Lỗi khi đi phỏng vấn xin việc

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phỏng vấn mới (Trang 54 - 71)

Bạn tốt nghiệp với mảnh bằng loại ưu, bạn luôn tự hào mình là người thông minh, tháo vát. Nhưng bạn vẫn chưa kiếm được việc làm! Hãy tự kiểm nghiệm các lỗi dưới đây xem mình có bị “dính chưởng” nào không nhé!

Giao tiếp

Các nhà tuyển dụng luôn để ý đến khả năng giao tiếp của nhân viên tương lai. Nói năng ngọng líu, ngọng lô, không biết cách biểu đạt vấn đề, nói những câu sai cấu trúc ngữ pháp sẽ khiến họ bực mình và mất hẳn cảm tình với bạn. Nhiều bạn liên tục nói về những vấn đề cá nhân của riêng mình, khiến người đối diện thấy nhàm chán, có người lại trò chuyện một cách cứng nhắc, khó khăn như thể đầy tớ thưa gửi ông chủ.

Giải pháp: Hãy cân nhắc từ ngữ một cách chính xác và thông minh. Lắng nghe

để hiểu từng ẩn ý mà người tuyển dụng muốn hỏi. Các sếp luôn kiếm tìm những ửng cứ viên biết chăm chú lắng nghe, phản ứng nhanh.

Khả năng chuyên môn

Trước ngày phỏng vấn, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ để có thể múa võ giương oai những mặt mạnh của mình. Phải sẵn sàng về mặt tâm lý cũng như kiến thức, bởi thời gian phỏng vấn có hạn, bạn phải khoe những cái cần khoe chứ ai biết đâu mà lần. Chỉ cần một vài biểu hiện lúng túng là bạn sẽ mất điểm với sếp ngay. Thử tưởng tượng bạn bước vào phòng, mắt dáo dác nhìn khắp nơi, trông ngố như một con gà lạc đàn thì ai mà tin nổi bạn chứ.

Giải pháp: Nhìn thẳng vào mắt "giám khảo". Có thể cung cấp vài thông tin về đối

thủ của nhà tuyển dụng để ra vẻ hiểu biết. Ăn uống đầy đủ trước khi phỏng vấn để bạn trông thật hoành tráng đầy sức sống.

Thái độ

Nhiều ứng viên tỏ vẻ bất cần và kiêu ngạo ở các cuộc phỏng vấn, nghĩ rằng như thế sẽ nâng điểm, thực tế họ thuộc týp người không biết mình là ai và nhà tuyển dụng hiển nhiên loại họ khỏi danh sách. Biểu hiện của sự kiêu ngạo là hối thúc người phỏng vấn hỏi nhanh lên vì có một cái hẹn sau đó, hoặc nói xấu ông chủ cũ.

Giải pháp: Thật khách quan, đừng nói gì tiêu cực về người chủ cũ. Hãy khiến

nhà tuyển dụng tin rằng bạn rất nhiệt tình và muốn bắt đầu công việc mới ngay. Hình thức

Trời mưa, bạn tiếc đôi giày vừa đánh xi hôm qua và quyết định đi dép đến phỏng vấn. Thật lố bịch. Có người trước khi diện kiến ông chủ mới, để tự tin lại làm vài hớp bia vào bữa ăn trưa, vậy là đi đời.

Giải pháp: Bỏ cái quần bò hàng hiệu ở nhà. Ngay cả khi các nhân viên của công

ty bạn xin việc ăn mặc rất bình thường, bạn cũng không nên đánh đồng với họ. Hãy phục trang sao cho nhã nhặn và lịch sự, đừng phá vỡ cơ hội của mình bằng những chuyện không đâu.

Một cuộc phỏng vấn hoàn hảo

Tất cả công lao khó nhọc bỏ ra để viết bản lý lịch và thư xin việc đã mang lại kết quả. Một công ty đã mời bạn đến phỏng vấn cho vị trí công việc mới. Còn chờ gì nữa, chuẩn bị thôi!

Lý lịch và thư xin việc của bạn đã cho người sử dụng lao động một hình ảnh chung về khả năng của bạn, bây giờ là lúc cho họ thấy bạn là một người thực sự có thể đáp ứng yêu cầu đầy thách thức của công việc trong công ty. Phỏng vấn có thể là một thử thách thần kinh đối với bạn. Ðể tránh bị thất thố trong cuộc phỏng vấn, bạn nên dành thời gian chuẩn bị trước khi đến ngày đó. Ðể bắt đầu, hãy làm một vài nghiên cứu cơ bản về công ty.

Tối thiểu thì bạn cũng nên biết về sản phẩm và dịch vụ của công ty, mục đích hoạt động của công ty, trụ sở và hoạt động tại Việt Nam.

Phần lớn các thông tin này đều có thể tìm thấy trên web của các công ty hoặc trong các tài liệu về quan hệ công cộng và tiếp thị. Tìm các bài báo hoặc tạp chí về công ty trong thư viện. Cuối cùng, hãy hỏi bạn bè hoặc họ hàng nếu họ biết ai đó đang làm việc ở công ty đó sẵn sàng cung cấp cho bạn thông tin.

Thử một vài câu hỏi phỏng vấn trước với một người bạn không quen lắm. Làm việc đó với một người lạ hoặc một người không quen biết nhiều sẽ giúp bạn có trước kinh nghiệm phỏng vấn nhiều hơn nếu bạn làm thử với bạn vè hoặc người trong gia đình vì với những người này bạn sẽ có cảm giác thoải mái hơn.

Các câu phỏng vấn điển hình: + Hãy kể về bản thân mình

+ Vì sao anh/chị lại xin làm công việc này? + Anh/chị muốn biết gì về công ty?

+ Vì sao anh/chị lại muốn làm việc cho công ty chúng tôi? + Vì sao chúng tôi nên tuyển anh/chị làm công việc này? + Anh/chị mô tả về bản thân như thế nào?

+ Những ưu điểm của anh/chị là gì? + Nhược điểm lớn nhất của anh/chị là gì? + Anh/chị thích loại công việc nào nhất?

+ Anh/chị có mối quan tâm nào khác ngoài công việc? + Những thành tích nào khiến anh/chị hài lòng nhất?

+ Thiếu sót lớn nhất của anh/chị trong công việc trước đây là gì? + Vì sao anh/chị lại thôi việc ở cơ quan cũ?

+ Học vấn và kinh nghiệm của anh/chị liên quan thế nào đến công việc này? + Mục tiêu nghề nghiệp của anh/chị là như thế nào trong năm năm tới? + Mục tiêu trong cuộc sống của anh/chị là gì?

+ Anh/chị được trả lương bao nhiêu tại cơ quan cũ?

Biểu hiện bên ngoài rất quan trọng trong một cuộc phỏng vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hãy chú ý giữ quần áo sạch sẽ và được là cẩn thận. Tóc bạn phải được chải và móng tay phải sạch. Khi phỏng vấn, không nên ngồi rũ trên ghế hoặc dựa vào bàn, giật tóc hay nghịch bút một cách bồn chồn hoặc liên tục tránh tiếp xúc bằng mắt với người phỏng vấn bạn.

Không nên đánh giá thấp thành công của mình mà nên làm ngược lại, không phóng đại công việc của bạn đã hoàn thành.

Một ý tưởng hay là bạn nên chuẩn bị sẵn một ít câu hỏi cho người phỏng vấn

Các câu hỏi thích hợp:

+ Ðiều gì làm cho một người thành công ở công ty này?

+ Có những kênh giao tiếp nào giữa những người tập sự và những người giám sát họ?

+ Xin hãy cho biết một số việc thường làm trong năm đầu tiên?

+ Xin hãy cho biết văn hoá tổ chức và phong cách quản lý của công ty? + Công ty có những kế hoạch gì cho phát triển trong tương lai?

+ Các hoạt động của công ty ở Việt Nam phù hợp thế nào với các chương trình và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hãy mang danh sách các câu hỏi đến buổi phỏng vấn. Hãy tập trung chú ý trong quá trình phỏng vấn vào bất kỳ lĩnh vực mở rộng nào mà bạn muốn tìm hiểu. Người sử dụng lao động muốn gì?

Công ty tư vấn quốc tế, Watson Wyatt liệt kê sau đây những phẩm chất cần nhất của một nhân viên ngày nay:

+ Sẵn sàng chia sẻ thông tin và ý tưởng + Gắn bó với nhóm làm việc

+ Thích ứng với thay đổi

+ Có khả năng làm việc dưới áp lực

+ Có ý thức về quyền sở hữu công việc và ý tưởng

+ Sẵn sàng chấp nhận rủi ro tính trước và dám chấp nhận hậu quả + Kinh nghiệm đa văn hoá và khả năng nói nhiều ngôn ngữ

+ Khả năng giao tiếp rõ ràng và trung thực với đồng nghiệp, các cán bộ lãnh đạo và khách hàng

+ Hiểu biết chiến lược kinh doanh

+ Có quyết tâm tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng Thư cám ơn

Sau bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào bạn cũng nên gửi một thư cảm ơn cho người bạn đã phỏng vấn. Cho dù kết quả phỏng vấn như thế nào, hãy gửi một thư cảm ơn, danh thiếp hoặc thư điện tử ngay lập tức.

Thư cảm ơn nên là một sự bày tỏ ngắn gọn, chân tình biết ơn người phỏng vấn đã dành thời gian tiếp và nếu có thể, nhắc lại quan tâm của bạn về lĩnh vực đó. Một lá thư cảm ơn sẽ làm bạn khác hẳn những ứng cử viên khác, giúp người sử dụng lao động ghi nhận lại một lần nữa những khả năng của bạn và tăng cường quan hệ của bạn trên thị trường việc làm.

Nghe và trả lời phỏng vấn đúng cách

Trả lời phỏng vấn đúng cách dĩ nhiên là không dễ rồi, nhưng nghe thế nào để tạo ấn tượng tốt cũng không phải chuyện đơn giản. Trước khi đến gặp nhà tuyển dụng, hãy học cách lắng nghe và trả lời câu hỏi.

Lắng nghe tích cực: Chú ý tập trung vào những điều người tuyển dụng đang nói,

rút ra những điều chính yếu. Nếu câu hỏi dài dòng và khó hiểu, hãy biết chọn ra những gì là cần thiết nhất để sắp xếp lại và tư duy câu trả lời.

Việc nghe bao gồm các bước sau:

- Nghe: biết lắng nghe, ghi chép chính xác.

- Hiểu: Theo dõi, quan sát tinh tế người tuyển dụng để đọc ý nghĩ, nhận dạng tâm lý của họ lúc phỏng vấn.

- Nhớ và suy nghĩ.

- Đánh giá, cân nhắc trong đầu những lập luận khoa học, sắp xếp những điều cần nghe, những gì không cần để tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảnh hưởng của người tuyển dụng: Sử dụng cử chỉ, thái độ để tỏ rõ mình đang

lắng nghe chăm chú và hiểu những gì nhà tuyển dụng yêu cầu. Ví dụ: gật đầu khi đồng ý, mắt nhìn chăm chú, phản hồi đúng lúc, có những lời bình luận hoặc đế thêm thích hợp, mức độ vừa phải.

Ghi chú: Ghi lại những điều quan trọng. Đừng ghi quá nhiều, quá chi tiết, chỉ viết

ý chính kẻo người phỏng vấn lại nghĩ bạn kém thông minh. Việc ghi chép chứng tỏ bạn quan tâm đến những gì người tuyển dụng trao đổi.

Vị trí ngồi nghe: Ngồi ở vị trí thoải mái, đối diện nhà tuyển dụng, tránh bị sao

nhãng.

Một số nguyên nhân sau có thể làm bạn thất bại trong khi nghe:

- Nghĩ rằng câu hỏi không có lợi ích nên không cần quan tâm. - Chỉ tập trung chú trọng đến một điểm đề tài.

- Đơn giản hoá vấn đề.

- Chỉ lo suy nghĩ phê phán hình thức trình bày hay các khuyết tật nhỏ của nhà tuyển dụng.

- Mất đi sự chú ý do lơ đễnh, lo âu hay bị phân tán bởi các ảnh hưởng khác. - Gán quá nhiều vấn đề quan trọng trong một số câu, từ, không chú ý câu hỏi kế tiếp của người tuyển dụng.

2. Trả lời

Ngoài việc cung cấp thông tin, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi để có một ý niệm về thái độ của bạn, đánh giá khả năng phản ứng của bạn trước những vấn đề đó. Sự trình bày dài dòng dễ làm nhà tuyển dụng nghĩ bạn thích lý sự. Hãy lắng nghe câu hỏi, trả lời trực tiếp ngắn gọn, đầy đủ. Câu chữ vừa phải, không hào nhoáng, đao to búa lớn. Từ dùng giản dị, chính xác, dễ hiểu.

Cách trả lời cũng cần được chú ý. Đừng ê a hay véo von như chim. Nói vừa phải, chậm rãi đủ nghe và phát âm rõ ràng. Động tác cần được tiết chế cẩn thận. Khua tay múa chân, cười quá to như đang “buôn” cùng bạn bè sẽ khiến bạn bị mất điểm.

Phong cách trả lời thoải mái, tự tin. Câu trả lời trung thực, biết chọn điểm nhấn để gây ấn tượng. Đừng nghĩ quá lâu kẻo người phỏng vấn tưởng bạn đang bịa ra câu trả lời.

Một câu trả lời có sức thuyết phục khi nó làm toát lên hình ảnh một người ứng viên có năng lực, thông minh, trí tuệ, trung thực, có văn hóa, khoa học và có hoài bão.

Nói về mình trước nhà tuyển dụng

Trong một cuộc phỏng vấn, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn trình bày ưu, nhược điểm của mình nghĩa là họ muốn tìm hiểu khả năng tự đánh giá năng lực của bạn.

Ông Trần Việt Dũng - Tổng Giám đốc Công ty Guidea (nhà điều hành trang web tuyển dụng www.vietnamHRlink.com) - thực sự ấn tượng khi một ứng viên nói với ông: “Điểm yếu của tôi là ngủ dậy muộn, dù sếp gọi điện thoại cho tôi vào sáng hôm sau, tôi cũng phớt lờ để ngủ cho đủ giấc”.

Nhà quản trị nhân sự hiện đại sẽ đặt câu hỏi ngược lại: “Vấn đề là khi công ty giao cho anh những nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi phải hoàn thành gấp, liệu anh có sẵn sàng làm việc bất kể thời gian để hoàn thành công việc?”. Lúc này, ứng viên sẵn sàng đồng ý.

Qua câu trả lời này, có thể nhận thấy người ứng viên này biết đặt kết quả công việc lên hàng đầu và trung thực. Anh ta không giấu nhược điểm ngủ dậy muộn, nhưng lại sẵn sàng làm việc bất kể thời gian nào nếu điều đó là cần thiết cho công việc.

Như vậy, không quá cầu kỳ nhưng người ứng viên này đã gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Trước cuộc phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu kỹ công việc bạn dự tuyển, tự đánh giá bản thân để xác định ưu điểm của mình. Hãy trình bày với nhà tuyển dụng điều đó. Hãy thể hiện bạn là người năng động, ham học hỏi, cầu tiến. Nhưng quan trọng hơn là thành thật khi kể về nhược điểm, tất nhiên nên biết “gạn đục khơi trong”. Ví dụ, đừng có khơi khơi nói với nhà tuyển dụng rằng “tôi có tật xấu rất ham chơi, bảo thủ, thiếu nhiệt tình trong công việc…”.

Nhà tuyển dụng nào cũng cần ở người lao động tính trung thực. Nhưng nếu họ nhận thấy đang tiếp xúc với một chàng đại lười, họ sẽ chẳng ngần ngại mà loại bạn khỏi vòng đấu.

Bạn làm gì trước - trong & sau một cuộc phỏng vấn?

Những điều nhắc nhở dưới đây sẽ giúp cho bạn bình tĩnh, tự tin và chuẩn bị tốt hơn khi bước vào cuộc phỏng vấn quan trọng...

Một tuần trước khi phỏng vấn

1. Bạn hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Hãy tìm những thông tin đặc biệt về công ty đó. Nếu có thể, bạn có thể vào thư viện, tìm hiểu thông tin trên mạng để tìm kiếm về những điều thú vị và nói chuyện với những nhân viên đang làm việc hoặc ngay cả những người đã nghỉ việc về những kinh nghiệm và những ấn tượng của họ về công ty.

Sau đó bạn hãy nghiên cứu về những sản phẩm dịch vụ, ngành nghề kinh doanh, thị trường, vị trí địa lý, kết cấu, lịch sử, nhân viên và những thông tin quan trọng khác của công ty. Và ắt hẳn công ty đang có những xu hướng mới để phát triển, bạn nên tìm hiểu về điều đó.

2. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu về những đối thủ cạnh tranh chính của công ty và có vài nghiên cứu sơ lược xem họ khác với công ty mà bạn sắp phỏng vấn như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Hãy chuẩn bị những ví dụ cụ thể về những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn cho thấy là rất cần thiết cho công ty. Luyện tập về cách trả lời những câu hỏi mà họ có thể hỏi tới như những kinh nghiệm, trình độ học vấn, những kỹ năng và chúng có mối liên quan như thế nào đến vị trí mà bạn dự tuyển.

Hãy chuẩn bị để “tô màu” giữa kinh nghiệm của bạn và sự cần thiết cho công ty là một trong những kỹ năng phỏng vấn quan trọng nhất mà bạn sẽ cần đến. 4. Tự nhận xét về những ưu điểm và khuyết điểm của mình. Hãy chuẩn bị để nói về những khuyết điểm của mình nhưng tìm một cách khôn khéo nhất để điều chỉnh nó theo chiều hướng tốt.

Ví dụ, bạn có thể nói: "Nhược điểm lớn nhất của tôi là do tôi là một người cầu tòan. Điều đó nó luôn lấy của tôi thêm một chút thời gian để hòan thành công

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phỏng vấn mới (Trang 54 - 71)