Các tác phẩm thực nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: “PHÁT HUY NGHỆ THUẬT SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG BÌNH DƯƠNG (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)” docx (Trang 69 - 71)

3.3.1. Tác phẩm Hoa Súng (Hình 3.1).

Hoa súng, hoa Sen từ ngàn đời nay đã gắn bó với người dân Việt. Hương sắc của nó tuy không thật rực rỡ, nhưng với vẻ đẹp ẩn dụ của sức sống thanh bạch và không thật kiêu sa, nhìn Hoa Súng khiến ta liên tưởng đến vẻ đẹp tươi mát, sự trẻ trung, đến hạnh phúc. Ngoài vẻ đẹp, nó còn đem đến cho con người biết bao giá trị sử dụng.

Hoa Súng là loài cây thường mọc ở các ao hồ đầm lầy, có hai lá mầm mọc từ phôi, phát triển thành những phiến lá rộng, phẳng, nổi trên mặt nước.

Tác phẩm hoa Súng được sáng tác thiên về khuynh hướng trang trí, ở thể loại

sơn mài cẩn và dây rắc vỏ trứng, cẩn ốc trai. Ở đề tài nầy tác giả mạnh dạn sử dụng gam màu xanh chủ đạo trong chất liệu sơn ta truyền thống. Dùng kỹ thuật tạo nhăn sơn chồng màu tạo thành những đường lượn ngang theo khoảng cách ô. Đây là kỹ thuật tạo nhăn theo ý muốn (có thể là hoa văn hoặc các kiểu dáng trang trí to nhỏ tùy ý), bên cạnh các ô rây vỏ trứng nhuyễn đệm màu xen kẽ chạy khắp mặt tranh như sóng nước cách điệu nhấp nhô, lăng tăng nhẹ nhàng, mềm mại nơi mặt hồ.

Vỏ trứng nguyên nướng hơi vàng, cẩn chừa khoảng hở ngẫu hứng giống như mảng bèo nằm chen chúc dưới chân những lá súng tập trung giữa tranh, lá súng cũng được sử dụng kỹ thuật rây vỏ trứng đệm màu. Nổi bật là ba đóa hoa súng được

cẩn ốc tỏa sáng ẩn chứa nhiều màu sắc lung linh, được bố cục theo hình tam giác với ba cấp độ nở khác nhau, dù được cách điệu nhưng trông hoa rất mềm mại làm cho tác phẩm tăng thêm phần sinh động.

3.3.2. Tác phẩm Trâu trắng – Trâu đen (Hình 3.2).

Tác phẩm có bố cục theo dạng tẩu mã, áp dụng luật phối cảnh tạo không gian trong tranh có chiều sâu từ xa - gần. Cận cảnh là vài tàu lá chuối đưa ra phất phơ trước gió màu sắc lá chuối được vẽ màu vàng nhiều lớp sau đó thiếp bạc tạo ánh sáng lấp lánh. Bên dưới khóm lá chuối là một mảng đất bùn rộng được tạo nhăn bằng sơn ta chồng màu xanh, xám, vàng, son…cho ra một bãi sình lầy ven bờ sông, nơi mà bầy trâu thường xuyên tụ tập sau những buổi chiều về được ăn no tắm mát.

Kỹ thuật chủ đạo trên tranh được duy trì xuyên suốt là kỹ thuật cẩn vỏ trứng nguyên kết hợp dây rắc vỏ trứng đâm nhuyễn có độ to nhỏ, trắng và nướng tạo nhiều sắc độ sáng tối. Tiêu biểu nhất có hai trâu và một con nghé được cẩn vỏ trứng nguyên phủ mài đứt để sáng đang từ dưới sông sắp sửa lên bờ vào thẳng hướng người xem. Kỹ thuật cẩn tả chất tạo cơ bắp và thần thái tập trung vào đôi trâu này (Trâu trắng), đây là 2 vật chính trong tranh.

Phía sau là bầy trâu cẩn trứng nướng có sắc độ xám, đen (Trâu đen) đang lay hoay vật lộn với giòng nước muốn vào bờ, kiểu dáng mỗi con được sắp xếp thay đổi tạo sống động bên dòng sông rộng lớn trông có vẻ nước đang chuyển động, chảy mạnh nhờ kỹ thuật cẩn thưa nhặt đang xen dây rắc vỏ trứng nhuyễn thưa nhặt tạo sóng lấp lánh màu son xen lẫn cảm giác giòng nước mềm mại bớt thô cứng vốn có của vỏ trứng. Phía xa cùng là vùng trời màu đỏ son đặc trưng sơn mài truyền thống vốn mang tính ước lệ. Tranh được thể hiện dạng phong cảnh, cảnh đàn trâu trên một dòng sông.

Trong tranh Trâu trắng – trâu đen tác giả sử dụng hai cách phủ sơn, cách thứ

nhất phủ sơn cánh gián toàn bộ rồi mài đứt theo ý muốn giữ độ sáng tối và bóng trong sâu. Cách hai sau khi tác phẩm tương đối hoàn chỉnh để tạo không gian xa gần trong tranh phủ thêm một lớp mỏng sơn cẩm sắc đem ủ khô sau đó đánh bóng một lượt để hoàn tất tác phẩm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: “PHÁT HUY NGHỆ THUẬT SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG BÌNH DƯƠNG (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)” docx (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)