Kết quả phân tích mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm của sinh viên kế toán chương trình tiên tiến trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 35 - 38)

Để xác định, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên kế tóan tới CLĐTSV, em đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội giữa 4 nhân tố ảnh hưởng thu được từ phần phân tích nhân tố khám phá EFA ở trên bao gồm: (4)Chất lượng đào tạo chuyên môn; (1)Kĩ năng; (2) Tin học; (3)Ngoại ngữ với biến phụ thuộc là điểm trung bình thể hiện chất lượng chuyên ngành kế toán.

Mô hình hồi quy được viết: Y = βo + β1F1+ β2F2+ β3F3+ β4F4+ β5F5 Kết quả hồi quy có giá trị adjusted R square = 0,6201, giá trị này cho biết các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 62,01% sự thay đổi của biến phụ thuộc, hay 62,01% chất lượng của sinh viên được ảnh hưởng bởi 4 nhân tố trên. Đồng thời, Sig = 0,00 cho thấy mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu Mặt khác, hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến, các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau.

Kết quả hồi cho thấy sự hài lòng của học viên xuất phát từ các nhân tố: F4 Chất lượng cuyên môn đào tạo

(β = 0,226, p = 0,000), khi sinh viên đánh giá tốt về

Chất lượng môn học đặc biệt môn chuyên ngành, họ tin rằng họ đã có lựa chọn đúng khi học chương trình tiên tiến, họ tự tin về khả năng thực hành chuyên môn, nghiệp vụ trong kế tóan, kiểm toán. Đặc biệt do học chương trình liên kết với Hoa Kì, nhiều môn chuyên ngành được học theo giáo trình quốc tế nên dễ làm và xin việc ở công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa với nền tảng vững chắc từ môn nguyên lý kế tóan cùng tiếng anh chuyên ngành, sinh viên có xu hướng học các chứng chỉ kế tóan quốc tế như ACCA để thuận tiện cho ra trường.

Nhân tố F2 kỹ năng (β = 0,4; p = 0,001) cũng tác động mạnh đến chất lượng của sinh viên kế tóan sau khi ra trường. Bởi trong quá trình học 4 năm đại học, sinh viên được thực hành thường xuyên các kĩ năng như thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp, logic. Điều này rất có ích khi ra trường đi làm và đây là điểm mạnh của sinh viên chương trình.

Nhân tố F1 kỹ năng tin học (β = 0,106; p = 0,04). Từ phản hồi của sinh viên K52, k53 kỹ năng tin học được đánh giá chưa có tác động tích cực nhiều đến chất lượng làm việc của sinh viên mới ra trường bởi kỹ năng sử dụng phần mềm kế tóan còn chưa linh họat. Nhân tố F3(β = 0,114, p= 0,015) ngoại ngữ là một trong những điểm mạnh của sinh viên tiên tiến, có tác động tích cực đến chất lượng sinh viên.

Y= - 0,308 + 0,106F1 + 0,4F2 + 0,114F3+ 0,226F4

F1: Tin học F2: Kỹ năng F3: Ngoại ngữ

F4: chất lượng chuyên môn

Kiểm định các giả thuyết H1, H2, H3, H4

Qua kết quả giá trị hồi qui chuẩn (Standardized Coefficients Beta) cho ta biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Giá trị Beta tại Bảng cho ta biết mức độ ảnh hưởng giữa 04 biến độc lập và biến phụ thuộc. Cụ thể :

- Giá trị hồi quy chuẩn của biến chất lượng chuyên môn ảnh hưởng 21,6% đến sự chất lượng của sinh viên kế tóan

- Giá trị hồi quy chuẩn của biến kỹ năng của sinh viên ảnh hưởng 31.9 % đến chất lượng của sinh viên

- Giá trị hồi quy chuẩn của biến tin học ảnh hưởng 10,05% đến chất lượng của sinh viên

- Giá trị hồi quy chuẩn của biến ngoại ngữ ảnh hưởng 20,4% đến chất lượng của sinh viên

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm của sinh viên kế toán chương trình tiên tiến trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 35 - 38)