Phương pháp đo đạc để xác định can nhiễu 56

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng can nhiễu từ máy phát hình tương tự đến hệ thống thông tin di động CDMA 450 (Trang 57)

4.2.1 Khảo sát tại BTS bị can nhiễu

4.2.1.1 Xác định tín hiệu nhiễu

- Tắt hết các BTS trong khu vực cần khảo sát.

- Nối máy phân tích phổ với anten của sector bị can nhiễu.

- Thực hiện khảo sát nhiễu trong dải tần thu của BTS, thiết lập các tham số đo cho máy phân tích phổ ATT=0, SPAN= (452-458)MHz, RBW=100kHz và quan sát phổ thu được trên máy phân tích phổ. Trường hợp xuất hiện phổ tín hiệu nhiễu, thực hiện đo công suất kênh phổ tín hiệu nhiễu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nguồn nhiễu (như đã tính toán ở trên). Trường hợp không xuất hiện phổ tín hiệu, giảm giá trị RBW = 30kHz/ 3kHz/ 1kHz để phát hiện các tín hiệu có mức tín hiệu thấp. Nếu vẫn không phát hiện được tín hiệu nhiễu, thực hiện ghép nối LNA với máy phân tích phổ và thực hiện các thao tác như trên để xác định tín hiệu nhiễu.

- Thực hiện tương tự phép đo này đối với dải tần phát của BTS với SPAN= (462-468)MHz.

- Chú ý trên màn hình máy phân tích phổ, nếu phổ tín hiệu nhiễu tồn tại ổn

định và liên tục, nhiều khả năng nguồn can nhiễu xuất phát từ máy phát hình. Khi

đó cần chú ý đến các máy phát hình tương tự dải UHF.

- Tắt máy phát hình nghi ngờ gây can nhiễu, thực hiện lại các phép đo nói trên và so sánh kết quả kết quảđo trước và sau khi tắt máy phát hình gây nhiễu.

- In ra giấy tất cả các bản phổ tín hiệu nhiễu của tất cả các phép đo.

4.2.1.2 Đo công suất kênh tín hiệu nhiễu, thiết lập tham số kỹ thuật trong máy phân tích phổ như sau, ví dụ đối với máy phân tích phổ E4402B

Để đo công suất kênh tín hiệu nhiễu, cần đặt RBW (Resolution BandWidth) của máy phân tích phổ ở một giá trị thích hợp thì mới có thể có được kết quả công

57

suất kênh chính xác. Theo khuyến nghị của Liên minh viễn thông quốc tế, giá trị

RBW cần đặt bằng:

RBW = K x SPAN/N [11]

trong đó :

- K có giá trị từ 1,2 đến 4

- N là sốđiểm hiển thị (quét) của máy phân tích phổ, giá trị mặc định là 401.

Đểđo công suất một kênh CDMA1x, có độ rộng mỗi kênh 1,25MHz, ta chọn SPAN = 1,5MHz, như vậy RBW có thểđặt từ 4,5kHz đến 15kHz. VBW≥10RBW.

Đặt fcenter = tần số trung tâm của kênh CDMA cần đo (EVN-Tel đang sử

dụng 3 kênh tần số có fcenter lần lượt là 453,975MHz, 455,225MHz và 456,475MHz), RBW=10kHz, VBW=100kHz, Average = On, Detector = sample.

Chọn MEASURE → Chanel Power → MEAS SETUP → Integ BW = 1,25MHz → Chanel Pwr Span = 1,5MHz.

Chọn Average Number = On, chọn Optimize Ref Level để hiệu chỉnh sai số, xác nhận mức công suất phổ tín hiệu trên màn hình.

* Đối với máy phân tích phổ không có chức năng đo công suất kênh, có thể

sử dụng phương pháp đo công suất phổ tín hiệu bằng cách sử dụng cặp Maker. Thiết lập các giá trị fcenter, RBW, VBW, SPAN như trên.

Chọn Maker → Span Pair (đặt đúng độ rộng của 1 kênh CDMA là 1,25MHz) Chọn Maker → More → Function → Bandpower, đọc kết quả Band Pwr trên màn hình.

58

- Phát xạ giả dẫn là các phát xạ giả được tạo ra hay được khuếch đại trong các thiết bị của trạm gốc xuất hiện tại đầu vào RF của trạm gốc.

- Nối máy phân tích phổ với đầu vào RF (tại điểm RX1), tắt các đầu ra RF của máy phát, thực hiện quét dải (1 - 2600)MHz. Yêu cầu tối thiểu đối với phát xạ

giả dẫn :

+ Nhỏ hơn -80dBm, đo trong bất kỳ 30kHz nào của băng tần thu tại đầu thu RF của trạm gốc.

+ Nhỏ hơn -60dBm, đo trong bất kỳ 30kHz nào của băng tần phát tại đầu thu RF của trạm gốc.

+ Nhỏ hơn -47dBm, đo trong bất kỳ 30kHz nào của đoạn băng tần còn lại tại

đầu thu RF của trạm gốc.

4.2.2 Đo khảo sát tại máy phát hình gây can nhiễu 4.2.2.1 Sơ đồ đo 4.2.2.1 Sơ đồ đo

Theo Tiêu chuẩn ngành TCN 68-246:2006, để hợp chuẩn máy phát hình tương tự, cần phải đo theo sơđồ sau :

Hình 4.1 Sơ đồ đo máy phát hình tương tự theo TCN 68-246:2006[5]

Đối với thực tế tại Việt Nam, không có bộ tạo tín hiệu đo kiểm, bộ ghép nối và tải đo kiểm, thì không thể đo theo sơ đồ này được. Khi đó để

Bộ tạo tín hiệu đo Tải đo kiểm Thiết bị ghép ối Máy đo công suất Thiết bịđo điện áp Đầu ra Máy phát TV tương tự

59

đánh giá các phát xạ không mong muốn theo tiêu chuẩn và xác định nguyên nhân can nhiễu, việc áp dụng sơ đồ đo như trên là không khả thi. Vì vậy, tôi xin đề xuất sơ đồ đo như sau:

Hình 4.2 Đề xuất sơ đồ đo khi đo máy phát hình tương tự 4.2.2.2 Phép đo để phát hiện các phát xạ không mong muốn

Thiết lập các thông số trên máy phân tích phổ như sau :

ƒ ATT bằng giá trị cực đại có thể của máy phân tích phổ.

ƒ RBW=100kHz.

ƒ VBW= 300kHz.

ƒ SPAN = (453-468)MHz.

In ra giấy các bản phổ tín hiệu trong phép đo này. Trường hợp xuất hiện các phát xạ không mong muốn, thực hiện phép đo công suất kênh đối với các phát xạ

này theo hướng dẫn dưới đây.

Máy phát TV tương tự

RF Test point Anten của máy phát hình tương tự Bộ ghép nối Bộ suy hao Máy đo công suất Máy phân tích phổ

60

Để tránh tình trạng quá tải đầu vào bộ trộn tần của máy phân tích phổ, gây ra các thành phần phi tuyến, cần đặt mức suy hao phù hợp để đầu vào bộ trộn tần có mức giá trị tối ưu (có thể thử phép đo bằng cách tăng giảm ATT, nếu mức tín hiệu thay đổi theo đúng giá trị thay đổi của ATT thì đã bị quá tải đầu vào, giá trị phép đo không chính xác. Cần phải tăng suy hao tín hiệu đầu vào).

4.2.2.3 Phép đo công suất kênh

- Đo công suất kênh của phát xạ chính.

Thiết lập các thông số trên máy phân tích phổ như sau :

ƒ fcenter = Tần số trung tâm của kênh tần số mà máy phát hình đang phát (Ví dụ, đối với kênh 21 fcenter = 474MHz; kênh 22 fcenter = 482MHz).

ƒ RBW = 100kHz. ƒ VBW = 300kHz. ƒ Average = On. ƒ Detector = Sample. ƒ Integ BW = 8MHz. ƒ Chanel Pwr Span = 10MHz.

In kết quảđo được ra giấy, ghi nhận kết quả PWANTED = Chanel power. - Đo công suất kênh của phát xạ không mong muốn.

Thiết lập các thông số trên máy phân tích phổ như sau :

ƒ fcenter = Tần số trung tâm của phát xạ không mong muốn.

ƒ RBW = 1kHz.

ƒ VBW = 10kHz.

ƒ Average = On.

61

ƒ Integ BW = 100kHz.

ƒ Chanel Pwr Span = 150kHz.

* Trường hợp có các phát xạ không mong muốn băng hẹp, thực hiện phép đo này đối với tất cả các phát xạ không mong muốn nằm trong dải tần (453 - 468)MHz. In tất cả kết quảđo được ra giấy, ghi nhận kết quả PUNWANTED = Chanel power.

- Yêu cầu đối với phát xạ giả :

Mức công suất trung bình tương đối (dBc) dưới mức công suất cấp đến cổng anten được tính bằng PWANTED - PUNWANTED.

Chú ý: Nếu có lắp ghép các bộ suy hao tín hiệu đầu vào, thì khi tính toán công suất kênh cần phải cộng thêm giá trị suy hao. Ví dụ: Khi đo công suất kênh của phát xạ chính, có lắp bộ suy hao 20dB. Khi đo công suất kênh của phát xạ giả

có lắp bộ suy hao 10dB, ta tính công suất trung bình tương đối như sau (PWANTED + 20) - (PUNWANTED +10)

Yêu cầu giới hạn mức công suất trung bình tương đối (dBc) dưới mức công suất cấp đến cổng anten không được vượt quá giới hạn theo hình dưới đây:

62

Hình 4.4 Yêu cầu đối với mức công suất trung bình của máy phát hình tương tự [5]

Một số ví dụ cụ thể như sau :

Công suất trung bình của máy phát

Giới hạn mức công suất trung bình tương

đối (dBc) dưới mức công suất cấp đến cổng anten. 1kW 76dBc 2,5kW 80dBc 5kW 83dBc 10kW đến 100kW 85dBc

Bảng 4.2 Ví dụ về giới hạn mức công suất trung bình tương đối (dBc) dưới mức công suất cấp đến cổng anten

4.2.2.4 Đo các phát xạ ngoài băng

Chỉ thực hiện đối với kênh 21. Vì kênh 21 có tần số (470 - 478)MHz, do đó miền phát xạ ngoài băng là (458 - 490)MHz, như vậy sẽ có các phát xạ không mong muốn nằm trong dải tần phát của BTS (463,08 - 467,37)MHz. Tần số tương đối so với tần số sóng mang hình (MHz) Tần số tương đối so với tần số trung tâm của kênh (MHz) Mức tương đối trong độ rộng băng tần chuẩn 50kHz (dB) - 12,75 - 20 - 90,5 - 9,25 - 12 - 65,5 - 6,5 - 9,25 - 56 - 6 - 8,75 - 36 - 3 - 5,75 - 36 - 1,25 - 4 - 36

63 - 0,75 - 3,5 - 16 - 0,18 - 2,93 - 16 0 - 2,75 0 0,18 - 2,57 - 16 5 2,25 - 16 5,435 2,685 - 10 6,565 3,815 - 10 6,802 4,052 - 25 6,94 4,19 - 50 13 10,25 - 56 14,75 12 - 65,5 22,75 20 - 90,5

Bảng 4.3 Các điểm ngắt với hệ truyền hình tương tự 8MHz, điều chế âm 0,75MHz VSB [5]

- Thiết lập các thông số trên máy phân tích phổ như sau để thiết lập mặt nạ

phổ :

+ Chọn Line → New line + Name : Nhập tên mặt nạ phổ.

+ Domain : Frequency, nhập giá trị các điểm ngắt theo Bảng 6.3 + Unit : dBm.

+ Limit : Upper. + X-Axis : Log.

+ X-Scaling : Absolute. + Y-Scaling : Absolute.

+ Nhấn Save line →Escape để lưu lại mặt nạ phổ. Sau khi thiết lập xong, mặt nạ phổ có dạng như hình vẽ :

64

Hình 4.5 Mặt nạ phổ của máy phát hình tương tự [5]

- Thiết lập các thông số kỹ thuật đểđo phổ của phát xạ chính : + fcenter = 474MHz

+ Span = 40MHz

+ RBW = 50kHz

+ VBW = 300kHz

+ Chọn Line → Select Line → chọn tên mặt nạđã thiết lập. + Ghi nhận những phát xạ không nằm trong giới hạn mặt nạ phổ.

65

4.3 Đề xuất đối với công tác giải quyết can nhiễu của EVN liên quan tới máy phát hình tương tự phát hình tương tự

4.3.1 Làm việc với các bên liên quan để giải quyết can nhiễu

- Phối hợp với EVN-Tel và đơn vị quản lý, sử dụng máy phát hình để đo, kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân gây can nhiễu, phải thực hiện đầy đủ các công việc đã được nêu trên. Tập hợp đầy đủ các số liệu để chứng minh nguyên nhân can nhiễu, đề xuất giải pháp khắc phục can nhiễu như sau:

+ Giải pháp thứ nhất: Đơn vị sử dụng máy phát hình có biện pháp kỹ thuật

để khắc phục các phát xạ không mong muốn từ máy phát hình, bằng cách thay thế

hoặc điều chỉnh bộ lọc, thay thế hoặc điều chỉnh bộ khuếch đại công suất.

+ Giải pháp thứ hai: Công ty thông tin di động (ởđây là EVN-Tel) có biện pháp điều chỉnh các BTS để tránh nhiễu, bằng cách điều chỉnh hướng anten của BTS lệch so với hướng búp sóng chính của anten máy phát hình; tránh đặt các BTS

ở quá gần với anten của máy phát hình.

- Thống nhất với EVN-Tel và đơn vị quản lý, sử dụng máy phát hình để triển khai các giải pháp trên:

+ Trường hợp máy phát hình có phát xạ không mong muốn (chỉđánh giá với các phát xạ không mong muốn nằm trong dải tần hoạt động của mạng CDMA450) không bảo đảm tiêu chuẩn TCN 68-246:2006, yêu cầu đơn vị quản lý, sử dụng máy phát hình phải có biện pháp khắc phục các phát xạ này để tránh gây can nhiễu.

+ Trường hợp máy phát hình có phát xạ không mong muốn (chỉđánh giá với các phát xạ không mong muốn nằm trong dải tần hoạt động của mạng CDMA450) bảo đảm tiêu chuẩn TCN 68-246:2006, yêu cầu EVN-Tel thực hiện giải pháp thứ

hai hoặc cùng phối hợp với đơn vị quản lý, sử dụng máy phát hình để thực hiện giải pháp thứ nhất.

4.3.2 Đề xuất cho công tác giải quyết can nhiễu 4.3.2.1 Về cơ sở pháp lý 4.3.2.1 Về cơ sở pháp lý

66

- Phải có các văn bản qui phạm pháp luật qui định rõ đối với đơn vịđang sử

dụng thiết bị có trách nhiệm bảo đảm các qui chuẩn kỹ thuật hiện hành và các kết quả đo kiểm tra trong quá trình giải quyết can nhiễu của cơ quan quản lý chuyên ngành là căn cứ để giải quyết can nhiễu. Đưa nội dung này vào "Luật Tần số vô tuyến điện" và "Luật quy chuẩn".

- Quy định trách nhiệm và thẩm quyền đối với cơ quan trong công tác quản lý sau chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn. Đề nghị sửa đổi quyết định 44/2006/QĐ- BBCVT để xử lý các vấn đề liên quan sau khi chứng nhận.

- Chuyển đổi các Tiêu chuẩn ngành về thiết bị thu phát vô tuyến điện thành Quy chuẩn kỹ thuật.

- Cần có chế tài xử phạt hợp lý đối với tổ chức, cá nhân đang sử dụng thiết bị

không bảo đảm qui chuẩn kỹ thuật. Hiện nay theo Nghịđịnh 142/2004/NĐ-CP Quy

định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện mới chỉ qui định các khung xử phạt đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị viễn thông.

4.3.2.2 Đối với công tác đo kiểm tra, giải quyết can nhiễu

- Nhưđã trình bày ở trên, sơđồđo theo Tiêu chuẩn ngành TCN 68-246:2006 rất khó thực hiện đối với các máy phát hình tương tự có công suất lớn, để có cơ sở

pháp lý cho việc đo kiểm tra tại vị trí lắp đặt máy phát, cần phải có phép đo đơn giản và bảo đảm kết quả đo kiểm. Vì vậy khi chuyển đổi các Tiêu chuẩn ngành thành Quy chuẩn kỹ thuật, cần sửa đổi về sơđồđo kiểm và vị trí đo kiểm, tạo thuận lợi cho công tác đo kiểm tại hiện trường. Tác giả xin đề xuất sử dụng sơđồđo như

trên Hình 4.2.

- Cần trang bị các bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA dải dưới 500MHz, các bộ

suy hao tín hiệu đầu vào, bộ phát tín hiệu chuẩn, các bộ ghép nối và bộ Pre-selector cho máy phân tích phổ.

67

KẾT LUẬN:

Chương này tập trung nghiên cứu các công việc cần thực hiện khi tiến hành xác định nguyên nhân gây ra can nhiễu đến hệ thống thông tin di động CDMA 450. Tại Việt Nam hiện nay, việc giải quyết triệt để các can nhiễu thông tin vô tuyến

điện còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, cơ sở pháp lý để làm việc với các bên liên quan vẫn còn chưa hoàn thiện. Về mặt kỹ thuật, việc xác định nguồn gây nhiễu cũng không hề dễ dàng.

Bằng các nghiên cứu của mình, tôi đã chỉ ra nguyên nhân chính gây ra can nhiễu đến hệ thống thông tin di động CDMA 450. Tôi cũng đã đề xuất phương pháp xác định nguồn nhiễu và các vấn đề cần giải quyết khi giải quyết các can nhiễu này.

68

KẾT LUẬN

Công nghệ CDMA 2000 là công nghệđã thể hiện được các ưu điểm vượt trội so với các công nghệ khác ở thời điểm hiện tại. Ở Việt Nam, EVN Telecom đã triển khai mạng thông tin di động CDMA trên băng tần 450MHz cùng với SPT trên băng tần 800MHz. Băng tần 450MHz trước đó được ấn định cho nghiệp vụ dùng riêng nên khi triển khai đã gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết can nhiễu, đảm bảo một băng tần ”sạch” cho nhà khai thác. Trong quá trình hoạt động, băng tần này

đã bịảnh hưởng can nhiễu rất nhiều và một nguyên nhân quan trọng là can nhiễu từ

các máy phát hình công nghệ tương tựđang hoạt động tại Việt Nam.

Từ thực tế công tác phải giải quyết can nhiễu cho mạng CDMA 450, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành cuốn luận văn vềảnh hưởng can nhiễu từ máy phát hình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng can nhiễu từ máy phát hình tương tự đến hệ thống thông tin di động CDMA 450 (Trang 57)