d) Mạng MAN – Ethernet
3.1.1 Các tổ chức tiêu chuẩn hóa IPTV
3.1.1.1 DSL Forum
DSL Forum là tổ chức được thành lập trên cơ sở sự hợp tác phi lợi nhuận nhằm tạo ra các hướng dẫn, nguyên tắc chỉ đạo cho quá trình triển khai và phát triển hệ thống mạng DSL. Tổ chức này thiết lập một số khuyến nghị dưới dạng các báo kỹ thuật (TR-xxx). Khuyến nghị liên quan tới chất lượng dịch vụ IPTV của DSL Forum là TR-126 “Triple-Play Services Quality of Experience (QoE) Requirements”. Tài liệu này đưa ra các yêu cầu đối với các dịch vụ triple-play, bao hàm cả thoại, video, số liệu vv… quy định khá chi tiết chất lượng dịch vụ đối với IPTV. Để có thêm thông tin về các tài liệu tiêu chuẩn hiện tại của DSL Forum, tham khảo http://www.broadband-forum.org/technical/trlist.php
Đo kiểm đánh giá chất lượng hệ thống truyền hình MyTV tạiVNPT Hà Nam ---
3.1.1.2 MPEG
MPEG (Moving Pictures Experts Group) là một nhóm công tác của ISO/IEC chịu trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất các tiêu chuẩn quốc tế cho quá trình nén, giải nén, xử lý và hiển thị các ảnh động, âm thanh mã hóa và tổ hợp của chúng. MPEG đang phát triển một số các tiêu chuẩn liên quan đến IPTV. Nhóm cũng phát triển tiêu chuẩn middleware đa phương tiện ISO/IEC 23004 (MPEG-E M3W) cùng với nhiều loại tiêu chuẩn mã hóa video khác nhau.
MPEG-E bao gồm một số các giao diện chương trình ứng dụng (APIs) được quy định trong 8 phần riêng biệt của Bảng sau đây.
Bảng: Các phần tiêu chuẩn MPEG-E
Part Number Part (API) Description
ISO/IEC 23004-1 ISO/IEC 23004-2 ISO/IEC 23004-3 ISO/IEC 23004-4 ISO/IEC 23004-5 ISO/IEC 23004-6 ISO/IEC 23004-7 ISO/IEC 23004-8 Architecture Multimedia API Component model
Resource and quality management Component download
Fault management
System integrity management Reference software
3.1.1.3 ETSI
Năm 2003, ETSI thành lập nhóm TISPAN (Telecom & Internet converged Services & Protocols for Advanced Networks) để phát triển các chỉ tiêu kỹ thuật cho các hạ tầng mạng cố định và di động thế hệ sau. TISPAN lần lượt cấu trúc thành các nhóm nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật đặc biệt quan trọng đối với công nghiệp IPTV từ các mạng riêng và bảo mật đến quản lý và đánh địa chỉ mạng. Cuối năm 2005, TISPAN đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật đối với NGN phiên bản R1 và hiện đang nghiên cứu đề xuất phiên bản R2. Phiên bản 2 tập trung vào tính lưu động, các dịch vụ mới và phân phối nội dung với khả năng quản lý và bảo mật được tăng cường. IPTV là một trong những dịch vụ mới được nghiên cứu trong phiên bản
Đo kiểm đánh giá chất lượng hệ thống truyền hình MyTV tạiVNPT Hà Nam ---
2 và TISPAN đã tiến hành những bước ban đầu trong việc quy định mạng hỗ trợ IPTV.
3.1.1.4 ITU
Năm 2006, ITU đã thành lập nhóm tiêu điểm về IPTV (ITU-T FG IPTV) , thường gọi là FG IPTV để phối hợp và đẩy mạnh sự phát triển các tiêu chuẩn IPTV toàn cầu, kết hợp với các công việc hiện tại của các nhóm ngiên cứu ITU và các cơ quan tiêu chuẩn khác như ATIS và ETSI. FG đặt dưới sự chỉ đạo của ITU-T Study Group 13, nhóm đứng đầu NGN. Mục đích của FG IPTV bao gồm xác định cấu trúc IPTV và các yêu cầu dịch vụ, phối hợp với các tổ chức tiêu chuẩn hóa khác, làm hài hòa sự phát triển của các tiêu chuẩn mới và tăng cường khả năng phối hợp hoạt động với các hệ thống hiện tại. FG IPTV có 6 nhóm làm việc chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực khác nhau như sau:
WG1 : Architecture and Requirements WG2 : QoS and Performance Aspects
WG3 : Service Security and Contents Protection WG4 : IPTV Network Control
WG5 : End Systems and Interoperability Aspects WG6 : Middleware, Application and Content Platforms
3.1.1.5 ATIS
ATIS (The Aliance for Telecommuniction Industry Standard) là tổ chức công nghiệp viễn thông bao gồm 350 công ty chủ yếu là các nhà cung cấp dịch vụ. Để phát triển hơn nữa quá trình tiêu chuẩn hóa đối với lĩnh vực công nghiệp IPTV, ATIS đã thành lập nhóm IPTV Interoperability Forum (IIF). Vấn đề chủ yếu của IIF là xây dựng cấu trúc chuẩn hóa chung để phát triển các dịch vụ IPTV, tập trung chủ yếu vào bốn lĩnh vực chính, thiết bị hạ tầng mạng, bảo mật nội dung, kiểm tra khả năng phối hợp hoạt động và chất lượng dịch vụ. hiện nay, nhóm đã ban hành một số hướng dẫn trong lĩnh vực quản lý bản quyền và cấu trúc:
ATIS-080001: tài liệu này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật khả năng phối hợp hoạt động đi với quá trình thực hiện các hệ thống IPTV DRM. Tổ chức này dự định
Đo kiểm đánh giá chất lượng hệ thống truyền hình MyTV tạiVNPT Hà Nam ---
sử dụng tiêu chuẩn này làm cơ sở cho việc tạo lập chỉ tiêu kỹ thuật khả năng phối hợp hoạt động DRM/bảo mật trong tương lai.
ATIS-0800002: tài liệu này cung cấp các hướng dẫn cho các nhà cung cấp nội dung và dịch vụ về cấu trúc yêu cầu để truyền tải các dịch vụ IPTV.
ATIS-0800003: tài liệu được xuất bản năm 2006 này đặt ra một lộ trình gồm một số giai đoạn tiêu chuẩn hóa cấu trúc các hệ thống IPTV.
ATIS-0800004: tài liệu này quy định một khuôn khổ cho quá trình giám sát các tham số QoS đối với nhiều loại hình dịch vụ IPTV.
ATIS-0800005: tài liệu kỹ thuật này bao hàm chủ đề mất gói qua quá trình truyền tải qua hạ tầng mạng IPTV. Cùng với việc xác định rõ các nguyên nhân gây mất gói khác nhau, tài liệu còn đề cập đến việc giảm tác động của mất gói trong môi trường liên kết mạng IPTV.
ATIS đã thỏa thuận chia sẻ các tiêu chuẩn này với các tổ chức tiêu chuẩn hóa IPTV khác như ITU-T FG IPTV nhằm đảm bảo khả năng hoạt động tương thích giữa các công nghệ khác nhau. ATIS cũng lên dự định thiết lập quá trình cấp chứng nhận cho các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm trong tương lai. Để có thêm thông tin tham khảo www.atis.org.
3.1.1.6 Open TV Forum
Năm 2007, các hãng chế tạo thiết bị mạng, các nhà cung cấp thiết bị điện tử dân dụng, cùng phối hợp thiết lập hiệp hội tiêu chuẩn hóa có tên Open IPTV Forum. Mục đích của diễn đàn này là cùng cộng tác với các tổ chức tiêu chuẩn hóa hiện có để quy định các chỉ tiêu kỹ thuật quá trình truyền tải các dịch vụ IPTV đầu cuối-tới- đầu cuối qua nhiều cấu trúc mạng khác nhau. Để có thêm thông tin tham khảo www.openiptvforum.org.
3.1.1.7 Broadband Services Forum (BSF)
BSF là một diễn đàn công nghiệp nhằm hỗ trợ cho việc trao đổi, phát triển cùng với các công cụ và thông tin nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản về công nghệ và kinh doanh mang tính chất sống còn đối với sự phát triển của công nghiệp truyền thông băng rộng. Hiệp hội các công ty này có đặc biệt tập trung vào IPTV và sẽ thúc đẩy nghành công nghiệp này qua những đóng góp của mình trong nhiều diễn
Đo kiểm đánh giá chất lượng hệ thống truyền hình MyTV tạiVNPT Hà Nam ---
đàn và triển lãm thương mại. Để có thêm thông tin tham khảo www.broadbandservicesforum.org
3.1.1.8WirelessHD Consortium
WirelessHD Consortium là nhóm các công ty công nghệ và sản suất hàng điện tử được thành lập năm 2006 dân dụng. Năm 2007, nhóm đã bắt đầu nghiên cứu về chỉ tiêu kỹ thuật giao diện vô tuyến số truyền tải TV độ trung thực cao dựa trên RF và IP cho các màn hiển thị HD. Khi hoàn thành, công nghệ sẽ được tích hợp vào một loạt các thiết bị set-top box IP và các màn hình phẳng HD.
3.1.1.9 SARFT
Chính phủ Trung quốc thành lập SARFT (State Adminitration of Radio, Film, and Television) cùng với Bộ thông tin chịu trách nhiệm đưa ra các tiêu chuẩn liên quan đến sự phát triển của các công nghệ IPTV ở Trung quốc.
3.1.1.10 IPDR
IPDR (The Internet Protocol Detail Record Organization) là mội hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà cung cấp thiết bị tập trung vào việc phát triển và dàn xếp các thỏa thuận trao đổi sử dụng các tiêu chuẩn dịch vụ IP thế hệ sau. Tổ chức này chịu trách nhiệm quy định các tiêu chuẩn phối hợp hoạt động các hệ thống tính cước, quản lý mạng... Để biết thêm thông tin tham khảo www.ipdr.org.
3.1.1.11 ISMA
Được thành lập năm 2000, ISMA (Internet Streaming Media Alliance) là liên minh phi lợi nhuận của các công ty công nghiệp. Nhiệm vụ của liên minh là làm cho thuận tiện và xúc tiến việc chấp thuận một cấu trúc mở đối với quá trình truyền tải âm thanh và hình ảnh trên các mạng IP. Tổ chức đã phát triển một số chỉ tiêu kỹ thuật từ cải tiến thời gian chuyển kênh đối với các hệ thống IPTV cho đến quá trình đồng bộ hình ảnh và số liệu với nội dung video. Các chỉ tiêu kỹ thuật mà liên minh đưa ra cho đến nay tạo ra sự ứng dụng rộng rãi các tiêu chuẩn Internet mở do IETF đề xuất. Để biết thêm thông tin, truy cập www.isma.tv.
3.1.1.12 DVB-IPI
Đo kiểm đánh giá chất lượng hệ thống truyền hình MyTV tạiVNPT Hà Nam ---
mạng băng rộng, tổ chức DVB đã thành lập nhóm DVB-IPI (DVB Technical Module Ad Hoc Group on IP Infrastructure). Mục tiêu của nhóm IPI là xác định các công nghệ cho phép khách hàng có thể mua set-top box ở cửa hàng bất kỳ, nối mạng, bật nguồn là có thể thu được các dịch vụ DVB trên các mạng dựa trên các mạng dựa trên IP băng rộng. Hình minh họa một số công nghệ đã hoàn thiện được DVB-IPI sử dụng để xây dựng nền tảng hỗ trợ cho mục tiêu của DVB-IPI.
Hình 3.1 Hệ thống giao thức DVB-IPI.
3.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ IPTV
Dựa trên thông tin trong phần giới thiệu tổng quan về IPTV trong chương 1 và qua phân tích tình hình tiêu chuẩn hóa IPTV trên thế giới trên với nội dung: các tổ chức tham gia vào quá trình tiêu chuẩn hóa và lĩnh vực tiêu chuẩn hóa trong IPTV, chúng ta có thể thấy rằng hiện nay, để đánh giá chất lượng dịch vụ IPTV, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải dựa vào các tiêu chuẩn được tổng hợp từ nhiều khuyến nghị và tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn hóa trên thế giới.
Hiện nay, ITU-T đang trong quá trình soạn thảo hai tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ IPTV và giám sát chất lượng dịch vụ IPTV G.1080 [4] và IPTV-GSI [2]. Trong [4], tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ IPTV được đánh giá qua các tham số như:
QoE for video and audio:
Requirements for network transmission QoE for text and graphics
Đo kiểm đánh giá chất lượng hệ thống truyền hình MyTV tạiVNPT Hà Nam ---
QoE for control functions QoE for other IPTV services Accessibility requirements
Hiện nay, đây là khuyến nghị đề cập đầy đủ nhất các tham số, chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ IPTV. Tuy nhiên, trong khuyến nghị này một số mục được đề xuất nhưng còn chưa có giá trị quy định cụ thể, và ITU-T khuyến nghị các nhà khai thác viễn thông đặt ra các giá trị phù hợp với tình hình thực tế.
Một điểm đáng chú ý là phần khuyến nghị về tiêu chuẩn đối với video, audio và các tham số truyền dẫn mạng truyền tải trong [4] có rất nhiều điểm tương tự như trong DSL TR-126 [15]. Tuy nhiên, tiêu chuẩn TR-126 có khuyến nghị cụ thể giá trị thời gian tương tác dịch vụ và đưa ra các giá trị chỉ tiêu độ khả dụng dịch vụ của một số nhà khai thác viễn thông trên thế giới.
Khuyến nghị TS 181 016 của ETSI cũng mới chỉ đưa ra các đề mục và hầu như không quy định giá trị cụ thể nào mà có thể sử dụng được trong quá trình đo kiểm.
3.2 Tình hình tiêu chuẩn hóa IPTV tại Việt Nam
Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành và áp dụng một số tiêu chuẩn liên quan tới chất lượng dịch vụ trên mạng Viễn thông công cộng như sau:
TCN 68-228:2004 “Dịch vụ điện thoại trên mạng vô tuyến nội thị công cộng PHS - Tiêu chuẩn chất lượng”.
TCN 68-176:2006 “Dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất - Tiêu chuẩn chất lượng”
TCN 68-186:2006 “Dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất – Tiêu chuẩn chất lượng”
TCN 68-218:2006 “Dịch vụ truy nhập Internet gián tiếp qua mạng viễn thông cố định mặt đất và dịch vụ kết nối Internet – Tiêu chuẩn chất lượng”.
TCN 68-227:2006 “Dịch vụ truy nhập Internet ADSL - Tiêu chuẩn chất lượng”.
Đo kiểm đánh giá chất lượng hệ thống truyền hình MyTV tạiVNPT Hà Nam ---