Tuân thủ các nguyên tắc xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 48)

6. Tên và bố cục của đề tài

1.4.1. Tuân thủ các nguyên tắc xử lý nợ xấu

(i) Trách nhiệm xử lý nợ xấu đúng với nguồn phát sinh nợ xấu: xử lý nợ xấu phải căn cứ vào nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh, chủ thể và đối tượng gây ra nợ xấu để xác định rõ trách nhiệm các bên liên quan.

Như đã trình bày tại các phần trên, khi nhóm nguyên nhân vĩ mô mang tính khách quan, toàn cầu, rủi ro hệ thống khó tránh… thì trách nhiệm giải quyết nợ xấu trong trường hợp này là Chính phủ và toàn xã hội.

Còn đối với nhóm nguyên nhân vi mô có tính chủ quan, do các chủ thể hay một khu vực kinh tế nào đó gây ra như thị trường chứng khoán, bong bong bất động sản, khu vực doanh nghiệp nhà nước… thì nếu việc giải quyết nợ xấu lại không căn cứ vào các chủ thể gây ra nợ xấu sẽ làm các chủ thể này thiếu trách nhiệm, vô can, không nỗ lực cải tổ chính mình… làm giảm hiệu quả xử lý nợ xấu.

Như vậy, cần xác định rõ nguyên nhân gây ra nợ xấu và trách nhiệm của các bên liên quan trước khi tiến hành các bước xử lý nợ xấu.

(ii) Đảm báo tính độc lập, minh bạch trong quá trình xử lý: Tính độc lập và minh bạch ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc xử lý nợ xấu và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ với nguyên tắc “trách nhiệm xử lý nợ xấu đúng với nguồn phát sinh nợ xấu”; tính độc lập và minh bạch có thể nói về tất cả các bên liên quan nhưng chủ yếu ở đây là nói đến các cơ quan chuyên trách xử lý nợ xấu.

Ở đây ta có thể thấy cơ quan xử lý nợ xấu của Trung quốc là cơ quan được tạo ra từ 4 ngân hàng lớn nên chúng không độc lập với ngân hàng, có mối liên hệ kể cả về nhân sự lẫn tài chính. Do vậy, các cơ quan này vẫn phụ thuộc ngân hàng, không có sự độc lập với chính phủ, về cơ bản vẫn là các doanh nghiệp Nhà nước nên không thể tích cực và chủ động giải quyết nợ xấu. Trong khi đó, cơ quan xử lý nợ xấu của Hàn quốc (Kamco) là cơ quan có tính độc lập và minh bạch cao hơn do: được độc lập về tài chính và sở hữu (cơ cấu cổ đông đa dạng gồm Bộ Tài chính Hàn quốc, Ngân hàng phát triển Hàn quốc, các tổ chức tài chính khác; nguồn vốn đa dạng từ cả Chính phủ lẫn tổ chức khác); được kiểm toán và định giá các khoản nợ bởi các tổ chức uy tín… Do đó, kết quả xử lý nợ xấu của Hàn quốc cũng đạt được hiệu quả trong thời gian ngắn hơn.

Do vậy, rõ ràng ta thấy rằng không thể dùng doanh nghiệp nhà nước để tái cơ cấu chính doanh nghiệp nhà nước, cơ quan chuyên trách trong xử lý nợ xấu phải độc lập, minh bạch với khu vực công và doanh nghiệp nhà nước.

(iii) Đánh giá đúng thực chất khoản nợ, định giá đúng giá trị tài sản theo thị trường: Một trong những nguyên nhân nợ xấu chính là bong bóng tài sản hay việc định giá tài sản quá cao, điều này bắt nguồn từ nhiều lý do nhưng trong đó có sự kỳ vọng quá lớn vào sự gia tăng của giá trị tài sản. Định giá lại tài sản sẽ đưa giá trị tài sản đã bị đánh giá quá cao trước đây về với giá trị thực hay chí ít là gần giá trị thực của chúng, nó sẽ phù hợp với thị trường và khả năng chi trả của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)