Nghiên cứu chính thức (định lượng)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm của sinh viên kế toán chương trình tiên tiến trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 30)

Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đo lường các yếu tố tác động đến đến sự chất lượng của sinh viên. Nghiên cứu này được tiến hành tại trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.

Thực hiện nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu là 100 sinh viên, kết quả thu được 91 phản hồi mục đích chính của bước nghiên cứu này là:

 Phát hiện các yếu tố tác động đến chất lượng kế tóan của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH KTQD.

 Xây dựng thang đo lường các yếu tố trên.

 Xây dựng mô hình hồi quy giữa các nhóm yếu tố trên với chất lượng thể hiện bởi điểm trung bình của sinh viên.

 Đề xuất các giải pháp từ kết quả nghiên cứu 3.3.3 Xây dựng quy trình nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu các quy trình nghiên cứu đã được tiến hành, nhóm xin đề xuất quy trình nghiên cứu để thực hiện đề tài này như sau:

 Kiểm định CronBach alpha  Phân tích yếu tố

 Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Thang đo là công cụ dùng để quy ước (mã hóa) các đơn vị phân tích theo các biểu hiện của biến. Ngày nay với việc sử dụng máy tính thì việc mã hóa thường được thực hiện bằng con số. Có 4 loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu, đó là: (1) thang đo định danh (nominal scale); (2) thang đo thứ tự (ordinal scale); (3) thang đo quãng (interval scale) và (4) thang đo tỉ lệ (ratio scale).

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về xây dựng thang đo và về sự thỏa mãn, đồng thời tham khảo các thang đo đã được phát triển trên thế giới như SERQUAL (Zeithaml và Bitner 1996), các nghiên cứu mẫu về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn (Parasuraman 1991). Chúng được điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Để đánh giá được chất lựơng sinh viên cần đánh giá qua 5 nhóm chính nhưng do nhóm thái độ sau khi đi làm ảnh hưởng nhưng không do chương trình đào tạo, sinh viên rèn luyện khi học đại học để đáp ứng quy định của công ty về giờ giấc cũng như tiến độ làm việc.

Như vậy, Có tất cả 04 khái niệm cần nghiên cứu đó là: (1) Chất lượng chuyên môn

(2) Kỹ năng (3) Tin học (4) Ngoại Ngữ

Các biến được mã hóa trong phụ lục 1. 3.4 Trình bày kết quả phân tích

3.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Theo Hair & ctg ( 1998) phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưng chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin biến ban đầu

Theo Hair & ctg(1998, 111). Multivariate Data Analysis. Prentice- Hall International, trong phân tích EFA, chỉ số factor loading có giá trị lớn hơn 0,5 được coi là có ý nghĩa thực tế. KMO ( Kaiser-Meyer-Olkin) là tỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp EFA, hệ số của KMO lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 thì phân tích nhân tố đựợc coi là phù hợp

Các thang đo đều được đánh giá độ tin cậy, thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha thông qua phần mềm thống kê SPSS version 16.0. Mục đích là tìm ra những mục cần hỏi cần giữ lại và những mục hỏi cần bỏ đi trong rất nhiều mục bạn đưa vào kiểm tra (Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 249). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0.7 đến gần bằng 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’ Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Bên cạnh đó, phải đảm bảo các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item-total correlation) trên 0.5 vì mẫu gồm trên dưới 100 biến, điều này cho thấy các thang đo đảm bảo sự tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2005).

Trong quá trình đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua việc đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, với các kết quả thu được cho thấy thang đo lường đạt chuẩn vì có hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.55 đến 0.755. Bên cạnh đó, khi xét hệ số tương quan giữa biến quan sát và tổng (item-total correlation) với kết quả thu được chỉ ra rằng cần phải loại biến quan sát: Qua3, Qua12 và Lag35, Ski21 vì 04 biến này có hệ số tương giữa biến và tổng nhỏ hơn 0.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo được trình bày ở các bảng dưới đây:

Bảng 3.2. Hệ số tin cậy Cronbạch' Alpha các thang đo lần 1

Thang đo Số lượng biến quan sát Hệ số alpha

Chất lượng chuyên môn 14 0.65

Kỹ năng 11 0.755

Tin học 05 0.55

Ngoại ngữ 05 0.703

Sau khi tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng, bước tiếp theo chúng ta phải tiến hành phân tích yếu tố nhằm mục đích kiểm tra xem các biến quan sát trong các thang đo trên có tách thành những nhóm yếu tố mới hay không, điều này sẽ giúp chúng ta thể tiếp tục loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu với mục đích đảm bảo các thang đo được đồng nhất.

3.4.2 Phân tích yếu tố

Việc tiến hành phân tích yếu tố được thực hiện thông qua phần mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows với phương pháp trích các yếu tố (phương pháp mặc định là rút trích các thành phần chính – Principal components analysis), phương pháp xoay yếu tố Varimax procedure (xoay nguyên các góc yếu tố để tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một yếu tố). Trong phương pháp nhân tố khám phá câfn đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Factor Loading > 0,5 + 0,5 < KMO< 1

+ Phương sai trích total variance explanced > 50% + Eigenvalue > 1

Áp dụng phương pháp EFA và đánh giá chất lượng sinh viên kế tóan chương trình tiên tiến trường đại học Kinh Tế Quốc Dân

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Mô hình nghiên cứu có 4 nhóm nhân tố với 35 biến quan sát tác động đến từng nhân tố CLSV, và ảnh hưởng đến tiêu thức đánh giá chất lượng.

Với giả thiết Ho đặt ra trong phân tích này giữa 35 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy giả thiết Ho bị bác bỏ ( sig =0,000). Hệ số KMO báo cáo có giá trị 0.547 lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn 1 trong lần 1. Kết quả EFA thu đựơc 8 thành phần Eigenvalues là 1.155 lớn hơn 1. Nghiên cứu đưa đến kết luận thước đo được chấp nhận. tuy nhiên, trong 35 biến quan sát có 12 biến không đạt yêu cầu ( giá trị nhỏ hơn 0.5) là Qua3, Qua10, Qua11, Qua12, Ski15, Ski17, Sk19, Sk21,Sk24,Tec29, Lag33, Lag35. Do đó các biến này sẽ bị loại qua 4 lần thực hiện phương pháp EFA.

Qua 4 lần test có bảng

Bảng 3.3. KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .750 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 333.105 Df 78 Sig. .000

Hệ số KMO là 0,750 (> 0,5) và sig = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết HO trong phân tích này “Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể” sẽ bị bác bỏ, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng th ể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp . Các con số trong bảng Rotated Component Matrix thể

hiện các trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn nhất của mỗi biến quan sát. Để phân tích nhân tố EFA được xem là quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, chỉ giữ lại các biến quan sát có trọng số nhân tố > 0,5, như vậy ta loại dần các biến quan sát có trọng số nhân tố < 0,5 sau đó lần lượt phân tích lại theo quy trìnhtrên, được các kế quả tại bảng sau

Bảng 3.4. Nhóm nhân tố Lần Số biến phân tích Biến quan sát bị loại Hệ số KMO Sig Phương sai trích Số nhóm biến 1 35 4 0.547 0.000 71.243 8 2 31 5 0.568 0.000 68.745 6 3 26 3 0.589 0.000 65.709 4 4 23 0 0.755 0.000 62.010 4

Sau khi loại những biến quan sát có trọng số nhỏ hơn 0,5, mô hình nghiên cứu còn lại 23 yếu tố thành phần, trích thành 04 nhóm nhân tố. Kết quả cuối cùng khi phân tích nhân tố EFA cho 23 biến quan sát được tổng hợp và trình bày ở Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát . Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên được giải thích tích luỹ là 0.6201 cho biết 04 nhóm nhân tố nêu trên giải thích được 62.01% biến thiên của các biến quan sát thể hiên bảng Total Variance Explained.

Sau khi phân tích nhân tố, các nhân tố có sự thay đổi về số lượng biến quan sát, theo bảng 3.4.3 trên có thể nhận thấy các nhân tố mới được sắp xếp trong bảng sau:

Bảng 3.5. Tóm tắt nhân tố tương ứng với các biến quan sá sau khi phân tích nhân tố

Nhân tố Biến

Tin Học Tec27, Tec28, Ski12, Qua8, Tec30,

Qua9, Ski23. Tec26

Kĩ năng Qua1, Ski20, Ski18, Ski25

Ngoại ngữ Ski16, Lag31, Qua2, Lag34, Lag32

Theo Bảng 10a, có thể nhận thấy thang đo chất lượng sinh viên kế tóan của Trường ĐH KTQD chính thức gồm 04 thành phần nhân tố: (1) F1. Kỹ năng tin học gồm 9 biến, (2) F2 các kỹ năng cần tích lũy sau khi ra trường gồm 4 biến, (3) F3 Ngoại ngữ gồm 5 biến, (4) F4 chất lượng gồm 6 biến.

Theo bảng 3.4.4 ta có

Phương trình 4 nhân tố CLSV dựa vào bảng Component Score Coefficient Matrix như sau:

F1= .234Tec27 + .241Tec28+ .220Ski12 + .190Qua9 + .204Tec26 - .143Qua8 + .235Ski23 + .198Tec30

F2= .192Qua1 + .434Ski20 - .311Ski18 + .416Ski25

F3= .356Ski16 + .267Lag31 + .340Qua2 + .256Lag34 + .190Lag32

F4= .210Qua14 + .203Qua4 + .389Qua5 + .245Qua6 + .455Ski22 + .157Qua7 Tóm lại, qua phần phân tích ảnh hưởng của từng biến quan sát tới từng nhân tố của CLSV, nhận thấy hệ số các biến biến dương, chứng tỏ các biến tác động thuận đối với từng nhân tố, hệ số các biến âm chứng tỏ các biến tác dụng nghịch đối với từng nhân tố ví dụ như Qua8 và Ski 18. Cụ thể là, đối với nhóm nhân tố F1 biến Tec28 là kĩ năng tư duy và tổ chức công việc sử dụng công cụ phần mềm tin học rất hữu ích cho chuyên ngành kế kiểm của bạn có tác độngmạnh đến nhóm vì hệ số cao nhất là 0.241, nhưng với biến Qua8 là sau khi ra trường bạn hòan tòan có thể phân tích được bảng báo cáo tài chính, đánh giá tỉ số chỉ tiêu họat động của công ty có tỉ lệ nghịch với nhóm F1. Vì vậy, bất cứ một sự tác động nào tích cực đến bất kỳ một biến quan sát nào đều làm tăng giá trị của từng nhân tố CLSVKT.

3.5 Kết quả phân tích mô hình hồi quy

Để xác định, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên kế tóan tới CLĐTSV, em đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội giữa 4 nhân tố ảnh hưởng thu được từ phần phân tích nhân tố khám phá EFA ở trên bao gồm: (4)Chất lượng đào tạo chuyên môn; (1)Kĩ năng; (2) Tin học; (3)Ngoại ngữ với biến phụ thuộc là điểm trung bình thể hiện chất lượng chuyên ngành kế toán.

Mô hình hồi quy được viết: Y = βo + β1F1+ β2F2+ β3F3+ β4F4+ β5F5 Kết quả hồi quy có giá trị adjusted R square = 0,6201, giá trị này cho biết các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 62,01% sự thay đổi của biến phụ thuộc, hay 62,01% chất lượng của sinh viên được ảnh hưởng bởi 4 nhân tố trên. Đồng thời, Sig = 0,00 cho thấy mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu Mặt khác, hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến, các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau.

Kết quả hồi cho thấy sự hài lòng của học viên xuất phát từ các nhân tố: F4 Chất lượng cuyên môn đào tạo

(β = 0,226, p = 0,000), khi sinh viên đánh giá tốt về

Chất lượng môn học đặc biệt môn chuyên ngành, họ tin rằng họ đã có lựa chọn đúng khi học chương trình tiên tiến, họ tự tin về khả năng thực hành chuyên môn, nghiệp vụ trong kế tóan, kiểm toán. Đặc biệt do học chương trình liên kết với Hoa Kì, nhiều môn chuyên ngành được học theo giáo trình quốc tế nên dễ làm và xin việc ở công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa với nền tảng vững chắc từ môn nguyên lý kế tóan cùng tiếng anh chuyên ngành, sinh viên có xu hướng học các chứng chỉ kế tóan quốc tế như ACCA để thuận tiện cho ra trường.

Nhân tố F2 kỹ năng (β = 0,4; p = 0,001) cũng tác động mạnh đến chất lượng của sinh viên kế tóan sau khi ra trường. Bởi trong quá trình học 4 năm đại học, sinh viên được thực hành thường xuyên các kĩ năng như thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp, logic. Điều này rất có ích khi ra trường đi làm và đây là điểm mạnh của sinh viên chương trình.

Nhân tố F1 kỹ năng tin học (β = 0,106; p = 0,04). Từ phản hồi của sinh viên K52, k53 kỹ năng tin học được đánh giá chưa có tác động tích cực nhiều đến chất lượng làm việc của sinh viên mới ra trường bởi kỹ năng sử dụng phần mềm kế tóan còn chưa linh họat. Nhân tố F3(β = 0,114, p= 0,015) ngoại ngữ là một trong những điểm mạnh của sinh viên tiên tiến, có tác động tích cực đến chất lượng sinh viên.

Y= - 0,308 + 0,106F1 + 0,4F2 + 0,114F3+ 0,226F4

F1: Tin học F2: Kỹ năng F3: Ngoại ngữ

F4: chất lượng chuyên môn

Kiểm định các giả thuyết H1, H2, H3, H4

Qua kết quả giá trị hồi qui chuẩn (Standardized Coefficients Beta) cho ta biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Giá trị Beta tại Bảng cho ta biết mức độ ảnh hưởng giữa 04 biến độc lập và biến phụ thuộc. Cụ thể :

- Giá trị hồi quy chuẩn của biến chất lượng chuyên môn ảnh hưởng 21,6% đến sự chất lượng của sinh viên kế tóan

- Giá trị hồi quy chuẩn của biến kỹ năng của sinh viên ảnh hưởng 31.9 % đến chất lượng của sinh viên

- Giá trị hồi quy chuẩn của biến tin học ảnh hưởng 10,05% đến chất lượng của sinh viên

- Giá trị hồi quy chuẩn của biến ngoại ngữ ảnh hưởng 20,4% đến chất lượng của sinh viên

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Từ những nghiên cứu tài liệu và từ kết quả cuộc khảo sát ý kiến sinh viên kế toán có thể rút ra các kết luận sau:

Sinh viên kế tóan đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm sau khi tốt nghiệp chương trình tiên tiến đại học KTQD ở mức khá tốt với điểm trung bình theo thang likert là 3.92. Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự hài lòng này phụ thuộc vào

04 nhóm yếu tố theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: trước tiên là F1: Kỹ

năng tin học (beta = 0.105), tiếp đến là F2: kỹ năng (beta = 0.319), F3: ngoại ngữ

(beta = 0.204), F4: chất lượng chuyên môn (beta = 0.216).

Tất cả năm nhân tố đều có tác động đến khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm của sinh viên kế tóan chương trình tiên tiến đại học Kinh Tế Quốc Dân. Trong đó thái độ được sinh viên lựa chọn với giá trị trung bình điểm trong thang likert là lớn nhất vì họ luôn là người thể hiện một thái độ tốt ngay cả trong vệc học lẫn việc làm sau này. Tiếp đó là kỹ năng, ngoại ngữ, chất lượng và tin học. Nhìn chung việc tự đánh giá về chất lượng làm việc của sinh viên ở mức khá tốt tuy còn kém về một số yêu tố sẽ được kiến nghị nhằm thay đổi cho khóa sau.

Hạn chế trong phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Do đào tạo ngành kế toán,

kiểm toán tại chương trình tiên tiến mới chỉ bắt đầu từ sinh viên khoá K52 và có một khoá ra trường, cho nên chúng tôi bi hạn chế trong số lượng sinh viên được khảo sát, điều đó làm giảm tính đại diện của kết quả nghiên cứu

Hạn chế đối với phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu chỉ được tiến hành tại trung tâm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm của sinh viên kế toán chương trình tiên tiến trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)