Thời vụ trồng sắn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và thời vụ trồng đến năng suất chất lượng của giống sắn mới KM414 tại thái nguyên (Trang 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2.2. Thời vụ trồng sắn ở Việt Nam

Ở các vùng sinh thái khác nhau thì thời điểm trồng sắn thích hợp sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Các giống sắn công nghiệp trồng để lấy bột thường thu hoạch sau trồng 8-12 tháng. Các giống sắn ngọt trồng để ăn tươi thì có thể thu hoạch rải rác sau trồng từ 6-9 tháng.

Trong nước thời vụ trồng sắn ở mỗi vùng cũng khác nhau. Tục ngữ Việt Nam có câu “nhất thì nhì thục” nên xác định thời điểm trồng thích hợp là rất quan trọng đối với cây sắn.

Ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng của miền Bắc Việt Nam, sắn được trồng tốt nhất trong tháng 2 vì lúc này có mưa xuân, nhiệt độ tăng dần, thích hợp cho cây sinh trưởng, hình thành và phát triển củ. Trồng muộn vào tháng 4, nhiệt độ cao cây sinh trưởng mạnh nhưng không đủ thời gian cho củ phát triển.

Vùng ven biển miền Trung Việt Nam, sắn được trồng từ tháng 1 đến tháng 2 trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao và có mưa ẩm, thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 10 nhằm tránh bão lụt gây đổ ngã và thối củ ngoài đồng.

Vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Việt Nam sắn được trồng thời vụ chính từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 và thời vụ phụ từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11.

Vùng Đông Nam Bộ, tác giả Nguyễn Thị Sâm và ctv cho biết thời điểm trồng sắn thích hợp đối với giống sắn KM94 là khi mưa đầu mùa đã ổn định từ 15/5 đến 15/6 dương lịch là tốt nhất, chậm nhất đến 25/6, tác giả Nguyễn Hữu Hỷ đề nghị thời điểm trồng sắn sớm hơn từ khi mùa mưa bắt đầu (15/4) cho đến lúc lượng mưa ổn định (15/5) sắn sẽ đạt được năng suất củ tươi, năng suất thân lá, tỷ lệ tinh bột trong củ cũng như hiệu quả kinh tế cao nhất (Lê Hồng Lịch và Võ Thị Kim Oanh, 2000) [8]…

Chƣơng 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

- Giống sắn mới KM414.

Nguồn gốc: giống sắn KM414 là con lai của tổ hợp KM146-7-2 x KM143-8-1, chính là tổ hợp lai kép (KM98-5 x KM98 -5) x (KM98-1 x KM98- 1) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chọn tạo và khảo nghiệm năm 2003 (Hoàng Kim và ctv, 2009). Hai giống sắn KM98-1 và KM98-5 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT lần lượt công nhận giống năm 1999 và 2009 (Hoàng Kim và ctv, 1999; Trần Công Khanh và ctv, 2005).

Đặc điểm: giống sắn KM414 có thân màu xám trắng, phân cành cao, lá xanh, ngọn xanh, dạng củ không được ưa thích bằng giống KM419, củ màu trắng, thích hợp làm sắn lát khô và làm bột. Năng suất củ tươi đạt 42,3 đến 52,3 tấn/ha; hàm lượng bột đạt 27,8 đến 29,5%.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Thí nghiệm được bố trí tại khu cây trông cạn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,

2.2.2. Thời gian thực hiện

- Thí nghiệm thời vụ trồng và phân bón được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2014.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự sinh trưởng, phát triển giống sắn mới KM414 triển giống sắn mới KM414

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng giống sắn mới KM414.

năng suất và năng suất giống sắn mới KM414.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng (tỷ lệ chất khô, năng suất củ khô, tỷ lệ tinh bột, năng suất tinh bột) giống sắn mới KM414.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các thời vụ trồng đối với giống sắn mới KM414.

2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh và phân vô cơ đến sinh trưởng, phát triển giống sắn mới KM414 Gianh và phân vô cơ đến sinh trưởng, phát triển giống sắn mới KM414

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh và phân vô cơ đến sinh trưởng giống sắn mới KM414.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh và phân vô cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống sắn mới KM414.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của của tổ hợp phân bón vô cơ đến chất lượng (tỷ lệ chất khô, năng suất củ khô, tỷ lệ tinh bột, năng suất tinh bột) giống sắn mới KM414.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của tổ hợp phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh và phân vô cơ đối với giống sắn mới KM414.

2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ kết hợp phân hữu cơ (phân chuồng) đến sinh trưởng, phát triển giống sắn mới KM414 cơ (phân chuồng) đến sinh trưởng, phát triển giống sắn mới KM414

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ với phân bón hữu cơ đến sinh trưởng giống sắn mới KM414.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ với phân bón hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống sắn mới KM414.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ với phân bón hữu cơ đến chất lượng (tỷ lệ chất khô, năng suất củ khô, tỷ lệ tinh bột, năng suất tinh bột) giống sắn mới KM414.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của tổ hợp phân bón vô cơ với phân bón hữu cơ đến giống sắn mới KM414.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống sắn mới KM414 trưởng, phát triển của giống sắn mới KM414

Thí nghiệm gồm 05 công thức được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 03 lần. Diện tích ô = 6,0 x 5,0m = 30m2

- Tổng diện tích thí nghiệm: 450 m2, không tính diện tích bảo vệ.

+ Công thức 1 (CT1): Ngày trồng 13/2 + Công thức 2 (CT2): Ngày trồng 23/2 + Công thức 3 (CT3): Ngày trồng 4/3 + Công thức 4 (CT4): Ngày trồng 14/3 + Công thức 5 (CT5): Ngày trồng 24/3 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Dải bảo vệ CT3 CT1 CT4 CT2 CT5 CT2 CT3 CT1 CT5 CT4 CT4 CT5 CT2 CT1 CT3 Dải bảo vệ

- Lượng phân bón: 10 tấn phân hữu cơ + 120 kg N + 80 kg P2O5+ 120

kg K2O/ha

2.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ kết hợp phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến sinh trưởng,năng suất và hợp phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến sinh trưởng,năng suất và chất lượng giống sắn mới KM414

Thí nghiệm chính quy gồm 05 công thức được bố trí theo phương pháp

khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 03 lần. Diện tích ô (6,0 x 5,0 m= 30 m2

.

Tổng diện tích thí nghiệm: 450 m2, không tính diện tích bảo vệ.

- Công thức 1(đ/c): Không bón phân

- Công thức 2: Bón 45 Kg N +30 Kg P2O5 +40 Kg K2O + Nền (3 tấn

phân HCVS Sông Gianh)

- Công thức 4: Bón 125 Kg N +60 Kg P2O5 +120 Kg K2O + Nền - Công thức 5: Bón 135 Kg N +80 Kg P2O5 +160 Kg K2O + Nền SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Dải bảo vệ CT5 CT2 CT4 CT3 CT1 CT3 CT4 CT1 CT2 CT5 CT4 CT5 CT2 CT1 CT3 Dải bảo vệ

2.4.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ kết hợp phân hữu cơ (phân chuồng) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng hợp phân hữu cơ (phân chuồng) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống sắn mới KM414

Thí nghiệm chính quy gồm 05 công thức được bố trí theo phương pháp

khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 03 lần. Diện tích ô (6,0 x 5,0 m = 30 m2

.

Tổng diện tích thí nghiệm: 450 m2

, không tính diện tích bảo vệ. - Công thức 1 (đ/c): Không bón phân

- Công thức 2: Bón 45 Kg N + 30Kg P2O5 + 40 Kg K2O + 20 tấn phân hữu cơ

- Công thức 3: Bón 90 Kg N + 40Kg P2O5 + 80 Kg K2O +15 tấn phân hữu cơ

- Công thức 4: Bón 125 Kg N + 60Kg P2O5 + 120 Kg K2O + 10 tấn

phân hữu cơ

- Công thức 5: Bón 135 Kg N + 80Kg P2O5 + 160 Kg K2O + 5 tấn

phân hữu cơ

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Dải bảo vệ CT4 CT1 CT3 CT2 CT5 CT1 CT4 CT5 CT3 CT2 CT3 CT5 CT2 CT4 CT3 Dải bảo vệ

2.4.4. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm

- Theo hướng dẫn của CIAT (Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế) + Làm đất: đúng quy trình kỹ thuật đề ra (sâu, tơi xốp, sạch cỏ dại). + Thời vụ trồng tháng 2/2014

+ Mật độ trồng: 1m x 1m tương đương 10.000 cây/ ha. + Kỹ thuật bón phân:

- Kỹ thuật bón tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ:

Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 100% P2O5+ 1/3 N+ 1/3 K2O.

Bón thúc lần 1: Sau trồng 45 ngày với lượng 1/3 N+ 1/3 K2O kết hợp

với làm cỏ lần 1 và vun gốc.

Bón thúc lần 2: Sau trồng 90 ngày với lượng 1/3 N + 1/3 K2O kết hợp

làm cỏ lần 2 và vun cao gốc.

- Kỹ thuật bón tổ hợp phân vô cơ và phân vi sinh sông Gianh:

Bón lót toàn bộ phân vi sinh sông Gianh + 100% P2O5+ 1/3 N+ 1/3 K2O.

Bón thúc lần 1: Sau trồng 45 ngày với lượng 1/3 N+ 1/3 K2O kết hợp

với làm cỏ lần 1 và vun gốc.

Bón thúc lần 2: Sau trồng 90 ngày với lượng 1/3 N + 1/3 K2O kết hợp

làm cỏ lần 2 và vun cao gốc.

2.4.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn (QCVN 01- 61:2011/BNNPTNT) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.4.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng

- Tỷ lệ mọc mầm (%): từ khi trồng đến khi có 70% số hom mọc thành cây - Số lượng cây/ô (cây): đếm tổng số cây/ô lúc thu hoạch

Tỷ lệ cây sống (%) = Tổng số cây thu hoạch/ô x 100

Tổng số hom trồng/ô

- Nghiên cứu đặc điểm nông học của giống sắn tham gia thí nghiệm (chiều cao thân chính, chiều dài cấp cành, chiều cao cây cuối cùng, tổng số

lá/cây). Theo dõi một lần khi thu hoạch, chọn 5 cây theo đường chéo góc đo đếm lấy số liệu trung bình.

+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày): xác định bằng cách 15 ngày đo một lần, 5 cây/ô thí nghiệm theo đường chéo góc và được cố định bằng cọc tre sau lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng trong tháng.

+ Tốc độ ra lá (lá/ngày): xác định bằng phương pháp đánh dấu lá non 15 ngày đo 1 lần, 5 cây/ô thí nghiệm theo đường chéo góc và được cố định bằng cọc tre sau lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng trong tháng

+ Tuổi thọ lá (ngày): xác định bằng phương pháp đánh dấu lá non mới được hình thành và phát triển đầy đủ khi lá chuyển sang màu vàng, 15 ngày theo dõi 1 lần, 5 cây/ô thí nghiệm theo đường chéo góc và được cố định bằng cọc tre sau lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng trong tháng.

+ Đường kính gốc (cm): đo điểm cách mặt đất 10cm

+ Độ cao phân cành (cm): đo từ mặt đất đến điểm phân cành đầu tiên + Số cành/cây: đếm số cành trên cây lúc thu hoạch

2.4.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất (đường kính củ, chiều dài củ, số củ/gốc, khối lượng củ/gốc) và năng suất (năng suất thực thu, năng suất lý thuyết, năng suất thân lá và năng suất sinh vật học, tỷ lệ tinh bột, tỷ lệ chất khô).

+ Chiều dài củ, đường kính củ: mỗi ô thí nghiệm chọn 30 củ trong đó có 10 củ dài, 10 củ trung bình và 10 củ ngắn, đo lấy số liệu trung bình

+ Số củ/gốc: đếm tổng số củ của mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch/tổng số cây thu hoạch

+ Khối lượng củ/gốc: cân khối lượng củ thu hoạch của ô thí nghiệm/tổng số cây thu hoạch.

+ Năng suất củ tươi (tấn/ha) = Khối lượng củ tươi/ô x mật độ cây/ha + Năng suất thân lá (tấn/ha) = Khối lượng thân lá của 1 cây x mật độ cây/ha

+ Năng suất sinh vật học (tấn/ha) = Năng suất củ tươi + Năng suất thân lá. - Nghiên cứu năng suất, chất lượng (tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột, năng suất củ khô và năng suất tinh bột).

+ Tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột: xác định theo phương pháp khối lượng riêng của CIAT, mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch lấy 5kg củ tươi cân trong không khí để xác định chất khô theo công thức sau:

y (%) = 158,3142,0 B A A x 100 - Trong đó: y là tỷ lệ chất khô

A là khối lượng củ tươi cân trong không khí B là khối lượng củ tươi cân trong nước.

Chỉ số thu hoạch = Năng suất củ tươi x 100

Năng suất sinh vật

+ Năng suất củ khô (tấn /ha)= Năng suất củ tươi x tỷ lệ chất khô.

- Năng suất tinh bột (tạ/ha) = Năng suất củ tươi x hàm lượng tinh bột. - Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế:

+ Tổng chi = tổng chi phân + công lao động + giống

Trong đó:

- Giống = 700.000đ/ha (trong thí nghiệm là không đáng kể)

- Phân hữu cơ (phân chuồng ) = kg/ ha x 800đ/kg

- Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh = kg/ ha x 800đ/kg

- Phân đạm urê = kg/ha x 10.800đ/kg

- Phân supelân = kg/ha x 3.600đ/kg

- Phân kaly = kg/ha x 7.600đ/kg

- Công lao động = công/ha x 100.000đ/công

+ Tổng thu = Năng suất sắn củ tươi x giá sắn củ tươi/kg

+ Lãi Thuần = Tổng thu - Tổng chi

2.5. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu

- Số liệu thí nghiệm được nhập trên bảng tính Excel.

- Phân tích xử lý thống kê được tiến hành trên phần mềm thống kê IRRISTAT 4.0 phần mềm thống kê SAS 6.12.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến sự sinh trƣởng, phát triển giống sắn mới KM414 tại Thái Nguyên năm 2014

3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của giống sắn mới KM414

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của giống sắn KM414 được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của giống sắn mới KM414

Thời điểm trồng

Tỷ lệ mọc mầm (%)

Thời gian từ trồng đến mọc mầm (ngày)

Bắt đầu Kết thúc 13/2 92,22 15 22 23/2 95,56 14 21 04/3 96,67 16 20 14/3 97,78 12 19 24/3 93,33 14 21

Qua số liệu ở bảng 3.1 và bảng phụ lục 1 ta thấy:

+ Thời gian từ trồng đến bắt đầu mọc mầm của giống sắn mới KM414 trong các thời điểm trồng dao động từ 12 - 16 ngày, trong đó khi trồng vào thời điểm 14/3 thì giống sắn KM414 có thời gian từ trồng đến mọc sớm nhất (12 ngày) thời điểm mọc muộn nhất là thời điểm 04/3 (16 ngày). Ở ba thời điểm còn lại 13/2, 23/2 và 24/3 thì giống sắn mới KM414 có thời gian từ trồng đến bắt đầu mọc mầm dao động từ 14 - 15 ngày.

+ Thời gian từ trồng đến kết thúc mọc mầm của giống sắn mới KM414 giữa các thời điểm tham gia thí nghiệm khác nhau và dao động từ 19-22 ngày, sớm nhất là trồng ở thời điểm 14/3 (19 ngày), muộn nhất là trồng vào thời

điểm 13/2 (22 ngày) muộn hơn trồng ở thời điểm 14/3 là 3 ngày, còn thời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và thời vụ trồng đến năng suất chất lượng của giống sắn mới KM414 tại thái nguyên (Trang 30)