Giá trị nghệ thuật:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: “PHÁT HUY NGHỆ THUẬT SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG BÌNH DƯƠNG (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)” docx (Trang 31 - 35)

Giá trị của tác phẩm nghệ thuật chính là giá trị thẩm mỹ của nó, và chỉ với

giá trị thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật mới giải thích được bản chất, đặc trưng chất lượng của tác phẩm nghệ thuật. Nói khác đi những phương diện thẩm mỹ của đời sống xã hội được nhà nghệ sỹ lĩnh hội, nhào nặn và đúc lại thành hình tượng nghệ thuật từ toàn bộ năng lực thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của mình thông qua các chất liệu nghệ thuật (ngôn ngữ, đường nét, màu sắc v.v…).

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người, vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước đo đạo đức trong đời sống xã hội. Ngoài ra tính thẩm mỹ còn là nền tảng vật chất, sản phẩm đẹp hoàn thiện về kỹ thuật, hợp lý chức năng sử dụng tiện lợi.

Các nội dung đề tài trên các sản phẩm sơn mài truyền thống Bình Dương thường được sáng tác chủ yếu theo lối tả thực, hoặc cách điệu trang trí, dùng kỹ thuật thể hiện để tạo ấn tượng. Đề tài phổ biến vẫn là con người, phong cảnh quê

hương... Các sản phẩm sơn mài truyền thống chúng ta thường thấy như: Về Lịch sử:

các đề tài anh hùng dân tộc, vua Quang Trung, Lê Lợi, hai bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh;

Truyền thuyết, cổ tích: con Rồng cháu Tiên, thánh Gióng, Tấm Cám; Phong cảnh:

danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp đất nước, cảnh đồng quê, vịnh Hạ Long, chùa Một Cột, cố đô Huế, chùa Thiên Mụ; Hoa lá chim, bướm, thú, bốn mùa, Tùng Hạc (Hình

1.13), Long Lân Quy Phụng, Mai Điểu, cá Vàng; Tín ngưỡng: tượng Phật, các vị

thần, hương án, 12 vị Tông đồ, chúa Jesu, đức mẹ Maria.; Chân dung ; Đề tài khác:

Ngư Tiều Canh Mục, bái tổ vinh quy, đám cưới xưa và các vật dụng trang trí nội ngoại thất...

Bên cạnh các nội dung đề tài truyền thống mang đậm dấu ấn vùng đất, con người Việt Nam và Bình Dương còn có những dòng sản phẩm trang trí, ứng dụng thông qua kỹ thuật gắn vỏ trứng, ốc nguyên hoặc rây nhuyễn tạo hình dáng thưa, nhặt. Vàng, bạc nguyên hoặc rây, kết hợp màu, tạo gân, chồng màu có hoặc không có nội dung đề tài. Với nhiều hình mảng, hoa văn mới lạ, bố cục nhịp nhàng, thanh

thoát như: gạch trang trí, lồng đèn, đồng hồ, tranh treo tường, đèn ngủ... (Hình

1.14).

Do nhu cầu sử dụng, không gian trang trí, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ của con người mà các nghệ nhân Bình Dương sáng tạo ra nhiều loại hình, kiểu

dáng sản phẩm khác nhau. Có thể chia theo từng nhóm sản phẩm như sau: Nhóm

hoặc có giá đở, liễng, hoành phi câu đối trang trí trên các khoảng trống trên vách,

trần trong các công trình dân dụng; Nhóm bình, chậu hoa: thường được đặt các nơi

như: tủ, bàn, ghế, kệ….Nhóm bình sole, dĩa sole, chắn gió…(Hình 1.15) do đa số

các sản phẩm này có kích thước lớn và vừa nên thường được trưng bày trong các sảnh hay hội trường, khách sạn...nơi có nhiều người lui tới và chúng thường được

bài trí đi kèm với đồ trang trí nội ngoại thất: bàn, tủ, ghế, salon, đôn, kệ, trường

kỷ... Ngoài ra còn nhiều đồ gia dụng phổ biến như: chén, dĩa, đủa, muỗng. Đồ phục

vụ trong tín ngưỡng: lư hương, chân đèn, bài vị, tủ thờ...(Hình 1.16).

Màu sắc chủ đạo của sơn mài truyền thống là đen, đỏ, nâu, vàng cùng với các chất liệu khác như vỏ trai - ốc, vỏ trứng, vàng bạc lá hoặc rây vụn… tạo cho các sản phẩm mang nhiều sắc thái riêng. Màu đen của sơn quang gây cho ta cảm nhận sự sâu lắng, mênh mông. Màu đỏ (son) gây ấn tượng ấm cúng, hào hứng và niềm tin hy vọng. Màu vàng (hoàng kim) gây cảm giác hào hoa lộng lẫy và linh thiêng. Vỏ trứng mềm mại và thô ráp. Vỏ trai lung linh sâu thẳm. Vỏ ốc chắc khỏe được người nghệ sỹ xử lý hiệu quả thẩm mỹ trong tả chất, tạo chất, đối lập, tương phản, ấn tượng… Tất cả hòa quyện cho khả năng tạo nên vẻ đẹp trong không gian- thời gian, cảm xúc, thiên nhiên, con người…

Cũng chính với chất liệu ấy và những màu sắc ấy giúp họa sỹ đưa ý tưởng tạo giá trị nghệ thuật trên từng sản phẩm sơn mài làm cho chúng ngày càng đẹp hơn. Bằng cách dùng nhiều chất liệu pha trộn và rắc trên màu, vẽ nhiều lớp, phủ dày bằng cánh gián và mài phẳng, đánh bóng. Làm thỏa mản cảm xúc thẩm mỹ qua các hình vẽ tầng tầng, lớp lớp dưới mặt sơn trong và sâu. Đặc biệt nghệ thuật sơn mài Bình Dương có khả năng diễn tả kỳ diệu, nhờ có độ bóng, trong và màu sắc rực rở dưới ánh sáng đôi khi tạo cho người xem những hiệu quả và cảm xúc bất ngờ.

Quan niệm thẩm mỹ được thổi hồn qua các “dòng nghệ thuật dân gian”

chứa đựng trong từng sản phẩm và kiểu thức truyền nghề từ đời này sang đời khác

được các thế hệ trân trọng giữ gìn, giờ đây khi cuộc sống xã hội đã có nhiều đổi thay, bề dày lịch sử của đồ sơn cổ truyền cùng với nhiều nét đặc sắc qua từng giai

thoại. Từng sản phẩm đều chứa đựng nét nghệ thuật tinh tế nhờ vào đôi bàn tay và khối óc của các nghệ nhân Bình Dương với vô vàn bí quyết nghệ thuật tinh xảo.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: “PHÁT HUY NGHỆ THUẬT SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG BÌNH DƯƠNG (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)” docx (Trang 31 - 35)