Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ kết hợp phân hữu cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và thời vụ trồng đến năng suất chất lượng của giống sắn mới KM414 tại thái nguyên (Trang 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ kết hợp phân hữu cơ

cơ (phân chuồng) đến sinh trưởng, phát triển giống sắn mới KM414

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ với phân bón hữu cơ đến sinh trưởng giống sắn mới KM414.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ với phân bón hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống sắn mới KM414.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ với phân bón hữu cơ đến chất lượng (tỷ lệ chất khô, năng suất củ khô, tỷ lệ tinh bột, năng suất tinh bột) giống sắn mới KM414.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của tổ hợp phân bón vô cơ với phân bón hữu cơ đến giống sắn mới KM414.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống sắn mới KM414 trưởng, phát triển của giống sắn mới KM414

Thí nghiệm gồm 05 công thức được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 03 lần. Diện tích ô = 6,0 x 5,0m = 30m2

- Tổng diện tích thí nghiệm: 450 m2, không tính diện tích bảo vệ.

+ Công thức 1 (CT1): Ngày trồng 13/2 + Công thức 2 (CT2): Ngày trồng 23/2 + Công thức 3 (CT3): Ngày trồng 4/3 + Công thức 4 (CT4): Ngày trồng 14/3 + Công thức 5 (CT5): Ngày trồng 24/3 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Dải bảo vệ CT3 CT1 CT4 CT2 CT5 CT2 CT3 CT1 CT5 CT4 CT4 CT5 CT2 CT1 CT3 Dải bảo vệ

- Lượng phân bón: 10 tấn phân hữu cơ + 120 kg N + 80 kg P2O5+ 120

kg K2O/ha

2.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ kết hợp phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến sinh trưởng,năng suất và hợp phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến sinh trưởng,năng suất và chất lượng giống sắn mới KM414

Thí nghiệm chính quy gồm 05 công thức được bố trí theo phương pháp

khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 03 lần. Diện tích ô (6,0 x 5,0 m= 30 m2

.

Tổng diện tích thí nghiệm: 450 m2, không tính diện tích bảo vệ.

- Công thức 1(đ/c): Không bón phân

- Công thức 2: Bón 45 Kg N +30 Kg P2O5 +40 Kg K2O + Nền (3 tấn

phân HCVS Sông Gianh)

- Công thức 4: Bón 125 Kg N +60 Kg P2O5 +120 Kg K2O + Nền - Công thức 5: Bón 135 Kg N +80 Kg P2O5 +160 Kg K2O + Nền SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Dải bảo vệ CT5 CT2 CT4 CT3 CT1 CT3 CT4 CT1 CT2 CT5 CT4 CT5 CT2 CT1 CT3 Dải bảo vệ

2.4.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ kết hợp phân hữu cơ (phân chuồng) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng hợp phân hữu cơ (phân chuồng) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống sắn mới KM414

Thí nghiệm chính quy gồm 05 công thức được bố trí theo phương pháp

khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 03 lần. Diện tích ô (6,0 x 5,0 m = 30 m2

.

Tổng diện tích thí nghiệm: 450 m2

, không tính diện tích bảo vệ. - Công thức 1 (đ/c): Không bón phân

- Công thức 2: Bón 45 Kg N + 30Kg P2O5 + 40 Kg K2O + 20 tấn phân hữu cơ

- Công thức 3: Bón 90 Kg N + 40Kg P2O5 + 80 Kg K2O +15 tấn phân hữu cơ

- Công thức 4: Bón 125 Kg N + 60Kg P2O5 + 120 Kg K2O + 10 tấn

phân hữu cơ

- Công thức 5: Bón 135 Kg N + 80Kg P2O5 + 160 Kg K2O + 5 tấn

phân hữu cơ

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Dải bảo vệ CT4 CT1 CT3 CT2 CT5 CT1 CT4 CT5 CT3 CT2 CT3 CT5 CT2 CT4 CT3 Dải bảo vệ

2.4.4. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm

- Theo hướng dẫn của CIAT (Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế) + Làm đất: đúng quy trình kỹ thuật đề ra (sâu, tơi xốp, sạch cỏ dại). + Thời vụ trồng tháng 2/2014

+ Mật độ trồng: 1m x 1m tương đương 10.000 cây/ ha. + Kỹ thuật bón phân:

- Kỹ thuật bón tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ:

Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 100% P2O5+ 1/3 N+ 1/3 K2O.

Bón thúc lần 1: Sau trồng 45 ngày với lượng 1/3 N+ 1/3 K2O kết hợp

với làm cỏ lần 1 và vun gốc.

Bón thúc lần 2: Sau trồng 90 ngày với lượng 1/3 N + 1/3 K2O kết hợp

làm cỏ lần 2 và vun cao gốc.

- Kỹ thuật bón tổ hợp phân vô cơ và phân vi sinh sông Gianh:

Bón lót toàn bộ phân vi sinh sông Gianh + 100% P2O5+ 1/3 N+ 1/3 K2O.

Bón thúc lần 1: Sau trồng 45 ngày với lượng 1/3 N+ 1/3 K2O kết hợp

với làm cỏ lần 1 và vun gốc.

Bón thúc lần 2: Sau trồng 90 ngày với lượng 1/3 N + 1/3 K2O kết hợp

làm cỏ lần 2 và vun cao gốc.

2.4.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn (QCVN 01- 61:2011/BNNPTNT) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.4.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng

- Tỷ lệ mọc mầm (%): từ khi trồng đến khi có 70% số hom mọc thành cây - Số lượng cây/ô (cây): đếm tổng số cây/ô lúc thu hoạch

Tỷ lệ cây sống (%) = Tổng số cây thu hoạch/ô x 100

Tổng số hom trồng/ô

- Nghiên cứu đặc điểm nông học của giống sắn tham gia thí nghiệm (chiều cao thân chính, chiều dài cấp cành, chiều cao cây cuối cùng, tổng số

lá/cây). Theo dõi một lần khi thu hoạch, chọn 5 cây theo đường chéo góc đo đếm lấy số liệu trung bình.

+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày): xác định bằng cách 15 ngày đo một lần, 5 cây/ô thí nghiệm theo đường chéo góc và được cố định bằng cọc tre sau lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng trong tháng.

+ Tốc độ ra lá (lá/ngày): xác định bằng phương pháp đánh dấu lá non 15 ngày đo 1 lần, 5 cây/ô thí nghiệm theo đường chéo góc và được cố định bằng cọc tre sau lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng trong tháng

+ Tuổi thọ lá (ngày): xác định bằng phương pháp đánh dấu lá non mới được hình thành và phát triển đầy đủ khi lá chuyển sang màu vàng, 15 ngày theo dõi 1 lần, 5 cây/ô thí nghiệm theo đường chéo góc và được cố định bằng cọc tre sau lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng trong tháng.

+ Đường kính gốc (cm): đo điểm cách mặt đất 10cm

+ Độ cao phân cành (cm): đo từ mặt đất đến điểm phân cành đầu tiên + Số cành/cây: đếm số cành trên cây lúc thu hoạch

2.4.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất (đường kính củ, chiều dài củ, số củ/gốc, khối lượng củ/gốc) và năng suất (năng suất thực thu, năng suất lý thuyết, năng suất thân lá và năng suất sinh vật học, tỷ lệ tinh bột, tỷ lệ chất khô).

+ Chiều dài củ, đường kính củ: mỗi ô thí nghiệm chọn 30 củ trong đó có 10 củ dài, 10 củ trung bình và 10 củ ngắn, đo lấy số liệu trung bình

+ Số củ/gốc: đếm tổng số củ của mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch/tổng số cây thu hoạch

+ Khối lượng củ/gốc: cân khối lượng củ thu hoạch của ô thí nghiệm/tổng số cây thu hoạch.

+ Năng suất củ tươi (tấn/ha) = Khối lượng củ tươi/ô x mật độ cây/ha + Năng suất thân lá (tấn/ha) = Khối lượng thân lá của 1 cây x mật độ cây/ha

+ Năng suất sinh vật học (tấn/ha) = Năng suất củ tươi + Năng suất thân lá. - Nghiên cứu năng suất, chất lượng (tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột, năng suất củ khô và năng suất tinh bột).

+ Tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột: xác định theo phương pháp khối lượng riêng của CIAT, mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch lấy 5kg củ tươi cân trong không khí để xác định chất khô theo công thức sau:

y (%) = 158,3142,0 B A A x 100 - Trong đó: y là tỷ lệ chất khô

A là khối lượng củ tươi cân trong không khí B là khối lượng củ tươi cân trong nước.

Chỉ số thu hoạch = Năng suất củ tươi x 100

Năng suất sinh vật

+ Năng suất củ khô (tấn /ha)= Năng suất củ tươi x tỷ lệ chất khô.

- Năng suất tinh bột (tạ/ha) = Năng suất củ tươi x hàm lượng tinh bột. - Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế:

+ Tổng chi = tổng chi phân + công lao động + giống

Trong đó:

- Giống = 700.000đ/ha (trong thí nghiệm là không đáng kể)

- Phân hữu cơ (phân chuồng ) = kg/ ha x 800đ/kg

- Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh = kg/ ha x 800đ/kg

- Phân đạm urê = kg/ha x 10.800đ/kg

- Phân supelân = kg/ha x 3.600đ/kg

- Phân kaly = kg/ha x 7.600đ/kg

- Công lao động = công/ha x 100.000đ/công

+ Tổng thu = Năng suất sắn củ tươi x giá sắn củ tươi/kg

+ Lãi Thuần = Tổng thu - Tổng chi

2.5. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu

- Số liệu thí nghiệm được nhập trên bảng tính Excel.

- Phân tích xử lý thống kê được tiến hành trên phần mềm thống kê IRRISTAT 4.0 phần mềm thống kê SAS 6.12.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến sự sinh trƣởng, phát triển giống sắn mới KM414 tại Thái Nguyên năm 2014

3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của giống sắn mới KM414

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của giống sắn KM414 được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của giống sắn mới KM414

Thời điểm trồng

Tỷ lệ mọc mầm (%)

Thời gian từ trồng đến mọc mầm (ngày)

Bắt đầu Kết thúc 13/2 92,22 15 22 23/2 95,56 14 21 04/3 96,67 16 20 14/3 97,78 12 19 24/3 93,33 14 21

Qua số liệu ở bảng 3.1 và bảng phụ lục 1 ta thấy:

+ Thời gian từ trồng đến bắt đầu mọc mầm của giống sắn mới KM414 trong các thời điểm trồng dao động từ 12 - 16 ngày, trong đó khi trồng vào thời điểm 14/3 thì giống sắn KM414 có thời gian từ trồng đến mọc sớm nhất (12 ngày) thời điểm mọc muộn nhất là thời điểm 04/3 (16 ngày). Ở ba thời điểm còn lại 13/2, 23/2 và 24/3 thì giống sắn mới KM414 có thời gian từ trồng đến bắt đầu mọc mầm dao động từ 14 - 15 ngày.

+ Thời gian từ trồng đến kết thúc mọc mầm của giống sắn mới KM414 giữa các thời điểm tham gia thí nghiệm khác nhau và dao động từ 19-22 ngày, sớm nhất là trồng ở thời điểm 14/3 (19 ngày), muộn nhất là trồng vào thời

điểm 13/2 (22 ngày) muộn hơn trồng ở thời điểm 14/3 là 3 ngày, còn thời điểm 23/2 và 24/3 giống sắn có thời gian kết thúc mọc mầm là 21 ngày.

+ Khoảng thời gian từ khi mọc mầm đến khi kết thúc mọc mầm của giống sắn mới KM414 giữa các thời điểm trồng cũng khác nhau, dao động từ 4 - 7 ngày. Khi trồng sắn vào thời điểm 13/2, 23/2, 14/3 và 24/3 thì giống sắn mới KM414 có khoảng thời gian mọc mầm kéo dài 7 ngày, thời điểm 04/3 giống sắn mới KM414 có khoảng thời gian từ mọc mầm đến kết thúc mọc mầm là 4 ngày.

+ Tỷ lệ mọc mầm của giống sắn mới KM414 giữa các thời điểm trồng khá cao đạt từ 92,22 - 97,78%. Như vậy trong cùng một giống, điều kiện tự nhiên, mật độ trồng và chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như nhau nhưng tỷ lệ mọc mầm, thời gian bắt đầu và kết thúc mọc mầm của các thời điểm là khác nhau trong đó thời điểm trồng tháng 3 là cao nhất do có điều kiện khí hậu

(nhiệt độ 19,10C ấm vừa phải, ẩm độ khá cao và lượng mưa cao 85,59 mm)

thuận lợi cho việc cây sắn nảy mầm vì vậy thời điểm trồng tháng 3 có tỷ lệ mọc mầm cao nhất.

3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn mới KM414

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của giống sắn mới KM414

(Đơn vị tính: cm/ngày) Thời điểm trồng Tháng sau trồng 4 5 6 7 8 13/2 1,72 1,28 1,20 0,47 0,32 23/2 1,94 1,51 1,48 0,81 0,52 04/3 1,84 1,44 1,32 0,76 0,57 14/3 1,97 1,82 1,61 1,14 0,70 24/3 1,81 1,18 1,16 0,50 0,33

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn KM414 được thể hiện ở bảng 3.2.

Qua bảng số liệu 3.2 ta thấy:

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các thời điểm có sự khác nhau nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể.

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt cực đại ở tháng thứ 4 sau trồng, giảm dần ở các tháng tiếp theo: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khi trồng ở thời điểm 14/3 thì giống sắn KM414 đạt giá trị cao nhất 1,97 cm/ngày. Ở thời điểm 23/2 giống sắn có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao thứ hai đạt 1,94 cm/ngày. Còn khi trồng ở thời điểm 13/2 thì giống sắn có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất (1,72 cm/ngày) thấp hơn khi trồng vào thời điểm 14/3 là 0,25 cm/ngày.

- Ở tháng thứ 5 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 1,18 - 1,82 cm/ngày. Khi trồng vào thời điểm 14/3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất đạt 1,82 cm/ngày và khi trồng vào thời điểm 24/3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất (1,18 cm/ngày) thấp hơn khi trồng vào thời điểm 14/3 là 0,64 cm/ngày.

- Ở tháng thứ 6 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 1,16 - 1,61 cm/ngày. Trong đó cây trồng ở thời điểm 14/3 vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 1,61 cm/ngày. Tiếp đến vẫn là trồng ở thời điểm 23/2 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt 1,48 cm/ngày. Còn khi trồng ở thời điểm 24/3 cây có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất (1,16 cm/ngày).

- Ở tháng thứ 7 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 0,47 - 1,14 cm/ngày. Trong đó khi trồng vào thời điểm 14/3 giống sắn vẫn có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 1,14 cm/ngày. Thời điểm 13/2 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất đạt 0,47 cm/ngày.

- Ở tháng thứ 8 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 0,32 - 0,70 cm/ngày. Có thể nói đây là giai đoạn hoàn tất lượng vật chất

hữu cơ tổng hợp về cơ quan kinh tế (củ) để chuẩn bị cho thời kỳ thu hoạch, đồng thời giảm thiểu lượng dinh dưỡng trong thân lá.

Như vậy từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 sau trồng, giống sắn KM414 trồng ở thời điểm 14/03 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh nhất so với các thời điểm khác trong thí nghiệm. Đứng thứ 2 là khi giống sắn KM414 được trồng ở thời điểm 23/2.

3.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tốc độ ra lá của giống sắn mới KM414

Kết quả theo dõi tốc độ ra lá giống sắn tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3:

Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến tốc độ ra lá của giống sắn mới KM414 (Đơn vị tính: lá/ngày) Thời điểm trồng Tháng sau trồng 4 5 6 7 8 13/2 0,80 0,56 0,35 0,23 0,19 23/2 1,01 0,63 0,54 0,53 0,21

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và thời vụ trồng đến năng suất chất lượng của giống sắn mới KM414 tại thái nguyên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)