2 Vai trò của các tổ chức môi giới CGCN về KHCN trong các dịch vụ hậu mãi sau chuyển giao.
2.2.1 Cách thức tìm kiếm thông tin các doanh nghiệp có nhu cầu mua công nghệ mới
nghệ mới.
Trước hết chung ta xét nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Nước ta là một nền kinh tế năng đông phát triển các doanh nghiệp luôn gặp phải áp lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì vậy các doanh nghiệp từ nhỏ tới lớn phải có chiến lược đổi mới công nghệ với mục đích giảm chi phí đầu vào và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài: Trường hợp này chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp liên doanh hoặc có vốn đầu tư nước ngoài. Một số ít các doanh nghiệp trong nước cũng đã bắt đầu mua các công nghệ của nước ngoài để áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Mua công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu và triển khai trong nước: Đây là một hình thức liên kết giữa các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Mặc dù đã bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện, nhưng thực sự còn chưa phát triển mạnh.
- Cải tiến công nghệ hiện có: Đây là hình thức được áp dụng nhiều nhất tại các doanh nghiệp Việt Nam. Do có hạn chế về vấn đề kinh phí nên cũng chỉ phần lớn dừng ở các cải tiến nhỏ, không có các cải tiến mang tính đột phá.
Quá trình đổi mới công nghệ bao gồm các bước cơ bản sau:
- Đánh giá công nghệ: Đánh giá công nghệ là khâu quan trọng nhấ trong quá trình đổi mới công nghệ. Qua đánh giá công nghệ, doanh nghiệp sẽ biết được công nghệ này còn thích hợp hay không, đã cần đổi mới chưa và đổi mới ở khâu nào là hiệu quả nhất.
- Lập phương án đổi mới: Phương án đổi mới phải bao gồm cả phương án tài chính và phương án sản xuất.
- Tiến hành đổi mới công nghệ: Đổi mới công nghệ sẽ được thực hiện ở các mặt sau đây:
+ Máy móc thiết bị.
+ Thông tin, bí quyết.
+ Kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động.
Bốn yếu tố nêu trên phải đồng bộ với nhau. Doanh nghiệp phải đảm bảo cả bốn yếu tố nêu trên kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn sao cho phát huy được tối đa khả năng của công nghệ. Trong từng thời điểm khác nhau, có thể có yếu tố sẽ vượt trội so với các yếu tố còn lại, doanh nghiệp sẽ phải cải tiến các yếu tố kỹ năng kinh nghiệm hoặc đổi mới thể chế để cân bằng lại các yếu tố với nhau. Tùy từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp sẽ đổi mới từng phần hoặc có thể đổi mới toàn bộ sao cho công nghệ mới phát huy được hết tác dụng để tạo ra được các sản phẩm cạnh tranh được cả về chất lượng lẫn giá cả.
Trong thực tiễn đổi mới công nghệ các doanh nghiệp thường gặp các vấn đề:
- Quan niệm công nghệ là thiết bị: Quan niệm này thường dẫn đến đầu tư quá nhiều vào máy móc thiết bị mà cuối cùng không mang lại hiệu quả mong muốn. Nhiều khi doanh nghiệp đã sở hữu những thiết bị tốt hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh, mặc dù chưa tối đa hóa được tính năng sử dụng của thiết bị nhưng vẫn đầu tư mua thêm thiết bị mới dẫn đến tình trạng hiệu quả đầu tư kém.
- Chưa tìm được nguồn công nghệ thích hợp: Doanh nghiệp không thiết lập được một hệ thống thông tin tốt về công nghệ, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh dẫn đến việc không xác định được công nghệ nào là tối ưu đối với mình. Hoặc có được định hướng về công nghệ mà không biết tìm ở đâu để có được công nghệ đó với chi phí phù hợp,
- Xác định và đánh giá công nghệ: Đây là trường hợp các doanh nghiệp hay gặp phải nhất. Các doanh nghiệp là chính người thích hợp nhất cho việc đánh giá xem công nghệ này có phù hợp cho mình hay không, đặc biệt là phần cứng. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại thường không có kỹ năng xác định giá trị các phần khác, đặc biệt là các phần mềm. Đó là các phần liên quan đến bí quyết, kỹ
năng và hình thức chuyển giao, rất khó xác định giá trị và cần phải có tư vấn tham gia.
- Không nắm bắt được thông lệ quốc tế trong việc mua bán và chuyển
giao công nghệ: Doanh nghiệp thường ít có cơ hội tham gia đàm phán các hợp
đồng chuyển giao công nghệ. Chính vì vậy, doanh nghiệp thường không nắm bắt được các thông lệ quốc tế trong các giao dịch về chuyển giao công nghệ. Chính vì thiếu các kinh nghiệm đàm phán này, các đối tác cung cấp công nghệ thường dễ nâng giá các hợp đồng chuyển giao, đặc biệt là qua các thủ tục và các yếu tố liên quan đến phần mềm của công nghệ dẫn đến việc doanh nghiệp dễ bị thua thiệt.
- Các khuôn khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh: Rất nhiều vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ vẫn chưa được luật pháp điều chỉnh một cách hữu hiệu. Đặc biệt là các chuyển giao dọc từ nghiên cứu triển khai tới các doanh nghiệp sản xuất. Trong đó, nổi bật là chưa điều chỉnh được việc phân chia lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa các cơ quan nghiên cứu triển khai và các doanh nghiệp tài trợ và hưởng lợi từ các chương trình nghiên cứu triển khai này.
Biểu đồ 10: Phương thức tiếp cận thông tin công nghệ của tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ
viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, việc hiện đại hóa dây truyền công nghệ doanh nghiệp đã có những chuyển biến đáng kể; nếu những năm 1970, tỷ lệ hiện đại hóa công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước ở mức 8,6% thì sau những năm 1990 đạt được 60%, còn tại những doanh nghiệp tư nhân tỷ lệ đã lên
46,5%. Mức độ hiện đại của dây chuyền công nghệ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thể hiện ở bảng
Thời gian Loại doanh nghiệp
Thập niên
1970 Thập niên1980 Thập niên1990 Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp có vốn đầu tư NN
8,6 9,3 13,6 42 48,8 12,6 60 46,5 72,7
Nguồn: Báo cáo đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam VIE/01/025
Bảng 6 . Mức độ hiện đại của dây chuyền công nghệ trong doanh nghiệp
Cùng với khả năng hiện đại, tính đồng bộ trong dây chuyền công nghệ được nâng lên đến 20% trong các doanh nghiệp nhà nước và chừng 16,3% đối với khu vực tư nhân. Tính đồng bộ trong đổi mới dây chuyền công nghệ được thể hiện ở bảng số
Mức đồng bộ Loại doanh nghiệp
Thấp (chắp vá)
Trung bình Đồng bộ cao Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệptư nhân
Doanh nghiệp có vốn đầu tư
5,7 11,6 0,9 74,3 72,1 58,2 20 16,3 40,9
Nguồn: Báo cáo đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam VIE/01/025
Bảng 7 . Tính đồng bộ của dây chuyến công nghệ trong doanh nghiệp
Trong các loại hình doanh nghiệp, việc hiện đại hóa và đồng bộ dây chuyền công nghệ sản xuất diễn ra với mức độ cao ở những doanh
khu vực doanh nghiệp tư nhân có mức độ thấp nhất.
Những năm gần đây, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, đã tạo sức ép thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phải ứng dụng tiến bộ công nghệ. Vào năm 2002, trong khoảng 200 nghìn hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện, gần 90% là của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Tuần tin KT-XH số 7 ngày 10 tháng 6 năm 2008 TT Thông tin & Dự báo KT-XH Quốc gia trang 14). Những khảo sát thực hiện tại
Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy, nhu cầu công nghệ và chuyển giao công nghệ diễn ra chủ yếu ở khối doanh nghiệp liên doanh hoặc có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi các doanh nghiệp quốc doanh chỉ đầu tư với mức bình quân khoảng 10 triệu USD hàng năm thì liên doanh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư bình quân từ 150 đến 200 triệu USD, thậm chí đến 1.200 triệu USD/năm với những hình thức chuyển giao chủ yếu là công ty mẹ ở nước ngoài giao cho các công ty con (Tài liệu đã dẫn). Với mức chuyển hóa nhanh công nghệ từ nước ngoài, nhìn chung trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước đã ngày một chuyển biến, nâng cao.
Những tư liệu công bố cho thấy, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài liên tục gia tăng, đã từ 21 vạn người năm 1995 lên 37,9 vạn năm
2000, tăng gấp 2,5 lần và cuối năm 2007 đã lên chừng 1,13 triệu người (Tài
liệu đã dẫn). Lực lượng lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp được tiếp cận với công nghệ hiện đại đã hình thành tác phong công nghiệp, có ý thức kỷ luật, học hỏi được kỹ năng tiên tiến cũng đã góp phần thúc đẩy doanh nghiệp trong nước không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ, phương pháp quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp trong mở rộng sản xuất, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.
Theo các nhà phân tích, đầu tư nước ngoài vào càng nhiều thì càng có tác động tích cực đến chuyển giao công nghệ tiên tiến, thúc đẩy những ngành quan trọng như dầu khí, viễn thông, điện tử - tin học, cơ khí chế tạo... Trong đó, hầu hết những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, có trình độ công nghệ đồng bộ cao. Thông qua thu hút đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật hiện đại qua các hình thức
được chi phí nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Bên cạnh tiếp nhận công nghệ, hoạt động đổi mới còn tạo điều kiện để nhiều doanh nghiệp tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ thế giới để vận dụng trong thực hiện mục tiêu CNH.
Theo đà phát triển của hoạt động đổi mới công nghệ doanh nghiệp do làn sóng đầu tư nước ngoài mang lại, những năm đầu thiên niên kỷ mới, sự hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ cũng có nhiều tín hiệu đáng mừng. Thực hiện Nghị định
119, thời gian từ năm 2002 đến 2007, đã có 484 đề xuất nghiên cứu đổi mới công nghệ doanh nghiệp được đưa ra từ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong số này, 111 đề xuất, chiếm 22,9%, được bộ KH&CN xét duyệt, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu 105,8 tỷ đồng bằng 13% tổng chi phí đã thực hiện. Cơ cấu và mức
độ hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ được thực hiện ở bảng Năm Số đề nghị Số được hỗ Tỷ lệ hỗ trợ Kinh phí hỗ trợ(tr.đ) Kinh phí thực Tỷ lệ hỗ trợ DN nhà nước DN nước ngoài 2002 66 12 18,2 8.880 79.95 11,1 58,3 41,7 2003 65 26 40 25.640 311.14 8,2 61,5 38,5 2004 114 21 18,4 17.450 91.77 19,0 71,4 28,6 2005 75 21 28 21.200 117.86 18 66,7 33,3 2006 81 14 17,3 18.213 149.00 12,2 35,7 64,3 2007 83 17 20,5 14.436 65.91 29 17,7 82,3 Tổng 484 111 22,9 105.81 815.64 13 54,1 45,9
Từ trái sang cột 4 là tỷ lệ đề nghị được hỗ trợ, còn cột 7 là tỷ lệ kinh phí hỗ trợ thực hiện) Nguồn Bộ Khoa học và Công nghệ tháng 6/2008
Bảng 8 . Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP
Nhìn chung, các doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ kinh phí nghiên cứu đều xuất phát từ đòi hỏi bức xúc đổi mới công nghệ. Đại bộ phận thực hiện tốt quy chế, có 54 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, 44 doanh nghiệp đang triển khai thực hiện và 13 cơ sở không thực hiện được do thay đổi tổ chức, không có thị trường tiêu thụ hoặc thủ tục khó khăn. Ở những cơ sở thực hiện có kết quả, việc đổi mới công nghệ đã tác động mạnh đến nâng cao năng lực nội sinh, khích lệ doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào hoạt động KH&CN, nhiều vấn đề kỹ thuật mới được hoàn
và quốc tế.
Với 4% kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, Công ty Đóng tàu Hạ Long đã xây dựng được đà bán ụ 25.000 tấn phục vụ đóng tàu container 610TEU, tầu tải trọng trên 3 vạn tấn, góp phần đưa năng lực sản xuất của Công ty lên gấp 2 lần. Nhờ hỗ trợ kinh phí nghiên cứu thiết kế, nhà máy cơ khí Quang Trung tỉnh Ninh Bình đã chế tạo thành công trục 1 dầm 450 tấn. Đây là việc làm có ý nghĩa để bảo vệ ngành sản xuất cơ khí siêu trường siêu trọng, giảm được trên 30% chi phí sản xuất, làm lợi hàng chục triệu USD nhập khẩu. Trong nghiên cứu thiết kế thiết bị chữa cháy tự động, công ty công nghệ An Sinh (Đà Nẵng) đã được cấp bằng sáng chế tại Việt Nam và Hoa Kỳ, thiết bị công ty làm ra được các ngành chức năng cho phép đưa vào sử dụng. Công ty đã thành công trong hỗ trợ nghiên cứu thiết kế; đưa dây chuyền chế phẩm Zeolit 3.000 tấn/năm vào hoạt động phục vụ nuôi trồng thủy sản; sản xuất giống lúa lai F1-Nhị ưu với giá chỉ bằng 60% nhập ngoại; nghiên cứu nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh ở công ty TRAPHACO... đã làm nổi bật vai trò trung tâm của hoạt động KH&CN trong doanh nghiệp. Trên tinh thần lấy thị trường để định hướng, lấy chất lượng sản phẩm để cam kết khách hàng và dùng tăng trưởng làm động lực, nhiều sản phẩm đổi mới của các doanh nghiệp đã được tiêu chuẩn hóa, tạo ra những khác biệt để nâng cao thương hiệu ngành hàng, uy tín
công ty ( bằng tiến bộ KH&CN) đã làm rõ vai trò mở đường của cơ chế và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
Tại hội nghị sơ kết việc hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ tiến hành gần đây, hầu hết ý kiến đều cho rằng, thực hiện Nghị định 119 đã góp phần nâng cao nhận thức doanh nghiệp về vai trò KH&CN trong sản xuất kinh doanh, đây là biện pháp "kích cầu" để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nâng cao trình độ công nghệ. Thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Từ thành công đạt được, nhiều doanh nghiệp đã tự tin hơn để sẵn sàng tiếp tục các chương trình dự án để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh (Bộ KH&CN 2008)