Xu hướng phát triển của nghệ thuật sơn mài Bình Dương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: “PHÁT HUY NGHỆ THUẬT SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG BÌNH DƯƠNG (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)” docx (Trang 35 - 36)

Sau năm 1986, trên tinh thần đổi mới của Đảng và nhà nước kể từ sau Đại

Hội VI, chủ trương: “ Xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành

phần”. Trong đó có việc: “... thực hiện ba chủ trương kinh tế: sản xuất lương thực

thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu...”[08].

Với mục tiêu “ xuất khẩu để thu nguồn ngoại tuệ cho tỉnh nhà”. Sơn mài

Bình Dương tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Nhiều tổ hợp, hợp tác xã nâng lên thành lập xí nghiệp sơn mài dưới sự chỉ đạo và quản lý của Liên Hiệp Xã, đầu ra thu mua hàng là Sở Ngoại Thương. Hoạt động sản xuất, kinh doanh rất nhộn nhịp, sôi nổi tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tập trung vào bốn xí nghiệp lớn: Thành Lễ, Đồng Tâm và Định Hòa, Bình Dương và hàng loạt các hợp tác xã sơn mài như: An Thạnh, Chí Công, Thống Nhất, Thủ Dầu Một, Thuận An, An Thuận, Thái Sơn, Trường An, Hiệp Công, Tân An, Chánh Mỹ... Lúc này làng sơn mài Tương Bình Hiệp đổi thành Hợp tác xã sơn mài 19/5. Trong giai đoạn này lĩnh vực

sơn mài có ưu thế hơn hẳn các ngành nghề khác: “Người người làm sơn mài, nhà

nhà làm sơn mài”.

Đến năm 1990 thị trường Liên Xô và khối Đông Âu không còn nữa. Nhà nước mở ra nhiều chính sách lưu thông hàng hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Các doanh nghiệp được thành lập theo cơ chế mới- tự do sản xuất tham gia xuất khẩu. Thị trường bắt đầu mở rộng hơn, hàng hóa cũng dồi dào hơn, khách hàng du nhập vào Bình Dương ngày càng đông kèm theo nhu cầu mua bán ngày một đa dạng. Các nhà sản xuất lúc này đã chủ động hơn trong kinh doanh, tự bỏ vốn đầu tư và thuê lao động, tìm kiếm thị trường. Các ngành nghề thủ công truyền thống trong đó có sơn mài được nhà nước khuyến khích tạo điều kiện sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu (thuế suất hàng sơn mài XK bằng 0%).

Đây là hướng đi có lợi cho sự ổn định và phát triển nghề sơn mài Bình Dương, nhiều doanh nghiệp có vốn lớn, cơ sở khang trang và đội ngũ nghệ nhân, công nhân lên đến vài trăm người, họ còn đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho việc

hiện đại hóa từng phần trong công nghệ sản xuất sơn: máy cưa xẻ, sấy, máy đánh

bóng (Hình 2.17) máy quậy, máy phun sơn, máy cẩn ốc-trai, buồng ủ có gắn máy

theo dõi nhiệt độ…

Tính chất đặc thù của các sản phẩm sơn mài truyền thống là chủ yếu được làm bằng thủ công hoặc thủ công kết hợp với máy móc, có giá trị nghệ thuật tinh tế và được sản xuất với số lượng nhiều, công đoạn sản xuất mang tính dây chuyền, thông thường được kết hợp giữa người thợ, nghệ nhân và họa sỹ để cho ra những sản phẩm hoàn chỉnh đạt hiệu quả tối đa về giá trị nghệ thuật và kinh tế. Tuy nhiên trong quy trình sản xuất sơn mài trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ sau mở cửa, hội nhập có khá nhiều thay đổi, dòng sơn mài truyền thống và sơn mài mới - sơn mài hóa chất tồn tại song hành tạo cho bộ mặt nghệ thuật sơn mài Bình Dương thêm phong phú, đa dạng.

Trong sơn mài, sự phát triển nghệ thuật có sự đóng góp không nhỏ của chất liệu. Tuy chúng chỉ là phương tiện song không có nó khó tạo nên những hình thức biểu đạt mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: “PHÁT HUY NGHỆ THUẬT SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG BÌNH DƯƠNG (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)” docx (Trang 35 - 36)