Câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phỏng vấn mới (Trang 72 - 82)

Nhiều ứng viên bị “sẩy chân” ở vòng phỏng vấn do không nắm bắt được câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu chú ý bạn sẽ thấy có những câu hỏi mà đa số nhà tuyển dụng thường đặt ra cho ứng viên.

Sau đây là 10 dạng câu hỏi thường gặp giúp bạn định hướng được phần trả lời một cách tự tin hơn:

1. Đâu là điểm yếu của bạn?

Câu hỏi “cắc cớ” này dễ làm bạn lúng túng. Hãy bình tĩnh và tìm cách lái những điểm yếu của mình thành những điểm mạnh có liên quan và hỗ trợ cho công

việc. Chẳng hạn “Điểm yếu của tôi là tham công tiếc việc, hay nói và giao tiếp với nhiều người…”.

2. Lý do gì để chúng tôi tuyển dụng bạn?

Để trả lời thuyết phục, bạn nên xoáy vào những kinh nghiệm cụ thể mà mình đã trải qua như: “Với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đã giúp công ty cũ tăng doanh thu 15%, tôi tự tin mình sẽ đóng góp nhiều hơn nếu trở thành nhân viên công ty”.

3. Bạn có thể làm được gì cho công ty hơn những ứng viên khác?

Để thuyết phục, bạn phải tổng hợp hết những kỹ năng, kinh nghiệm của mình và cho nhà tuyển dụng thấy những điểm đặc sắc nhất.

4. Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty chúng tôi?

Dĩ nhiên bạn cần nói tốt về công ty nhưng đừng ca ngợi một cách sáo rỗng mà phải nắm rõ thông tin để có những nhận xét xác đáng.

5. Mục tiêu của bạn là gì?

Bạn nên đưa ra những mục tiêu trước mắt và ngắn hạn rồi hãy tiếp tục với những mục tiêu dài hạn.

6. Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?

Hãy nhấn mạnh đến những điều bạn cho là tốt hơn khi tìm thấy ở công việc mới như: “Tôi muốn làm việc trong công ty chú trọng tinh thần đồng đội để tích lũy thêm kinh nghiệm”. Nếu đang thất nghiệp, bạn hãy cho thấy lý do không phải nằm ở bạn mà là do khách quan như: “Tôi đã cố gắng sát cánh với công ty nhưng chẳng may nằm trong số 20% nhân viên phải giảm biên chế”.

7. Với công việc, điểm nào làm bạn hứng thú?

Hãy đưa ra những chi tiết thật cụ thể như: “Tôi rất thích làm việc trực tiếp với khách hàng, với tôi đó là phần quan trọng của công việc”.

8. Đâu là điểm mạnh mà sếp cũ từng nhận xét về bạn?

Hãy tận dụng lời của người khác để cho thấy những ưu thế của bạn như: “Sếp cũ từng nói tôi có phong cách thiết kế độc đáo vá có óc hài hước…”.

9. Bạn đề nghị thu nhập ra sao?

Đây là vấn đề “nhạy cảm” nên bạn cần tham khảo từ nhiều nguồn về mức thu nhập cho vị trí tương ứng trên thị trường lao động. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ thỏa thuận được mức lương hợp lý sau một thời gian thử việc, còn hiện công ty trả lương bao nhiêu thì thích hợp nếu so với trình độ tương tự trên thị trường”. 10. Nếu bị biến thành một con vật bất kỳ, bạn muốn làm con gì?

Đây là dạng câu hỏi tâm lý đánh vào phản xạ nên cần trả lời nhanh, thông qua đó cho thấy tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không.

Khi cuộc phỏng vấn không như ý muốn!

Gửi resume đến một nơi nào đó, và bạn bắt đầu hồi hộp, chờ đợi. Rồi đến ngày bạn nhận được thư mời phỏng vấn. Nhưng đến ngay lúc quan trọng nhất, mọi chuyện lại không như ý muốn của bạn...

Bạn bị kẹt xe dọc đường và đến nơi hẹn trễ mất mười phút, hoặc cũng có thể đúng vào lúc người ta hỏi bạn về một dự án nào đó mà bạn đã từng tham gia trước đây, đột nhiên bạn quên khuấy mất tên dự án, hay đang lúc trả lời nhà tuyển dụng, đột nhiên điện thoại di động của bạn reng lên, và bạn phải trả lời

cuộc điện thoại miễn cưỡng đó... Và rất nhiều, rất nhiều các tình huống mà bạn không thể lường hết trước được.

Một ví dụ cụ thể hơn: Ứng viên được mời đến phỏng vấn, anh ta đến đúng hẹn và đang chờ đến lượt mình vào phỏng vấn, khi nhân viên phỏng vấn bước vào phòng thì bắt gặp anh ta đang nói chuyện qua điện thoại di động. Cuộc đàm thoại có lẽ là rất tế nhị, vì hình như tiếng người phụ nữ nào đó phía dây nói bên kia hơi quá to nên vọng ra rất rõ.

Nhìn thấy nhân viên phỏng vấn, ứng viên gật đầu có ý chào nhưng vẫn không thể dứt ra được khỏi cuộc đàm thoại - "Anh đừng nên lo lắng quá" - giọng người phụ nữ vẫn tiếp tục. - "Anh đang cố gắng, nhưng thật sự là anh cũng rất buồn

và lo lắng" - ứng viên trả lời. Cuộc đàm thoại đó kéo dài thêm mấy phút nữa.

Sau đó mới vỡ lẽ ra rằng, ứng viên này trên đường tới nơi phỏng vấn đã bị cướp và bị lột hết sạch cả tiền bạc trong ví, dĩ nhiên anh ta đang phải trải qua những phút căng thẳng về tâm lý.

Phải sau mấy phút trấn tĩnh lấy lại tinh thần, anh ta mới có thể trả lời phỏng vấn được. Thật không may mắn cho những ứng viên như vậy, bởi cái thảng thốt chưa hoàn hồn kia của ứng viên cũng đã đủ làm hỏng tinh thần của buổi phỏng vấn.

Bạn thử nghĩ xem, trong trường hợp đó bạn sẽ làm gì? Bạn có thể vượt qua được stress không? Bạn có dám cược rằng bạn sẽ vượt qua được buổi phỏng vấn kể cả trong trường hợp nhân viên phỏng vấn có sử dụng các kỹ thuật tâm lý để "xoay" bạn?

Và như vậy, có thể cứu vãn được tình thế không? Có thể xoay chuyển được tình huống không nếu như sự việc xảy ra ngoài sự mong đợi của bạn?

Câu trả lời là: có thể. Theo kinh nghiệm của các nhà tuyển dụng thì đã có nhiều trường hợp tương tự xảy ra, nhưng vẫn có thể cứu vãn được. Ví dụ, cách bạn nói lời cảm ơn người phỏng vấn cho cuộc nói chuyện với họ hoặc một lá thư cảm ơn gửi đến người phỏng vấn sau đó...

Đã có trường hợp một nữ ứng viên đến phỏng vấn tại công ty Pachter & Associates, mọi việc diễn ra bình thường, đột nhiên điện thoại di động của nữ ứng viên reo lên. Cô ta cầm điện thoại di động và bắt đầu một tràng mắng té tát: "Chúng mày hư thế hả, đồ ngu thế, sao không bảo thằng anh ở nhà mà cứ nhong nhong xuống đường làm gì". Giọng cô ta ngày một gay gắt hơn, và khi quay trở lại phỏng vấn cô ta thản nhiên: "Thật bực, lũ trẻ nhà tôi lúc nào cũng gọi điện quấy rầy tôi thế đấy". Cô ta đã không bao giờ được mời đến làm việc và chính cô ta đã không biết cách cứu vãn tình huống.

Vậy bạn sẽ làm gì để thể hiện sự hàm ơn một cách tế nhị và khéo léo đối với người đối thoại và để lấy lại tinh thần cho bạn?

Trước tiên, để chuẩn bị đến một nơi phỏng vấn nào, bạn nên liệt kê ra trên giấy những điều mà bạn nên tránh nói đến trong buổi phỏng vấn, ví dụ như mối quan hệ không mấy thân thiện với sếp tại chỗ làm hiện tại, việc hay thay đổi chỗ làm của bạn.

Nếu bạn đến muộn so với lịch hẹn phỏng vấn, bạn có thể nói lời xin lỗi một cách lịch sự, đừng nên quá sợ hãi hay mất bình tĩnh. Với một cách nói lịch sự, mềm mỏng, bạn có thể lấy lại được tinh thần, và trên thực tế rất ít nhân viên phỏng

vấn coi chuyện đó là một vấn đề lớn, thông thường họ có thể bỏ qua chuyện đó và đi ngay vào trọng tâm câu chuyện.

Trong khi trả lời phỏng vấn, tốt nhất bạn nên tắt điện thoại di động (nếu có), và trong trường hợp bạn không tắt điện thoại di động, nếu có cuộc gọi đến, tốt nhất là bạn tắt máy và không nói chuyện qua điện thoại trước mặt nhân viên phỏng vấn, cho dù bạn chỉ nói ngắn gọn. Như vậy, nhân viên phỏng vấn sẽ có cảm giác rằng bạn đang dành hết thì giờ và tập trung cho câu chuyện với họ. Trên đây chỉ là một số lời khuyên nhỏ. Hy vọng rằng bạn sẽ luôn thành công trong chặng đường tìm việc của mình

Để thành công trong buổi phỏng vấn

Lý lịch và thư xin việc của bạn đã cho các công ty tuyển dụng một hình ảnh chung về khả năng của bạn và phỏng vấn chính là cơ hội để các công ty tuyển dụng lao động tìm hiểu tính cách, nhận xét các điểm mạnh và yếu của bạn, xác định xem bạn có phù hợp với “văn hoá công ty”, có thể đáp ứng yêu cầu đầy thách thức của công việc hay không.

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

Để tránh bị thất thố trong một cuộc phỏng vấn, bạn bên dành thời gian chuẩn bị trước khi đến ngày đó. Hãy làm một vài nghiên cứu cơ bản về công ty qua trang web của công ty, trong các tài liệu về quan hệ công cộng và tiếp thị, qua các bài báo hoặc tạp chí về công ty hoặc qua các mối quan hệ khác. Tối thiểu bạn cũng nên biết sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, mục đích hoạt động, các công ty, trụ sở và hoạt động trên thế giới.

Hall Shalee, đại diện trưởng Microsoft tại Đức cho biết: “Bạn chuẩn bị cho kỳ thi

đại học của mình như thế nào thì bạn cũng nên chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc như thế. Tôi hỏi tất cả các kiểu câu hỏi khi phỏng vấn đối với một ứng cử viên để xác định kiến thức kinh doanh và khả năng phân tích chung của họ. Việc này sẽ cho thấy ngay ai là người đã chuẩn bị kỹ lưỡng để nói về kỹ năng của họ và về vị trí việc làm”.

Bạn nên chuẩn bị trước cho mình một số câu phỏng vấn điển hình: Hãy kể về

bản thân mình? Vì sao anh/chị lại xin làm công việc này? Anh/chị muốn biết gì về công ty này? Vì sao anh/chị nghĩ rằng chúng tôi nên tuyển anh/chị vào vị trí này? Những ưu, nhược điểm của anh/chị là gì? Anh/chị thích loại công việc nào nhất? Anh/chị có mối quan tâm nào khác ngoài công việc không? Thiếu sót lớn nhất của anh/chị trong công việc trước đây là gì? Vì sao anh/chị lại thôi việc ở công ty cũ? Mục tiêu nghề nghiệp của anh/chị là như thế nào trong 5 năm tới? Anh/chị được trả lương bao nhiêu tại cơ quan cũ?,…

Bạn hãy trả lời trực tiếp tất cả các câu hỏi, súc tích và chân thành. Không nên đánh giá thấp thành công của mình mà nên làm ngược lại, không phóng đại công việc bạn đã hoàn thành.

Biểu hiện bên ngoài cũng rất quan trọng trong một cuộc phỏng vấn. Bạn hãy chú ý giữ quần áo sạch sẽ và được là cẩn thận, tóc bạn phải được chải và móng tay phải sạch. Khi phỏng vấn, không nên ngồi rũ trên ghế hoặc dựa vào bàn, giật tóc hay nghịch bút một cách bồn chồn hoặc liên tục tránh tiếp xúc bằng mắt với người phỏng vấn bạn.

Một ý tưởng hay mà rất nhiều chuyên gia nhân sự cấp cao trên thế giới khuyên bạn là bạn nên chuẩn bị sẵn một ít câu hỏi cho người phỏng vấn. Các câu hỏi thích hợp có thể là: Điều gì làm cho một người thành công ở công ty này? Có

những kênh giao tiếp nào giữa những người tập sự và những người giám sát họ? Xin hãy cho biết một số việc thường làm trong năm đầu tiên? Xin hãy cho biết văn hoá tổ chức và phong cách quản lý của công ty? Công ty có những kế hoạch gì cho phát triển trong tương lai?,…Bạn hãy mang danh sách câu hỏi đến buổi phỏng vấn, tập trung chú ý trong quá trình phỏng vấn vào bất kỳ lĩnh vực mở rộng nào mà bạn muốn tìm hiểu.

Nhà tuyển dụng muốn gì ở bạn trong cuộc phỏng vấn?

Công ty tư vấn quốc tế Watson Wyatt đã liệt kê những phẩm chất mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở một ứng cử viên trong cuộc phỏng vấn xin việc làm:

- Sẵn sàng chia sẻ thông tin và ý tưởng - Gắn bó với nhóm làm việc

- Thích ứng với thay đổi

- Có khả năng làm việc dưới áp lực

- Có ý thức về quyền sở hữu công việc và ý tưởng

- Sẵn sàng cấp nhận rủi ro tính trước và dám chấp nhận hậu quả - Kinh nghiệm đa văn hoá và khả năng ngoại ngữ tốt.

- Khả năng giao tiếp rõ ràng và trung thực với đồng nghiệp, với ban lãnh đạo và khách hàng.

- Hiểu biết các chiến lược kinh doanh.

- Có quyết tâm tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng. Thư cảm ơn

Sau bất kỳ cuộc phỏng vấn nào bạn cũng nên gửi một thư cảm ơn, danh thiếp hoặc thư điện tử cho người đã phỏng vấn. Thư cảm ơn nên là một sự bày tỏ ngắn gọn, chân tình, biết ơn người phỏng vấn và nếu có thể, nên nhắc lại quan tâm của bạn về vị trí công việc ứng tuyển.

Một lá thư cảm ơn sẽ làm bạn khác hẳn những ứng cử viên khác, giúp nhà tuyển dụng ghi nhận lại một lần nữa những khả năng của bạn và tăng cường quan hệ của bạn trên thị trường việc làm.

Các câu hỏi ưa thích của nhà tuyển dụng

Tất cả những nhà tuyển dụng đều thích hỏi những câu hỏi bất bình thường với hy vọng rằng bạn sẽ trả lời mà không được chuẩn bị trước.

Nhờ đó, họ sẽ hiểu được phần nào tính cách của bạn và mức độ bạn phù hợp với nền văn hoá của công ty tuyển dụng.

Nếu bạn là cái cây?

Nhà báo truyền hình Barbara Walters bị nhiều người giễu cợt khi hỏi Katherine Hepburn rằng: “Nếu là một cái cây thì bà sẽ là loại cây gì?” trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình. Nếu bạn ngồi nói chuyện với một giám đốc tuyển dụng, thì rất có thể bạn không được hỏi một câu hỏi dễ dàng như vậy. Có thể bạn sẽ bị hỏi những điều mà bạn không chuẩn bị trước được.

Với những câu hỏi như vậy, bạn phải rất khéo léo, vì giống như câu hỏi về cái cây của Walter, không có câu trả lời đúng nào cả (tiện thể cũng cho biết nữ minh tinh Hepburn đã trả lời ngay rằng “cây sồi”).

Bạn có thể chuẩn bị cho các câu hỏi như vậy không? Ted Martin, người sáng lập, đồng thời là giám đốc điều hành của công ty Martin Partners LLC, nói: “Đó chính là lý do vì sao chúng là những câu hỏi hay. Chúng cho thấy bạn thực sự nghĩ gì. Ngoài ra, không nên để cho các ứng cử viên chuẩn bị trước mọi câu hỏi. Nếu bạn đã chuẩn bị tất cả, thì khi trả lời, bạn chỉ tua lại những gì bạn đã chuẩn bị chứ không phải nói ra những gì bạn nghĩ.”

Martin cho biết câu hỏi ưa thích của ông là: “Nếu bạn được làm lại tất cả, thì bạn sẽ chọn nghề nghiệp nào và tại sao?”. Nếu ứng cử viên trả lời rằng họ sẽ chọn đúng nghề hiện nay, thì Martin sẽ hỏi tiếp: “Tình hình thăng tiến trong nghề nghiệp hiện nay có đáp ứng được các kỳ vọng của bạn không? Tại sao có và tại sao không?” Dù câu trả lời là có hay không thì Martin nói rằng ông cũng hiểu được khá nhiều những gì ứng cử viên suy nghĩ. Ông nói: “Đó là một câu hỏi để hiểu thêm. Câu hỏi đó không loại ứng cử viên ra khỏi cuộc chơi.”

Theo Jim McSherry, giám đốc hãng McSherry & Associates ở Westchester, Illinois, thì những người tuyển dụng muốn bạn trả lời được các câu hỏi ưa thích của họ. Các ứng cử viên hiểu rõ bản thân và tự tin vào năng lực của mình sẽ bình tĩnh trả lời những gì được hỏi và không cảm thấy bối rối vì không đoán trước được câu hỏi. Chính điều này cũng cho người tuyển dụng hiểu thêm về ứng cử viên.

Câu hỏi ưa thích của McSherry là gì? “Nếu tôi được nói chuyện với những

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phỏng vấn mới (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)