Xuất cho công tác giải quyết can nhiễ u 65

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng can nhiễu từ máy phát hình tương tự đến hệ thống thông tin di động CDMA 450 (Trang 66 - 71)

66

- Phải có các văn bản qui phạm pháp luật qui định rõ đối với đơn vịđang sử

dụng thiết bị có trách nhiệm bảo đảm các qui chuẩn kỹ thuật hiện hành và các kết quả đo kiểm tra trong quá trình giải quyết can nhiễu của cơ quan quản lý chuyên ngành là căn cứ để giải quyết can nhiễu. Đưa nội dung này vào "Luật Tần số vô tuyến điện" và "Luật quy chuẩn".

- Quy định trách nhiệm và thẩm quyền đối với cơ quan trong công tác quản lý sau chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn. Đề nghị sửa đổi quyết định 44/2006/QĐ- BBCVT để xử lý các vấn đề liên quan sau khi chứng nhận.

- Chuyển đổi các Tiêu chuẩn ngành về thiết bị thu phát vô tuyến điện thành Quy chuẩn kỹ thuật.

- Cần có chế tài xử phạt hợp lý đối với tổ chức, cá nhân đang sử dụng thiết bị

không bảo đảm qui chuẩn kỹ thuật. Hiện nay theo Nghịđịnh 142/2004/NĐ-CP Quy

định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện mới chỉ qui định các khung xử phạt đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị viễn thông.

4.3.2.2 Đối với công tác đo kiểm tra, giải quyết can nhiễu

- Nhưđã trình bày ở trên, sơđồđo theo Tiêu chuẩn ngành TCN 68-246:2006 rất khó thực hiện đối với các máy phát hình tương tự có công suất lớn, để có cơ sở

pháp lý cho việc đo kiểm tra tại vị trí lắp đặt máy phát, cần phải có phép đo đơn giản và bảo đảm kết quả đo kiểm. Vì vậy khi chuyển đổi các Tiêu chuẩn ngành thành Quy chuẩn kỹ thuật, cần sửa đổi về sơđồđo kiểm và vị trí đo kiểm, tạo thuận lợi cho công tác đo kiểm tại hiện trường. Tác giả xin đề xuất sử dụng sơđồđo như

trên Hình 4.2.

- Cần trang bị các bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA dải dưới 500MHz, các bộ

suy hao tín hiệu đầu vào, bộ phát tín hiệu chuẩn, các bộ ghép nối và bộ Pre-selector cho máy phân tích phổ.

67

KẾT LUẬN:

Chương này tập trung nghiên cứu các công việc cần thực hiện khi tiến hành xác định nguyên nhân gây ra can nhiễu đến hệ thống thông tin di động CDMA 450. Tại Việt Nam hiện nay, việc giải quyết triệt để các can nhiễu thông tin vô tuyến

điện còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, cơ sở pháp lý để làm việc với các bên liên quan vẫn còn chưa hoàn thiện. Về mặt kỹ thuật, việc xác định nguồn gây nhiễu cũng không hề dễ dàng.

Bằng các nghiên cứu của mình, tôi đã chỉ ra nguyên nhân chính gây ra can nhiễu đến hệ thống thông tin di động CDMA 450. Tôi cũng đã đề xuất phương pháp xác định nguồn nhiễu và các vấn đề cần giải quyết khi giải quyết các can nhiễu này.

68

KẾT LUẬN

Công nghệ CDMA 2000 là công nghệđã thể hiện được các ưu điểm vượt trội so với các công nghệ khác ở thời điểm hiện tại. Ở Việt Nam, EVN Telecom đã triển khai mạng thông tin di động CDMA trên băng tần 450MHz cùng với SPT trên băng tần 800MHz. Băng tần 450MHz trước đó được ấn định cho nghiệp vụ dùng riêng nên khi triển khai đã gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết can nhiễu, đảm bảo một băng tần ”sạch” cho nhà khai thác. Trong quá trình hoạt động, băng tần này

đã bịảnh hưởng can nhiễu rất nhiều và một nguyên nhân quan trọng là can nhiễu từ

các máy phát hình công nghệ tương tựđang hoạt động tại Việt Nam.

Từ thực tế công tác phải giải quyết can nhiễu cho mạng CDMA 450, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành cuốn luận văn vềảnh hưởng can nhiễu từ máy phát hình tương tựđến hệ thống thông tin di động CDMA 450.

Trong quá trình thực hiện luận văn của mình, tôi đã nghiên cứu các vấn đề

sau:

- Nghiên cứu về công nghệ CDMA 2000 và CDMA 2000 1xEV-DO.

- Phân tích đặc điểm của công nghệ truyền hình tương tự, tìm hiểu các phát xạ không mong muốn của các máy phát hình tương tự, khả năng ảnh hưởng của các phát xạ này đến hệ thống thông tin di động CDMA 450.

- Đề ra các phương pháp đo, khảo sát tình trạng can nhiễu của mạng thông tin di động CDMA 450 có nguyên nhân từ các máy phát hình tương tự. Đề xuất các biện pháp cần thực hiện để khắc phục can nhiễu.

Trong thời gian thực hiện luận văn, do thời gian có hạn nên có một số vấn đề

chưa được đề cập một cách chi tiết. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, các anh chịđồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn bè và anh chị đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

69

Xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Trần Đỗ Đạt người trực tiếp hướng dẫn tôi làm bản luận văn này.

Học viên

Hà Tiến Công

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Vit

1. Nguyễn Phạm Anh Dũng (2003), CDMA one và CDMA 2000, Nhà xuất bản Bưu điện.

2. Nguyễn Phạm Anh Dũng (2002), Thông tin di động thế hệ 3, Nhà xuất bản Bưu điện.

3. Đặng Đình Lâm và nnk. (2004), Hệ thống thông tin di động 3G và xu hướng phát triển, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

4. Tiêu chuẩn ngành TCN 68-233:2005 “Thiết bị trạm gốc thông tin di động CDMA 2000 1x”.

5. Tiêu chuẩn ngành TCN 68-246:2006 “Thiết bị phát hình quảng bá sử dụng công nghệ tương tự”.

6. Tổng cục Bưu điện (2001), Quyết định số 478/2001/QĐ-TCBĐ ban hành "Chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho chứng nhận hợp chuẩn thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện".

Tiếng Anh

7. Dr. Raymond McArthur (2008), Intermodulation Fundamentals. 8. Harris Corporation (2004), HARRIS UHF TV – Atlas manual.

9. Huawei Technologies Co., Ltd. (2007), Hardware Description Manual BTS CDMA450.

10. Huawei Technologies Co., Ltd. (2008), Guide to Analyzing CDMA RSSI Exceptions.

11. International Telecommunication Union (1998), ITU Radio Regulations. 12. Rohde & Schwarz (2008), Operating manual NH7080C.

Internet

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng can nhiễu từ máy phát hình tương tự đến hệ thống thông tin di động CDMA 450 (Trang 66 - 71)