Tình hình phát triển IPTV trên thế giới và việt nam

Một phần của tài liệu Đo kiểm đánh giá chất lượng hệ thống truyền hình MyTV tại VNPT hà nam (Trang 39)

b) Modem

1.4 Tình hình phát triển IPTV trên thế giới và việt nam

1.4.1 Tình hình phát triển dịch vụ IPTV trên thế giới 1.4.1.1 Tổng quan

Là đỉnh cao của công nghệ hội tụ kỹ thuật số tích hợp giữa truyền thông và truyền hình, IPTV là cơ hội lớn cho các nhà khai thác viễn thông, cho các nhà cung cấp nội dung và cũng là thị trường tiềm năng dành cho các nhà cung cấp giải pháp viễn thông. Trên thế giới, IPTV đã được khá nhiều tập đoàn viễn thông quan tâm đầu tư và triển khai cung cấp dịch vụ. Tính đến quý III năm 2007, IPTV đã được 576 doanh nghiệp cung cấp tại 33 nước trên toàn thế giới. Trên thế giới, IPTV đã bước sang thời kỳ phát triển ổn định.

Theo số liệu thống kê của TeleGeography, số lượng thuê bao IPTV tính tới hết tháng 9/2010 đạt khoảng 40,5 triệu, tăng 8% so với quý 2 và 37% so với cùng kỳ năm trước.

Pháp vẫn tiếp tục giữ vững vị trí đầu bảng xếp hạng 10 quốc gia có số lượng thuê bao IPTV lớn nhất với gần 1/4 thuê bao của toàn thế giới. Theo sau là Mỹ (16%), Trung Quốc (16%), Hàn Quốc (8%) và Nhật Bản (4%), Đức (3%), Hồng Kông (3%). Bỉ, Tây Ban Nha, Đài Loan nằm ở cuối bảng với trên dưới 2% thị phần thuê bao.

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang là quốc gia có tốc độ nhanh nhất, và một tương lai gần, nhiều khả năng quốc gia này sẽ chiếm vị trí thứ hai của Mỹ chỉ trong quý 4. Nhà cung cấp IPTV lớn nhất Trung Quốc hiện nay - China Telecom cũng là nhà cung cấp dịch vụ IPTV lớn nhất thế giới, nhiều hơn 30% số lượng thuê bao so với nhà cung cấp dịch vụ IPTV lớn thứ 2 hiện nay Iliad (Pháp).

Điểm đáng chú ý nhất trong quý 3/2010 là số lượng thuê bao IPTV phát triển mới cao nhất từ trước tới nay. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tốt, song số lượng thuê bao IPTV mới chỉ chiếm thị phần rất khiêm tốn trên tổng số thuê bao truyền hình trả tiền trên toàn cầu (6%), doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao cũng còn thấp. Tuy nhiên, đây cũng là cứu cánh cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cố định, khi các dịch vụ cố định đang bị cạnh tranh khốc liệt của các dịch vụ di động.

Đo kim đánh giá cht lượng h thng truyn hình MyTV tiVNPT Hà Nam ---

1.4.1.2 Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Theo kết quả khảo sát của Frost & Sullivan, tính đến cuối năm 2009, số thuê bao IPTV tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đạt con số 9,4 triệu thuê bao, tăng trưởng gần 51% so với năm 2008 (6,27 triệu), đứng thứ hai ngay sau thị trường IPTV lâu đời nhất là Tây Âu. Theo đó, Nhật Bản sẽ là quốc gia đứng đầu trong khu vực về mức phát triển thuê bao với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ năm 2009- 2014 là 24.6% và sẽ đạt 23,5 triệu thuê bao vào cuối năm 2014.

Hình 1.12 Dự báo doanh thu dịch vụ IPTV trên thế giới

Báo cáo cũng ghi nhận rằng chỉ có 8 quốc gia trong khu vực này (trong tổng số 14 quốc gia) là Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ đã thương mại IPTV trong năm 2008. Vào cuối năm 2009, Việt Nam cũng chính thức cung cấp dịch vụ IPTV, trong khi Malaysia, Indonesia, Úc và New Zealand đều dự kiến sẽ triển khai các dịch vụ IPTV trong vòng 12 tháng tới, riêng Philippines thì đưa ra hạn chót là năm 2011.

Cũng theo báo cáo này, tại các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, IPTV vẫn chưa trở thành một dịch vụ truyền hình trả tiền chính, ngoại trừ ở Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc. Tại Hồng Kông, IPTV chiếm 54% thị phần của các dịch vụ truyền hình trả tiền, trong khi tại Hàn Quốc thành công chủ yếu nằm tại các dịch vụ video theo yêu cầu.

Đo kim đánh giá cht lượng h thng truyn hình MyTV tiVNPT Hà Nam ---

Theo dự báo đến năm 2014 sẽ có thêm 62% thuê bao IPTV tham gia vào mạng, chủ yếu là từ các thị trường mới nổi, nơi mà các hãng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền như nhà khai thác truyền hình cáp vẫn chưa tạo ra một tác động đáng kể. Các thị trường này bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan và Philippines. Tuy nhiên, việc chấp nhận IPTV ở các nước này sẽ bị giới hạn trong các khu vực thành thị, nơi mà có mặt của các mạng băng rộng tốc độ cao.

1.4.2 Tình hình phát triển IPTV tại Việt Nam

1.4.2.1 Thị trường cung cấp các dịch vụ viễn thông băng rộng tại Việt Nam Nam

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhà khai thác dịch vụ viễn thông lớn đang cạnh tranh nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ băng thông rộng với chất lượng cao và giá rẻ.

Thị trường Internet Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh và nhu cầu về băng rộng là chủ yếu với thị phần của các ISP tại Việt Nam như sau: VNPT 47,04%; Hanoi Telecom 0,06%; Viettel 16,22%; OCI 0,66%; SPT 4,2%; Netnam 1,99%; FPT 19,62; Tienet 0,11%; EVN Telecom 10,06%. (nguồn http://mic.gov.vn/trang/vienthong.aspx)

Thị trường khai thác dịch vụ truyền hình gồm các dịch vụ truyền hình như: truyền hình cáp hữu tuyến, truyền hình cáp vô tuyến MMDS (Multichannel Multipoint Distribution Service), truyền hình kỹ thuật số, truyền hình Internet, truyền hình di động. Năm 2010, các dịch vụ truyền hình thu phí thuê bao tháng là: truyền hình cáp Việt Nam cung cấp 57 kênh, truyền hình cáp Hà Nội cung cấp 67 kênh, truyền hình cáp sông Thu cung cấp 66 kênh, truyền hình cáp Sài Gòn cung cấp 75 kênh, trung tâm truyền hình cáp - truyền hình thành phố Hồ Chí Minh cung cấp hơn 70 kênh. Các loại hình khác: truyền hình kỹ thuật số VTC cung cấp 26 kênh truyền hình chưa thu phí thuê bao, công ty FPT cung cấp dịch vụ IPTV cho thuê bao ADSL với 41 kênh truyền hình miễn phí, truyền hình kỹ thuật số VTC và SPT cung cấp truyền hình di động với nhiều gói dịch vụ khác nhau. Số các kênh của các nhà khai thác này sẽ ngày càng tăng.

Đo kim đánh giá cht lượng h thng truyn hình MyTV tiVNPT Hà Nam ---

1.4.2.3 Khả năng triển khai dịch vụ IPTV tại Việt Nam

Cơ hội của IPTV tại Việt Nam rất cao bởi số dân số trẻ, đối tượng có khả năng đón nhận IPTV chiếm tới gần 70% dân số Việt Nam, bên cạnh đó, nhu cầu về băng rộng tại Việt Nam đang gia tăng.

Cùng với sự phát triển của dịch vụ thuê bao băng rộng, việc xây dựng các nội dung phong phú cho mạng xDSL là vô cùng cần thiết. Việc xây dựng và hoạch định tốt mạng xDSL cho phép cung cấp tới thuê bao các đường kết nối tốc độ cao, ổn định và nhờ đó cho phép cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị cao. Như vậy ngoài các dịch vụ Internet tốc độ cao truyền thống, việc cung cấp các dịch vụ về Video và IPTV đã trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Ý tưởng cung cấp dịch vụ IPTV và các dịch vụ gia tăng của IPTV như: truy cập Internet và email trên Tivi, điện thoại hiển thị hình ảnh và điện thoại VoIP, chức năng ghi chương trình, chơi game được đông đảo khách hàng quan tâm. Tại Đà Nẵng, 90% người được hỏi đều thú vị với dịch vụ này. Kế đến là TP.HCM và Hải Phòng với 81% và 80%, cuối cùng là Hà Nội với chỉ hơn 54%.

Sự quan tâm của công chúng đối với từng dịch vụ trong IPTV được đúc kết theo thứ tự ưu tiên như sau:

Chức năng ghi chương trình và giải pháp điện thoại hiển thị hình ảnh được hoan nghênh nhất, với tỷ lệ 80%, tỷ lệ tương đối cao đều nhau ở 3 thành phố Đà Nẵng, TP.HCM và Hải Phòng.

Với tỷ lệ suýt soát 79% là dịch vụ đa phương tiện, tỷ lệ hưởng ứng dẫn đầu là Đà Nẵng (91%), kế đến là TP.HCM (83%) và Đà Nẵng (80%). Hà Nội luôn là thành phố thể hiện sự quan tâm thấp nhất đối với dịch vụ IPTV nói chung và các chức năng trong IPTV nói riêng.

Dịch vụ truyền hình số xếp hạng 4 với tỷ lệ 74% và vẫn theo thứ tự như trên. Thứ hạng của dịch vụ truyền hình số không cao một phần có lẽ do dịch vụ truyền hình cáp/kỹ thuật số hiện nay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của công chúng.

Dịch vụ internet và thư điện tử xếp hạng 5 với tỷ lệ 65%. Khoảng cách giữa các thành phố không còn lớn (56%-73%).

Đo kim đánh giá cht lượng h thng truyn hình MyTV tiVNPT Hà Nam ---

Chức năng chơi game là chức năng ít thu hút sự quan tâm nhất, vì đối tượng được phỏng vấn đa số thuộc tuổi lớn. Một lý do khác cũng cần được tính đến là, tại Việt Nam, tivi là thiết bị mang tính cách sinh hoạt gia đình hơn là cá nhân, nên sẽ rất bất tiện nếu cá nhân nào trong gia đình độc chiếm chiếc tivi để chơi game.

1.4.2.4 Tình hình triển khai dịch vụ IPTV của VNPT

Đến giai đoạn này, thấy rõ được nhu cầu phát triển nội dung cho mạng xDSL, VNPT đã lựa chọn Siemens, nhà cung cấp giải pháp mạng NGN tổng thể cho VNPT từ lớp truy nhập đến mạng lõi, thực hiện thử nghiệm dịch vụ giải trí băng rộng (Broardband Entertainment Solution) tại công ty VASC. Ngoài các dịch vụ IPTV và VoD theo yêu cầu của VNPT, giải pháp giải trí tại gia đình thử nghiệm tại VASC của Siemens còn cung cấp thêm nhiều các dịch vụ khác như kết nối Internet trên TV, Walled Garden, v.v… nhờ vào giải pháp sử dụng Midlleware chuyên dụng cho các nhà khai thác lớn. Trong dự án thử nghiệm các dịch vụ sau được cung cấp: IPTV sử dụng MPEG-2, VoD sử dụng MPEG-2. Dịch vụ Pay per View, Internet on TV, Các trò chơi đơn giản trên mạng

Đo kim đánh giá cht lượng h thng truyn hình MyTV tiVNPT Hà Nam ---

Đo kim đánh giá cht lượng h thng truyn hình MyTV tiVNPT Hà Nam ---

KT LUN CHƯƠNG I

Công nghệ truyền hình số tạo ra những cải tiến về cơ bản so với các dịch vụ truyền hình tương tự. Sự xuất hiện của truyền hình số mang lại những lợi ích rõ rệt về chất lượng hình ảnh, âm thanh và khả năng truy cập tới nhiều dịch vụ giải trí mới.

IPTV là phương pháp mới để truyền tải nội dung truyền hình số trên mạng và được xem là một phần của dịch vụ triple-play thường được các nhà khai thác Viễn thông trên thế giới cung cấp. Thuật ngữ IPTV mô tả hệ thống có thể truyền tải các chương trình truyền hình trực tiếp, phim và các loại nội dung video tương tác khác trên mạng dựa trên IP. Các thành phần cấu tạo nên mạng IPTV này gồm các hệ thống nhỏ như các quá xử lý video, bảo mật mạng truyền tải. Cấu trúc hạ tầng mạng IPTV từ đầu cuối-tới-đầu cuối có thể bao gồm tất cả hay một số các thành phần sau:

Trung tâm số liệu IPTV chịu trách nhiệm xử lý và chuẩn bị nội dung để truyền tải qua mạng băng rộng.

Mạng phân phối IPTV bao gồm nhiều phần tử và công nghệ truyền tải nội dung IPTV từ trung tâm số liệu tới các đối tượng sử dụng.

Thiết bị Set-top box được lắp đặt tại nhà các thuê bao cung cấp kết nối giữa TV và mạng truy nhập dựa trên IP.

Mạng trong nhà của khách hàng cho phép phân phối số liệu, thoại và video giữa các thiết bị khác nhau.

Với dung lượng băng thông ngày càng cao và các kỹ thuật nén tiên tiến cùng với nhu cầu của các nhà khai thác viễn thống muốn cung cấp các dịch vụ Video tới khách hàng của mình là những yếu tố thúc đẩy thị trường IPTV toàn cầu ngày càng phát triển. Việt Nam cũng là một trong những thị trường IPTV đầy tiềm năng và hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận trong những năm sắp tới.

Đo kim đánh giá cht lượng h thng truyn hình MyTV tiVNPT Hà Nam ---

TNG KT CHƯƠNG I

Chương này giới thiệu tổng quan về hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV, ưu nhược điểm của hệ thống này so với các hệ thống truyền hình khác. Mô tả các thành phần cơ bản của hệ thống IPTV: các thành phần thuộc nhà cung cấp, các thành phần

Một phần của tài liệu Đo kiểm đánh giá chất lượng hệ thống truyền hình MyTV tại VNPT hà nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)