6. Tên và bố cục của đề tài
4.4.1. Một số kiến nghị với các NHTMCP trên địa bàn
- Tuân thủ đúng các quy định về cấp tín dụng đối với khách hàng. Tuân thủ đúng các quy định về cấp tín dụng góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân chủ quan và các nguyên nhân do đạo đức của nhân viên ngân hàng. Ở đây còn một giải pháp nữa khi tuyển dụng nhân sự làm công tác tín dụng là nên xem xét kỹ lịch sử nghề nghiệp của các nhân sự, tránh trường hợp nhảy việc, chạy trốn trách nhiệm của những hậu quả khi làm việc cho các ngân hàng khác.
- Không thực hiện các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích có khách hàng bằng mọi giá.
Khi các ngân hàng mong muốn tăng trưởng nhanh thì sẽ dẫn đến việc chấp nhận khách hàng một cách dễ dàng hơn, bỏ qua các yếu tố chưa được xem xét kỹ trong thẩm định… thì đây sẽ là nhân tố tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu trong tương lai.
- Tuyệt đối không che giấu nợ xấu, phân loại nợ đúng quy định và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.
Đây là biện pháp để bản thân ngân hàng biết thực chất tình trạng các khoản nợ của mình để có các biện pháp phòng ngừa/xử lý phù hợp chứ không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ảo tưởng vào các kết quả không có thật. Ngoài ra, việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ cũng là nguồn bảo đảm cho việc xử lý nợ xấu trong trường hợp không thu hồi được từ các biện pháp khác - tuy nhiên, lưu ý là nợ xấu sau khi đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro vẫn phải được tiếp tục theo dõi, xử lý.
- Quan tâm nhất định đến công tác xử lý nợ xấu; thực hiện các biện pháp nâng cao trách nhiệm của các nhân viên gây ra nợ xấu, kết hợp cùng các tổ/bộ phận xử lý nợ trong công tác xử lý nợ xấu.
Nhiều nhân viên ngân hàng cho rằng trách nhiệm xử lý nợ xấu thuộc về các cơ quan chuyên trách thuộc ngân hàng hoặc bên ngoài nên rất thiếu trách nhiệm trong công tác xử lý nợ; điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc xử lý nợ vì hơn ai hết, cán bộ chuyên quản khách hàng là người hiểu sâu sắc bản chất khách hàng, bản chất khoản nợ nhất.
- Thực hiện các biện pháp xử lý nợ khác nhau với các khoản nợ có tình trạng khác nhau và sử dụng kết hợp đa dạng các biện pháp xử lý nợ.
Như đã trình bày tại phần giải pháp xử lý nợ xấu, nhiều ngân hàng trên địa bàn áp dụng máy móc công thức: Phát sinh nợ xấu - chuyển hồ sơ ra tòa án - thi hành án. Điều này đúng, nhưng không linh hoạt và trong thực tế hiệu quả không cao và nếu tìm hiểu kỹ thực trạng khách hàng và khoản nợ thì có thể tìm ra các giải pháp đem lại kết quả tốt hơn.