chứng như viêm khớp xương, sa ruột non và hiện tượng bại huyết.
+ Điều trị
Rửa chỗ viêm bằng thuốc sát trùng, bôi cồn hoặc xanhmetylen. Giữ chuồng trại sạch sẽ và khô ráo.
4.1.5. Kết quả công tác chăn nuôi Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất