Chủ đề nên đề cập trong một cuộc phỏng vấn

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phỏng vấn mới (Trang 47 - 54)

Trên thực tế, một cuộc phỏng vấn không phải là một cuộc tra hỏi, mà giống một cuộc hội thoại hơn. Để có một cuộc hội thoại hấp dẫn, cách tốt nhất là bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin về công việc cũng như đời sống riêng tư của bạn.

Điều gì được coi là cần thiết cho một cuộc phỏng vấn? Nếu bạn đọc những cuốn sách tư vấn phỏng vấn xin việc, bạn sẽ thấy các nhà tuyển dụng sẽ chỉ đưa cho bạn một list dài những câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn.

Trong khi đó, trên thực tế, một cuộc phỏng vấn không phải là một cuộc tra hỏi, mà giống một cuộc hội thoại hơn. Và để có một cuộc hội thoại hấp dẫn, cách tốt nhất là bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin về công việc cũng như đời sống riêng tư của bạn.

Khi bạn đi phỏng vấn, hãy để sự hồi hộp ở bên ngoài và quên phắt nó. Sự chuẩn bị tốt nhất là hãy thể hiện chính bản thân mình và cách tốt nhất để thể hiện cái tôi của bạn chính là những câu chuyện của bạn.

Ngày nay các cuộc phỏng vấn kỹ năng cơ bản thường sử dụng rộng rãi cách đó. Thế nhưng trong các cuộc phỏng vấn truyền thống, nhà tuyển dụng sẽ tập trung vào các câu hỏi để xem bạn có kỹ năng hay hiểu biết cần cho công việc đó hay không. Còn ngày nay, nhà tuyển dụng sẽ dành một nửa thời gian hỏi bạn về kỹ năng nghề nghiệp và một nửa cho khả năng ứng xử của bạn. Dựa vào đó, các phỏng vấn viên sẽ tìm ra những "bằng chứng" xem bạn thực sự có tài trong những tình huống thật như thế nào.

Họ muốn biết bạn là người có khả năng hay có trách nhiệm, nói cách khác bạn sẽ tạo ra tiền hay sẽ tiết kiệm tiền cho công ty; họ cũng muốn biết bạn có khả năng làm việc theo nhóm hay không, bạn sẽ phù hợp trong tập đoàn liên thông hay giống như một hạt cát trong dây chuyền tập thể và liệu bạn có thể đưa ra những đề nghị thích hợp hay không. Tất nhiên họ cũng muốn biết liệu bạn có khả năng phù hợp với môi trường của công ty hay không, bởi chẳng ai tuyển dụng bạn lại muốn bạn tách biệt với những người còn lại trong công ty cả. Vì vậy, để thể hiện bạn là người có khả năng, hãy tạo ra những câu chuyện trong khoảng từ 30 đến 90 giây mỗi phần. Và hãy bắt đầu câu chuyện của bạn bằng cách phát triển 7 ý cơ bản sau:

1. Số lần mà bạn làm ra tiền hoặc tiết kiệm tiền cho công ty cũ của bạn.

2. Một bước ngoặt trong cuộc đời hay nghề nghiệp của bạn và bạn đã vượt qua nó như thế nào?

3. Khoảng thời gian mà bạn làm việc trong một nhóm và những đóng góp của bạn đối với nhóm.

4. Khoảng thời gian trong nghề nghiệp hay công việc mà bạn gặp phải những khó khăn vất vả và bạn đã vượt qua những căng thẳng đó như thế nào? 5. Một khoảng thời gian trong công việc mà bạn đã đạt những thành công với vai trò là người lãnh đạo hay người hướng dẫn

6. Một thất bại mà bạn từng vấp phải trong công việc và cách mà bạn đã vượt qua nó.

7. Một vài sự kiên quan trọng đã xảy ra trong suốt nghề nghiệp của bạn đã tạo ra cho bạn những thay đổi đáng kể...

Hãy nhớ, một cuộc phỏng vấn không phải một cuộc tra hỏi. Nó là một cuộc đối thoại giữa hai người ngang bằng nhau. Vì vậy khi bạn thực hiện những điều trên, bạn sẽ từng bước tiến gần đến mục tiêu công việc của bạn, cái mà bạn thực sự muốn, bởi vì nó là một cuộc hội thoại thành công, một cuộc hội thoại mang công việc đến cho bạn.

"Đối đầu" với những câu hỏi phỏng vấn khó

Những câu hỏi gợi ý dưới đây sẽ giúp cho bạn bình tĩnh, tự tin và chuẩn bị tốt hơn khi bước vào cuộc phỏng vấn quan trọng...

Hãy cho tôi biết về anh/chị?

Chỉ trả lời trong vòng một hoặc hai phút; đừng nói lan man. Sử dụng phần tóm tắt trong đơn xin việc của bạn làm nền tảng để bắt đầu.

Anh/chị biết gì về công ty của chúng tôi?

Chuẩn bị sẵn ở nhà trước buổi phỏng vấn! Dành ít thời gian để lên mạng hoặc vào thư viện để tìm hiểu càng nhiều thông tin về công ty càng tốt, bao gồm sản phẩm, kích cỡ, thu nhập, danh tiếng, hình ảnh, tài quản lý, con người, kỹ năng, lịch sử và triết lý của công ty. Thể hiện sự quan tâm một cách có hiểu biết; đề nghị cán bộ phỏng vấn nói cho bạn biết về công ty.

Tại sao anh/chị muốn làm việc cho chúng tôi?

Đừng nói những gì bạn muốn; đầu tiên, hãy nói về nhu cầu của họ. Bạn muốn trở thành một phần của một dự án cụ thể của công ty; bạn muốn cùng giải quyết một vấn đề của công ty; bạn cũng có thể đóng góp vào các mục tiêu cụ thể của công ty.

Anh/chị muốn làm gì cho chúng tôi? Những gì anh/chị có thể làm mà người khác không thể?

Liên hệ với kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy bạn đã thành công trong việc giải quyết các vấn đề ở công ty cũ, mà những kinh nghiệm này có lẽ tương tự với công ty tương lai.

Thế còn công việc đề nghị mà anh/chị cho là hấp dẫn nhất? Ít hấp dẫn nhất? Liệt kê ra ba hoặc nhiều hơn các nhân tố hấp dẫn và chỉ một nhân tố kém hấp dẫn không đáng kể.

Tại sao chúng tôi nên thuê anh/chị?

Bởi kiến thức, kinh nghiệm, khả năng và kỹ năng của bạn. Anh/chị tìm kiếm điều gì trong công việc?

Cơ hội sử dụng kỹ năng của bạn, để thể hiện và được công nhận.

Xin hãy cho tôi định nghĩa của một… (vị trí mà bạn đang được phỏng vấn). Nên ngắn gọn - đưa ra một định nghĩa tập trung vào hành động và kết quả. Anh/chị cần bao lâu mới có thể đóng góp đáng kể cho công ty chúng tôi? Hoàn toàn không mất nhiều thời gian - bạn chỉ mong đợi một khoảng thời gian ngắn để thích nghi với quỹ đạo của công ty.

Anh/chị sẽ ở lại với chúng tôi trong bao lâu?

Miễn là chúng ta đều cảm thấy tôi còn đóng góp, đạt thành tựu, trưởng thành...

Các câu hỏi có thể gặp khi đàm phán về lương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lương trước đây của bạn? Trong thời gian từ 5 đến 10 năm, bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền?... đó là những câu hỏi có thể gặp khi đàm phán về lương. Bạn sẽ trả lời thế nào?

Câu trả lời: Bạn rất sẵn lòng cho nhà tuyển dụng biết con số, tiền lương tăng

đều. Trong công việc, tiền bạc với bạn không quan trọng bằng cơ hội học hỏi và làm việc.

2. Bạn có giá trị lương bao nhiêu?

Câu trả lời: Phương châm của bạn là làm việc và đóng góp với khả năng tốt

nhất của mình. Vì vậy, bạn luôn nỗ lực để đạt kết quả và được người chủ thừa nhận và công bằng đặt bạn đúng giá trị của bạn.

3. Lương hiện tại của bạn là bao nhiêu?

Câu trả lời: Bạn nên nêu rõ tiền lương, thưởng, làm thêm giờ, những phúc lợi

mà bạn hưởng ở công ty cũ.

4. Trong thời gian từ 5 đến 10 năm, bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền?

Câu trả lời: Bạn mong tiền lương phản ánh nỗ lực của bạn và phù hợp với

những vị trí được trả lương tương đương.

5. Bạn nghĩ mọi người cùng nghề với bạn được trả lương tương xứng?

Câu trả lời: Hãy cẩn thận. Một số người được trả lương quá thấp. Nếu bạn là

một trong số đó, bạn hãy giữ điều đó cho riêng bạn. Đừng thể hiện sự giận dữ hay chống đối của bạn. Bạn chẳng đạt được điều gì khi nói lên như vậy, nhưng lại có nhiều thứ để mất.

6. Bạn có bao giờ bị từ chối tăng lương không?

Bạn có thể trả lời: Những xét duyệt lương tạo nên sự tăng lương cùng với

những đóng góp của bạn. Điều đó, có nghĩa bạn chưa bao giờ bị từ chối tăng lương vì cách làm việc không phù hợp.

7. Bạn có muốn trở thành một thành viên cho kế hoạch lương của chúng tôi không?

Câu trả lời: Bạn rất vui nếu được tham gia kế hoạch này và bạn sẽ xem xét cẩn

thận về tổ chức kế hoạch và sự cạnh tranh trên thị trường tài chính. 8. Bạn mong muốn mức lương là bao nhiêu?

Câu trả lời: Lương căn cứ vào nhiều yếu tố: Điều kiện làm việc, triển vọng tương

lai và cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, khó chấp nhận một mức lương thấp hơn mức lương hiện tại, bởi nó là sự thành công của bạn.

9. Bạn có thể hạ mức lương thấp nhất mà bạn chấp nhận nếu làm công việc này?

Câu trả lời: Có thể bạn đang bị cạnh tranh bởi những người đưa ra mức lương

thấp hơn. Trong câu trả lời bạn nên nêu những mức trách nhiệm của công việc và thành quả đạt được.

Tác phong chuyên nghiệp trong phỏng vấn

Trong cuộc phỏng vấn xin việc, không chỉ những điều bạn nói là quan trọng, cách bạn nói và dáng vẻ của bạn như thế nào cũng quan trọng không kém. Hãy bước vào phòng một cách tự tin. Dù bạn mới lần đầu tiên đi dự phỏng vấn, bạn vẫn cứ thật bình tĩnh, đầu ngẩng cao (nhưng đừng thái quá, sẽ bị xem là tự cao), nở một nụ cười và chắc chắn rằng bạn đang rất nhiệt tình chờ đón cơ hội phỏng vấn này.

Những câu phỏng vấn sẽ không phải lúc nào cũng thú vị, nhưng nếu bạn đã chuẩn bị trước tâm lý và kiến thức cho những câu hỏi "kinh điển" thì dáng vẻ của bạn sẽ bộc lộ thái độ tự tin ấy.

Đừng bắt tay một cách... ủ rũ. Trong một số môi trường chuyên nghiệp, cái bắt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tay có thể nói rất nhiều về một con người. Hãy chắc là cái bắt tay của bạn đủ mạnh mẽ, không rụt rè... ẻo lả! Cũng đừng bắt tay quá trớn. Hẳn bạn cũng không muốn bị "ghi sổ" như một người làm hỏng cuộc phỏng vấn chỉ vì những ngón tay!

Cố gắng phản chiếu người phỏng vấn của bạn. Hãy luôn "theo sát" người phỏng

vấn bạn và cố gắng phản chiếu lại thái độ và những hành động của anh ta hay cô ta một cách tinh tế. Nếu người phỏng vấn bạn đang rất hào hứng, hãy cố gắng bắt kịp cảm xúc đó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa khuyên bạn làm những gì người phỏng vấn bạn làm!

Đừng rung rung đôi chân của bạn, gõ nhịp bàn chân, vặn vẹo đôi bàn tay, xoắn vài lọn tóc hoặc cắn móng tay... Tất cả những hình ảnh đó phản ánh sự thiếu tự

tin và sợ hãi và hoàn toàn có thể làm lãng phí những lời nói của bạn. Hãy làm sao cho người nghe tập trung vào những câu trả lời hay nhất của bạn, chứ không phải là cách cư xử bồn chồn - không yên ấy!

Quan tâm đến tư thế của bạn. Hãy cố gắng ngồi thẳng và có một dáng điệu tốt,

điều này sẽ giúp bạn nói với người đang phỏng vấn bạn rằng bạn là một người tự tin và có cá tính. Ngược lại, dáng đi lừ đừ sẽ vẽ nên một chân dung lười biếng và yếu kém về bạn.

Đừng vắt chéo đôi cánh tay trước người của bạn. Ngồi với đôi tay bắt chéo

trước bạn có thể sẽ chỉ ra một tính cách phòng thủ, sự kháng cự, tính công kích và một suy nghĩ không cởi mở. Sử dụng đôi bàn tay diễn cảm những gì bạn đang nói. Khi người phỏng vấn đang nói, hãy đặt đôi bàn tay vào lòng bạn, thoải mái với đôi cánh tay dựa vào ghế của bạn.

Giữ đôi mắt nhìn thẳng. Luôn hướng đôi mắt về người phỏng vấn bạn sẽ giúp

bạn thật sự nối kết với họ và hãy làm điều này dù bạn là người nhút nhát. Vâng, việc hướng mắt về người phỏng vấn có thể làm bạn lúng túng nhưng đó là một cách thức rất quan trọng.

Tương tự, cố gắng vận dụng những ngôn ngữ hình thể khác để gây một ấn tượng tốt như gật đầu, nghiêng nghiêng đầu, nhướng lông mày lên khi người khác đang nhấn mạnh quan điểm của họ.

Đừng thường xuyên thay đổi tư thế ngồi. Hãy tìm một tư thế cho đôi chân của

bạn, sao cho thoải mái và cố gắng duy trì tư thế này. Nếu bạn chọn cách ngồi bắt chéo chân, hãy chắc rằng bạn có thể bắt chéo chân suốt buổi phỏng vấn.

Quan tâm đến giọng điệu của bạn. Giống như những cử động lý tính, giọng nói

sẽ nói rất nhiều về bạn. Hãy chắc là bạn đã trả lời những câu hỏi bằng một giọng điệu mạnh mẽ, phù hợp. Tránh việc trả lời quá nhỏ nhẹ, hoặc nói lầm bầm, hoặc nói quá nhanh.

Điều tốt nhất bạn nên nhớ là trước khi trả lời một câu hỏi là hãy hít một hơi thở sâu, suy nghĩ một vài giây và sau đó hãy bắt đầu trả lời. Điều này sẽ giúp bạn "khống chế" được sự căng thẳng và giúp bạn thể hiện mình tốt nhất khi bạn đưa ra những câu trả lời quan trọng.

Trở thành ứng viên chuyên nghiệp nhất

Phỏng vấn luôn là bước quan trọng nhất khi xin việc làm. Theo các chuyên gia của Thế giới Việc làm, để đạt kết quả cao nhất, bạn cần thể hiện hết khả năng mình trước nhà tuyển dụng.

Trước khi phỏng vấn

- Cần chuẩn bị những giấy tờ quan trọng, phác thảo câu trả lời cho những câu hỏi khó và chọn trang phục thích hợp.

- Hãy chú trọng tới hình thức như tắm gội, cắt tóc, cạo râu, tránh dùng dầu thơm hay xà bông cạo râu bởi người phỏng vấn có thể bị dị ứng hay nhạy cảm với mùi đậm đặc đó

- Đừng hút thuốc vì nó sẽ để lại mùi khó chịu trên quần áo và tóc của bạn. Bước đầu phỏng vấn

- Trong khi chờ đợi, hãy tỏ ra thoải mái, nhã nhặn với nhân viên lễ tân nhưng đừng làm phiền họ bằng những chuyện vặt vãnh, tốt nhất là nên ít lời.

- Khi gặp người phỏng vấn lần đầu, hãy để họ đưa tay ra trước, đứng dậy bắt tay thể hiện sự lịch sự, nhanh nhẹn.

- Hãy bắt tay chặt, thân thiện, đừng hờ hững hay quá mạnh. - Nên để người phỏng vấn dẫn tới văn phòng, nơi phỏng vấn. - Hãy bước đi tự tin, dáng thẳng và đừng lưỡng lự.

- Chờ đến khi được mời chứ đừng ngồi ngay xuống khi vừa vào phòng phỏng vấn.

Phần giữa cuộc phỏng vấn

- Câu trả lời của bạn rất quan trọng nhưng không nói lên tất cả về bạn. - Hãy chú ý cử chỉ của mình, đừng thể hiện sự hốt hoảng. Nếu cần trấn tĩnh trước khi trả lời thì hãy nói: "Cho tôi suy nghĩ một chút".

- Không nên xin lỗi trong cuộc phỏng vấn vì những khiếm khuyết như bản sơ yếu lý lịch luộm thuộm… Nếu cần xin lỗi, như việc đến muộn thì nói ngắn nhưng chân thành và đừng lặp lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chú ý không ngồi vào mép ghế, tựa vào bàn của người phỏng vấn hay ngã người quá sâu vào lòng ghế mà hãy ngồi thoải mái, dựa vào thành ghế để chứng tỏ bạn đang chú ý.

- Cũng đừng vắt tay quá đầu hay dựa lưng vào ghế tạo ra vẻ ngạo mạn. - Hãy ngồi yên, đừng rung đùi hay để chéo chân, tốt nhất là giữ nguyên chân trên sàn trong suốt cuộc phỏng vấn.

- Đừng cười lớn hay khúc khích, tránh phát ra những âm thanh không cần thiết. - Thỉnh thoảng hãy nở một nụ cười, người phỏng vấn sẽ thấy bạn là người thân thiện, thoải mái. Tỏ ra quan tâm đến những gì người phỏng vấn nói, có thể đáp lại bằng cách mỉm cười, gật đầu và nói những câu như "Tôi biết" hay "Điều này rất hay"…

- Nhớ duy trì ánh mắt hướng tới người phỏng vấn, đừng nhìn xuống, nhìn ra ngoài.

- Hãy tạo mối tác động qua lại và ấn tượng tốt bằng cách lắng nghe và đáp ứng

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phỏng vấn mới (Trang 47 - 54)