Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm của sinh viên kế toán chương trình tiên tiến trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 31 - 32)

Theo Hair & ctg ( 1998) phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưng chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin biến ban đầu

Theo Hair & ctg(1998, 111). Multivariate Data Analysis. Prentice- Hall International, trong phân tích EFA, chỉ số factor loading có giá trị lớn hơn 0,5 được coi là có ý nghĩa thực tế. KMO ( Kaiser-Meyer-Olkin) là tỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp EFA, hệ số của KMO lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 thì phân tích nhân tố đựợc coi là phù hợp

Các thang đo đều được đánh giá độ tin cậy, thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha thông qua phần mềm thống kê SPSS version 16.0. Mục đích là tìm ra những mục cần hỏi cần giữ lại và những mục hỏi cần bỏ đi trong rất nhiều mục bạn đưa vào kiểm tra (Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 249). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0.7 đến gần bằng 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’ Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Bên cạnh đó, phải đảm bảo các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item-total correlation) trên 0.5 vì mẫu gồm trên dưới 100 biến, điều này cho thấy các thang đo đảm bảo sự tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2005).

Trong quá trình đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua việc đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, với các kết quả thu được cho thấy thang đo lường đạt chuẩn vì có hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.55 đến 0.755. Bên cạnh đó, khi xét hệ số tương quan giữa biến quan sát và tổng (item-total correlation) với kết quả thu được chỉ ra rằng cần phải loại biến quan sát: Qua3, Qua12 và Lag35, Ski21 vì 04 biến này có hệ số tương giữa biến và tổng nhỏ hơn 0.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo được trình bày ở các bảng dưới đây:

Bảng 3.2. Hệ số tin cậy Cronbạch' Alpha các thang đo lần 1

Thang đo Số lượng biến quan sát Hệ số alpha

Chất lượng chuyên môn 14 0.65

Kỹ năng 11 0.755

Tin học 05 0.55

Ngoại ngữ 05 0.703

Sau khi tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng, bước tiếp theo chúng ta phải tiến hành phân tích yếu tố nhằm mục đích kiểm tra xem các biến quan sát trong các thang đo trên có tách thành những nhóm yếu tố mới hay không, điều này sẽ giúp chúng ta thể tiếp tục loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu với mục đích đảm bảo các thang đo được đồng nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm của sinh viên kế toán chương trình tiên tiến trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 31 - 32)