6. Tên và bố cục của đề tài
3.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Mỗi NHTMCP đều có một chiến lược kinh doanh riêng biệt và có những chính sách khác nhau đối với các thị trường khác nhau; tại địa bàn Thái Nguyên cũng vậy, mỗi NHTMCP khi đặt chi nhánh hoạt động tại Thái Nguyên đều kỳ vọng vào các mục tiêu nào đó. Tuy nhiên, về cơ bản, các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đều bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
3.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động quan trọng nhất của NHTM quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, nguồn vốn huy động chiếm khoảng 70-80% trên tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Đối với các chi nhánh NHTM thì huy động vón cũng là một nhiệm vụ quan trọng; tuy nhiên mức độ quan trọng tại các chi nhánh phụ thuộc vào quan điểm của hệ thống đối với địa bàn mà chi nhánh đó hoạt động. Chẳng hạn như đối với một số NHTM có thế mạnh tại địa bàn trong khu vực miền nam như ACB, Đông Á, Sacombank thì nhiệm vụ huy động vốn lại đặt nặng hơn lên các chi nhánh trong phía nam...
Các NHTM khác nhau có thể đưa ra các sản phẩm huy động khác nhau, nhưng tựu trung bao gồm các sản phẩm cơ bản sau:
- Tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn; không kỳ hạn): Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi tiền, rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng nhận gửi tiền. Do đó ngân hàng không chủ động được nguồn vốn nên loại tiền gửi này có lãi suất thấp .Còn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi chỉ rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng nhận gửi tiết kiệm. Trường hợp người gửi tiền rút tiền trước hạn thì người gửi tiền được hưởng theo lãi suất không kỳ hạn.
- Tiền gửi từ Tài khoản tiền gửi thanh toán (tổ chức, cá nhân): Nền kinh tế phát triển thì các giao dịch kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các bên liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quan khác ngày càng nhiều, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt tăng nhanh do các đặc điểm ưu việt của nó và từ đòi hỏi đó, các tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại để bảo quản an toàn tiền vốn đồng thời có thể sử dụng các dịch vụ tài chính từ NHTM.
- Một số sản phẩm khác như : Tiền gửi vốn chuyên dùng; Tiền ký cược, ký quỹ; Tiền đối ứng, chứng minh năng lực tào chính…phụ thuộc vào từng đặc điểm cụ thể và nhu cầu cụ thể của khách hàng cũng như ngân hàng.
- Ngoài ra, các NHTM có thể phát hành các loại chứng từ có giá phục vụ cho các mục đích cụ thể trong những thời hạn nhất định.
Các loại sản phẩm trên có thể dùng để huy động nguồn vốn bằng VND, bằng ngoại tệ (thường là USD, EUR) và bằng vàng (trước 11/2012).
3.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Đây là hoạt động đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các nhu cầu khác nhau như: cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, thực hiện các dự án đầu tư hoặc để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn trong thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân. Mỗi chi nhánh NHTM trên địa bàn có thể có các định hướng khác nhau về phân khúc khách hàng, về ngành kinh tế ưu tiên… nhưng cơ bản vẫn bao gồm các hình thức tín dụng như:
- Dựa vào phương thức cho vay: có các hình thức như: Cho vay từng lần (mỗi lần vay khách hàng vay vốn và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục
vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng); Cho vay theo hạn mức tín dụng (hạn mức tín dụng là số dư nợ cho vay cao nhất mà ngân hàng cam kết cho khách hàng vay có hiệu lực trong một thời gian nhất định); Cho vay theo dự
án đầu tư (tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án
đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phuc vụ đời sống)…
- Dựa vào mục đích của tín dụng: có các hình thức như: Cho vay sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Dựa vào thời hạn tín dụng: có các hình thức như Cho vay ngắn hạn (là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng); Cho vay trung hạn (là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng) với mục đích thường là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định; Cho vay dài hạn (là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên) với mục đích của loại cho vay này là tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
- Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng có thể có Cho vay không
có bảo đảm (tín chấp) là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc
bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay; Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở có bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nào khác…
3.1.2.3. Các hoạt động dịch vụ
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng do nhu cầu và sự phát triển của nền kinh tế, của xã hội; do vậy, tại địa bàn Thái Nguyên, các chi nhánh NHTMCP hiện đang cung cấp các dịch vụ sau:
- Dịch vụ tài khoản: Các dịch vụ liên quan đến việc Mở tài khoản; quản lý tài khoản; nộp tiền, rút tiền từ tài khoản…
- Các dịch vụ giao dịch sec
- Giao dịch tiền mặt: Nộp/rút tiền mặt; Nộp tiền mặt chuyển đi cùng/khác hệ thống
- Chuyển tiền nước ngoài (chuyển tiền thanh toán các nhu cầu hợp lý theo quy chế quản lý ngoại hối của NHNN); Nhận tiền từ nước ngoài chuyển về.
- Dịch vụ ngân quỹ: kiểm đếm hộ/thu chi hộ/đổi tiền ngoại tệ (các mệnh giá khác nhau); Dịch vụ bảo quản tài sản.
- Dịch vụ khác: sao kê TK, xác nhận số dư…
Các dịch vụ ngân hàng có thể được cung cấp tại quầy hoặc thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhìn chung; các sản phẩm ngân hàng có tính tương đối về cách thức phân loại, hình thức biểu hiện…nhưng mối liên hệ hữu cơ với nhau và cùng nhau kết hợp tạo nên hiệu quả chung cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại.