Can nhiễu đường lên (từ MS đến BTS) 41

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng can nhiễu từ máy phát hình tương tự đến hệ thống thông tin di động CDMA 450 (Trang 42 - 45)

Như trên đã giới thiệu về tham số Eb/No, đây là tham số rất quan trọng liên quan đến chất lượng dịch vụ và phản ánh mức độ can nhiễu đối với hệ thống CDMA. Do đó ta sẽ sử dụng tham số này để đánh giá mức độ can nhiễu của hệ

thống CDMA450 của EVN-Tel.

42 trong đó : - P là độ nhạy máy thu của BTS : P = Pm + Gm + Gb + Gdv - Lp - Mfade - Lb - Lpent - Lc = - 117dBm Pm : Công suất phát của MS. Gm : Hệ số khuếch đại anten của MS.

Gb : Hệ số khuếch đại của anten thu của BTS. Gdv : Độ lợi phân tập anten thu của BTS. Lp : Tổn hao đường truyền.

Mfade : dự trữ che tối chuẩn log. Lb : Tổn hao cơ thể

Lpent : Tổn hao truy nhập xe hoặc toà nhà. Lc : Tổn hao cáp nối.

- Độ lợi xử lý G:

G = Rc/Rb = 1,2288.106/9,6.103 = 128 Rc : Tốc độ chíp.

Rb : Tốc độ bit.

- Tạp âm nhiệt Nn (nhiễu nhiệt):

Nn = KTB= 1,38x10-23 x 293 x 103 x 1,25x106 = 505,42x10-14 mW = - 113dBm. K = 1,38x10-23 W/Hz/K ( Hằng số Bolzmal) T = 293K ( ở nhiệt độ bình thường 200). B = 1,25MHz = 1,25x106 Hz ( độ rộng của 1 kênh CDMA).

43

- Hệ số tạp âm máy thu BTS (Noise Figure): NF = 5dB = 3,16.

- Nhiễu từ các BTS khác và các MS trong cùng BTS, NBTS,MS

NBTS,MS = (X-1).ν.(Pr /λ).(1+ β) = 28,67 x 10-11,7 mW X = 32, là số thuê bao cực đại đồng thời ở chếđộ thoại.

ν : Hệ số tích cực thoại , ν = 0,4

λ : Hệ sốđiều khiển công suất không hoàn hảo, λ = 0,8

β : Hệ số nhiễu từ các ô khác, β = 0,85.

- Nguồn nhiễu ngoài , I (mW, đo bằng công suất kênh 1,25MHz).

* Tính toán giá tr ca I để h thng b can nhiu:

Thay các giá trị vào biểu thức của Eb/N0 , ta có :

Eb/No = 128.10-11,7/[505,42.10-14 x 3,16 + 31 x 28,67.10-11,7 + I]. Eb/No = 128.10-11,7/[1597,12.10-14 + 28,67 .10-11,7 + I].

Eb/No = 128.10-11,7/[7317,53.10-14 + I].

Hệ thống bị can nhiễu khi Eb/No < 2,4 (tức 3,8dB – theo tài liệu thiết kế

mạng của EVN-Telecom)

Tức là, 128x10-11,7/[7317,53x10-14 + I] < 2,4 I > 3323 x 10-14 (mW)

I > - 105dBm

* Đo kiểm tra để đánh giá can nhiễu: Sử dụng máy phân tích phổ nối trực tiếp vào anten của BTS cần khảo sát, tắt hoàn toàn BTS cần khảo sát và bảo đảm không có ảnh hưởng can nhiễu của các BTS khác và của MS, lúc này nguồn nhiễu

44

chỉ bao gồm nhiễu nhiệt và nguồn nhiễu ngoài, tổng nhiễu lúc này bằng (Nn+I), đo công suất kênh 1,25MHz, nếu có giá trị lớn hơn -104 dBm thì đã có nhiễu tại BTS

đang khảo sát.

Ví dụ : Tính toán cho trường hợp ảnh hưởng can nhiễu từ máy phát hình tương tự kênh 25 tại Gia Lai.

Kết nối máy phân tích phổ với anten của BTS, tắt BTS, khi máy phát hình kênh 25 phát, toàn bộ nền nhiễu trong dải tần thu của BTS đo được bằng (- 116dBm/RBW=3kHz). Như vậy, nếu tính theo RBW=1,25MHz thì công suất nguồn nhiễu bằng -116+10log1250/3 = -116 + 26 = - 90dBm. Kết luận, nguồn nhiễu này

đã gây can nhiễu đối với BTS.

* Hiện nay ở Cục tần số vô tuyến điện – Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiều máy phân tích phổ hiện đại, chẳng hạn như phân tích phổ E4402B của Agilent có mức tạp âm trung bình -149dBm/1Hz trong dải tần từ 10MHz đến 500MHz, nếu đo RBW=1,25MHz thì mức tạp âm trung bình tối thiểu đo được là - 88dBm. Như vậy các thiết bị phân tích phổ không thể đo ở mức công suất - 104dBm/1,25MHz. Để đo được công suất nguồn nhiễu ngoài nêu trên, cần sử dụng thêm bộ LNA ở dải tần dưới 500MHz. Khi sử dụng phân tích phổ và LNA, ta phải trừđi hệ số khuếch đại của LNA và hệ số tạp âm của LNA để có kết quả cuối cùng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng can nhiễu từ máy phát hình tương tự đến hệ thống thông tin di động CDMA 450 (Trang 42 - 45)