Các chỉ tiêu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và thời vụ trồng đến năng suất chất lượng của giống sắn mới KM414 tại thái nguyên (Trang 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất (đường kính củ, chiều dài củ, số củ/gốc, khối lượng củ/gốc) và năng suất (năng suất thực thu, năng suất lý thuyết, năng suất thân lá và năng suất sinh vật học, tỷ lệ tinh bột, tỷ lệ chất khô).

+ Chiều dài củ, đường kính củ: mỗi ô thí nghiệm chọn 30 củ trong đó có 10 củ dài, 10 củ trung bình và 10 củ ngắn, đo lấy số liệu trung bình

+ Số củ/gốc: đếm tổng số củ của mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch/tổng số cây thu hoạch

+ Khối lượng củ/gốc: cân khối lượng củ thu hoạch của ô thí nghiệm/tổng số cây thu hoạch.

+ Năng suất củ tươi (tấn/ha) = Khối lượng củ tươi/ô x mật độ cây/ha + Năng suất thân lá (tấn/ha) = Khối lượng thân lá của 1 cây x mật độ cây/ha

+ Năng suất sinh vật học (tấn/ha) = Năng suất củ tươi + Năng suất thân lá. - Nghiên cứu năng suất, chất lượng (tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột, năng suất củ khô và năng suất tinh bột).

+ Tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột: xác định theo phương pháp khối lượng riêng của CIAT, mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch lấy 5kg củ tươi cân trong không khí để xác định chất khô theo công thức sau:

y (%) = 158,3142,0 B A A x 100 - Trong đó: y là tỷ lệ chất khô

A là khối lượng củ tươi cân trong không khí B là khối lượng củ tươi cân trong nước.

Chỉ số thu hoạch = Năng suất củ tươi x 100

Năng suất sinh vật

+ Năng suất củ khô (tấn /ha)= Năng suất củ tươi x tỷ lệ chất khô.

- Năng suất tinh bột (tạ/ha) = Năng suất củ tươi x hàm lượng tinh bột. - Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế:

+ Tổng chi = tổng chi phân + công lao động + giống

Trong đó:

- Giống = 700.000đ/ha (trong thí nghiệm là không đáng kể)

- Phân hữu cơ (phân chuồng ) = kg/ ha x 800đ/kg

- Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh = kg/ ha x 800đ/kg

- Phân đạm urê = kg/ha x 10.800đ/kg

- Phân supelân = kg/ha x 3.600đ/kg

- Phân kaly = kg/ha x 7.600đ/kg

- Công lao động = công/ha x 100.000đ/công

+ Tổng thu = Năng suất sắn củ tươi x giá sắn củ tươi/kg

+ Lãi Thuần = Tổng thu - Tổng chi

2.5. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu

- Số liệu thí nghiệm được nhập trên bảng tính Excel.

- Phân tích xử lý thống kê được tiến hành trên phần mềm thống kê IRRISTAT 4.0 phần mềm thống kê SAS 6.12.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến sự sinh trƣởng, phát triển giống sắn mới KM414 tại Thái Nguyên năm 2014

3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của giống sắn mới KM414

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của giống sắn KM414 được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của giống sắn mới KM414

Thời điểm trồng

Tỷ lệ mọc mầm (%)

Thời gian từ trồng đến mọc mầm (ngày)

Bắt đầu Kết thúc 13/2 92,22 15 22 23/2 95,56 14 21 04/3 96,67 16 20 14/3 97,78 12 19 24/3 93,33 14 21

Qua số liệu ở bảng 3.1 và bảng phụ lục 1 ta thấy:

+ Thời gian từ trồng đến bắt đầu mọc mầm của giống sắn mới KM414 trong các thời điểm trồng dao động từ 12 - 16 ngày, trong đó khi trồng vào thời điểm 14/3 thì giống sắn KM414 có thời gian từ trồng đến mọc sớm nhất (12 ngày) thời điểm mọc muộn nhất là thời điểm 04/3 (16 ngày). Ở ba thời điểm còn lại 13/2, 23/2 và 24/3 thì giống sắn mới KM414 có thời gian từ trồng đến bắt đầu mọc mầm dao động từ 14 - 15 ngày.

+ Thời gian từ trồng đến kết thúc mọc mầm của giống sắn mới KM414 giữa các thời điểm tham gia thí nghiệm khác nhau và dao động từ 19-22 ngày, sớm nhất là trồng ở thời điểm 14/3 (19 ngày), muộn nhất là trồng vào thời

điểm 13/2 (22 ngày) muộn hơn trồng ở thời điểm 14/3 là 3 ngày, còn thời điểm 23/2 và 24/3 giống sắn có thời gian kết thúc mọc mầm là 21 ngày.

+ Khoảng thời gian từ khi mọc mầm đến khi kết thúc mọc mầm của giống sắn mới KM414 giữa các thời điểm trồng cũng khác nhau, dao động từ 4 - 7 ngày. Khi trồng sắn vào thời điểm 13/2, 23/2, 14/3 và 24/3 thì giống sắn mới KM414 có khoảng thời gian mọc mầm kéo dài 7 ngày, thời điểm 04/3 giống sắn mới KM414 có khoảng thời gian từ mọc mầm đến kết thúc mọc mầm là 4 ngày.

+ Tỷ lệ mọc mầm của giống sắn mới KM414 giữa các thời điểm trồng khá cao đạt từ 92,22 - 97,78%. Như vậy trong cùng một giống, điều kiện tự nhiên, mật độ trồng và chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như nhau nhưng tỷ lệ mọc mầm, thời gian bắt đầu và kết thúc mọc mầm của các thời điểm là khác nhau trong đó thời điểm trồng tháng 3 là cao nhất do có điều kiện khí hậu

(nhiệt độ 19,10C ấm vừa phải, ẩm độ khá cao và lượng mưa cao 85,59 mm)

thuận lợi cho việc cây sắn nảy mầm vì vậy thời điểm trồng tháng 3 có tỷ lệ mọc mầm cao nhất.

3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn mới KM414

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của giống sắn mới KM414

(Đơn vị tính: cm/ngày) Thời điểm trồng Tháng sau trồng 4 5 6 7 8 13/2 1,72 1,28 1,20 0,47 0,32 23/2 1,94 1,51 1,48 0,81 0,52 04/3 1,84 1,44 1,32 0,76 0,57 14/3 1,97 1,82 1,61 1,14 0,70 24/3 1,81 1,18 1,16 0,50 0,33

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn KM414 được thể hiện ở bảng 3.2.

Qua bảng số liệu 3.2 ta thấy:

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các thời điểm có sự khác nhau nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể.

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt cực đại ở tháng thứ 4 sau trồng, giảm dần ở các tháng tiếp theo: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khi trồng ở thời điểm 14/3 thì giống sắn KM414 đạt giá trị cao nhất 1,97 cm/ngày. Ở thời điểm 23/2 giống sắn có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao thứ hai đạt 1,94 cm/ngày. Còn khi trồng ở thời điểm 13/2 thì giống sắn có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất (1,72 cm/ngày) thấp hơn khi trồng vào thời điểm 14/3 là 0,25 cm/ngày.

- Ở tháng thứ 5 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 1,18 - 1,82 cm/ngày. Khi trồng vào thời điểm 14/3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất đạt 1,82 cm/ngày và khi trồng vào thời điểm 24/3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất (1,18 cm/ngày) thấp hơn khi trồng vào thời điểm 14/3 là 0,64 cm/ngày.

- Ở tháng thứ 6 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 1,16 - 1,61 cm/ngày. Trong đó cây trồng ở thời điểm 14/3 vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 1,61 cm/ngày. Tiếp đến vẫn là trồng ở thời điểm 23/2 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt 1,48 cm/ngày. Còn khi trồng ở thời điểm 24/3 cây có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất (1,16 cm/ngày).

- Ở tháng thứ 7 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 0,47 - 1,14 cm/ngày. Trong đó khi trồng vào thời điểm 14/3 giống sắn vẫn có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 1,14 cm/ngày. Thời điểm 13/2 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất đạt 0,47 cm/ngày.

- Ở tháng thứ 8 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 0,32 - 0,70 cm/ngày. Có thể nói đây là giai đoạn hoàn tất lượng vật chất

hữu cơ tổng hợp về cơ quan kinh tế (củ) để chuẩn bị cho thời kỳ thu hoạch, đồng thời giảm thiểu lượng dinh dưỡng trong thân lá.

Như vậy từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 sau trồng, giống sắn KM414 trồng ở thời điểm 14/03 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh nhất so với các thời điểm khác trong thí nghiệm. Đứng thứ 2 là khi giống sắn KM414 được trồng ở thời điểm 23/2.

3.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tốc độ ra lá của giống sắn mới KM414

Kết quả theo dõi tốc độ ra lá giống sắn tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3:

Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến tốc độ ra lá của giống sắn mới KM414 (Đơn vị tính: lá/ngày) Thời điểm trồng Tháng sau trồng 4 5 6 7 8 13/2 0,80 0,56 0,35 0,23 0,19 23/2 1,01 0,63 0,54 0,53 0,21 04/3 0,86 0,59 0,45 0,45 0,17 14/3 1,00 0,76 0,63 0,69 0,23 24/3 0,75 0,43 0,30 0,31 0,20

Qua số liệu bảng 3.3 cho thấy:

- Ở tháng thứ 4 sau trồng: Tốc độ ra lá ở các thời điểm trồng khác nhau của giống sắn mới KM414 đạt cực đại, dao động từ 0,75 - 1,01 lá/ngày. Trong đó khi trồng vào thời điểm trồng 23/2 giống sắn có tốc độ ra lá cao nhất đạt 1,01 lá/ngày. Thời điểm trồng cây có tốc độ ra lá cao thứ 2 là 14/3 đạt 1,00 lá/ngày, tiếp theo là hai thời điểm 04/3 và 13/2 cây có tốc độ ra lá lần lượt là 0,86 và 0,80 lá/ngày. Khi trồng vào thời điểm 24/3 giống sắn KM414 có tốc độ ra lá thấp nhất đạt 0,75 lá/ngày.

- Ở tháng thứ 5 sau trồng: Thời điểm trồng mà giống sắn KM414 có tốc độ ra lá đạt cực đại là thời điểm 14/3 đạt 0,76 lá/ngày, tiếp đến là thời điểm trồng 23/2 cây sắn có tốc độ ra lá đạt 0,63 lá/ngày, các thời điểm trồng còn lại cây có tốc độ ra lá giảm dần lần lượt là 04/3 (0,59 lá/ngày), 13/2 (0,56 lá/ngày) và 24/3 (0,43 lá/ngày).

- Ở tháng thứ 6 sau trồng: Tốc độ ra lá khi trồng vào thời điểm trồng 14/3 đạt cao nhất đạt 0,63 lá/ngày. Ở các thời điểm trồng còn lại đều có tốc độ ra lá thấp hơn và thời điểm trồng mà giống sắn KM414 có tốc độ ra lá thấp nhất là 24/3 đạt 0,30 lá/ngày.

- Ở tháng thứ 7 và tháng thứ 8 sau trồng: Tốc độ ra lá của giống sắn đều giảm đáng kể và dần đi vào ổn định. Tại các thời điểm trồng giống sắn KM414 có tốc độ ra lá rất thấp và gần như tương đương nhau trong đó cao nhất là thời điểm trồng 14/3. Ở hai tháng cuối trước khi thu hoạch cây hầu như không còn ra lá nữa và bắt đầu rụng hết. Đây là giai đoạn cây bắt đầu ngừng sinh trưởng thân lá để tập trung dinh dưỡng và tích lũy vật chất khô cho củ.

Nhìn chung tốc độ ra lá của giống sắn KM414 phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau và tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây.

3.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tuổi thọ lá của giống sắn mới KM414

Để đánh giá được nhiệm kỳ hoạt động của lá nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho tích lũy vật chất khô về củ. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến thành theo dõi về tuổi thọ của lá sắn được thể hiện ở bảng 3.4.

Số liệu bảng 3.4 cho thấy:

- Tuổi thọ lá của các thời điểm trồng khác nhau có khác nhau. Tất cả các thời điểm trồng đều có tuổi thọ lá đạt cực đại vào tháng thứ 4 sau trồng và sau đó giảm dần.

- Ở tháng thứ 4 sau trồng: Tuổi thọ lá khi trồng sắn vào các thời điểm đạt cao nhất. Tuổi thọ lá khi trồng sắn vào các thời điểm tương đối cao và sự

chênh lệch là không lớn dao động từ 82,00 - 86,47 ngày. Trong đó khi trồng sắn vào thời điểm 13/2 có tuổi thọ lá cao nhất đạt 86,47 ngày. Khi trồng sắn vào thời điểm 23/2 có tuổi thọ lá thấp nhất 82,00 ngày.

Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến tuổi thọ lá của giống sắn mới KM414

(Đơn vị tính: ngày) Thời điểm trồng Tuổi thọ lá ở các tháng sau trồng 4 5 6 7 8 13/2 86,47 78,93 68,40 55,60 49,27 23/2 82,00 77,40 74,27 59,07 49,33 04/3 85,67 84,07 74,33 59,67 51,13 14/3 83,73 78,93 70,73 57,80 51,87 24/3 84,60 80,67 77,00 65,93 55,53

- Ở tháng thứ 5 sau trồng: Ở tháng này khi trồng sắn vào thời điểm 04/3 vẫn có tuổi thọ lá cao nhất đạt 84,07 ngày. Khi trồng sắn vào thời điểm 23/2 có tuổi thọ lá thấp nhất đạt 77,40 ngày.

- Ở tháng thứ 6 sau trồng: Tuổi thọ lá khi trồng sắn vào các thời điểm có xu hướng giảm dần. Khi trồng sắn vào thời điểm 24/3 vẫn là thời điểm có tuổi thọ lá cao nhất đạt 77,00 ngày.

- Ở tháng thứ 7 và thứ 8 sau trồng trở đi tuổi thọ lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm tiếp tục giảm. Khi trồng sắn vào thời điểm 24/3 vẫn có tuổi thọ lá cao nhất ở cả 2 tháng này.

Điều này hoàn toàn phù hợp trong giai đoạn sinh trưởng thân lá giảm để tập trung dinh dưỡng tích lũy về củ, mặt khác trong thời gian này nhiệt độ và độ ẩm thấp, không có mưa khiến cho tuổi thọ lá của các giống sắn giảm xuống.

3.1.5. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến đặc điểm nông sinh học của giống sắn mới KM414

điểm nông học của giống sắn KM414 đã thu được những kết quả thể hiện trong bảng 3.5:

Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến đặc điểm nông sinh học của giống sắn mới KM414 tại trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên Thời điểm trồng Chiều cao thân chính (cm) Chiều dài các cấp cành (cm) Chiều cao cây cuối cùng (cm) Đƣờng kính gốc (cm) Tổng số lá (lá/cây) Cành cấp 1 Cành cấp 2-3 13/2 136,40 92,07 39,60 268,27 3,27 178,20 23/2 155,33 86,73 62,93 305,20 3,58 185,53 04/3 147,07 79,47 60,80 287,73 3,35 165,67 14/3 170,27 86,47 67,80 324,73 3,83 176,00 24/3 125,73 63,40 60,20 249,40 3,21 174,67

* Chiều cao thân chính

Được tính từ mặt đất tới điểm phân cành, thân chính cao hay thấp tùy thuộc vào giống. Nếu chiều cao thân chính thấp thì phân cành nhiều, ngược lại thân chính cao, mập phân cành ít. Chiều cao thân chính ảnh hưởng tới tổng số lá trên thân. Chiều cao thân chính hợp lý có ý nghĩa lớn trong việc cơ giới hóa nghề trồng sắn và có khả năng chống đổ tốt.

Qua bảng số liệu 3.5 ta thấy:

- Khi trồng vào các thời điểm khác nhau đối với giống sắn KM414 có chiều cao thân chính dao động từ 125,73 - 170,27 cm.

- Ở thời điểm trồng 14/3 giống sắn KM414 có chiều cao thân chính cao nhất đạt 170,27 cm.

- Khi trồng thời điểm trồng 24/3 thì giống sắn KM414 có chiều cao thân chính thấp nhất đạt 125,73 cm.

- Ở các thời điểm trồng còn lại giống sắn KM414 có chiều cao thân chính lần lượt là 136,40 cm (thời điểm 13/2), 155,33 cm (thời điểm 23/2) và 147,07 cm (thời điểm 04/3).

* Chiều dài các cấp cành

Trong những yếu tố quyết định đến chiều cao thân chính, tổng số lá trên thân chính là sự phân cành. Sự phân cành là cơ sở để xác định mật độ trồng và trồng xen với các cây trồng khác sao cho thích hợp nhằm đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt và là một trong những cơ sở để chọn tạo giống.

Qua bảng số liệu 3.5 ta thấy:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và thời vụ trồng đến năng suất chất lượng của giống sắn mới KM414 tại thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)