Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn xã bành trạch huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 68 - 72)

động nông thôn cho địa phương

4.2.5.1. Một số giải pháp rút ra từ phân tích thực trạng làm việc và thu nhập của lao động nông thôn xã Bành Trạch

 Xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn toàn diện và hợp lý.

Đẩy mạnh việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương cho tới nay vẫn mang nặng tính chất tự cung tự cấp, trong đó trồng trọt vẫn là chủ yếu, chăn nuôi chỉ chiếm tỷ

trọng nhỏ. Trong trồng trọt, diện tích trồng cây nông nghiệp lương thực đặc biệt là trồng lúa chiếm tỷ trọng rất cao. Các cây công nghiệp, cây ăn quả và các cây trồng có trình độ thâm canh và có giá trị kinh tế cao còn chiếm tỷ trọng thấp. Trong những năm tới để góp phần tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, cần đẩy mạnh việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở mỗi địa phương theo hướng phát triển các ngành chăn nuôi và phát triển sản xuất các loại câu trồng có trình độ thâm canh và có giá trị kinh tế cao mà thị trường, nhất là thị trường ngoài nước có nhu cầu.Việc phát triển chăn nuôi và phát triển sản xuất các loại cây trồng có trình độ thâm canh và giá trị kinh tế cao sẽ thu hút một bộ phận đáng kể lao động nông thôn vào sản xuất nông nghiệp.

 Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Nhìn chung trình độ văn hóa của người lao động xã Bành Trạch là còn thấp. Do vậy, xã cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho người lao động bằng việc tăng cường các hoạt động khuyến nông, mở các lớp truyền bá kinh nghiệm sản xuất, tăng cường các buổi tập huấn, họp mặt, trao đổi kinh nghiệm,thông tin. Từ đó giúp người lao động có sự chuyển biến về nhận thức, giúp họ làm quen với các cơ chế thị trường, xóa bỏ những tập quán lạc hậu, lựa chọn với hướng đi phù hợp với xu hướng chung của cả nước.

 Tăng cường cho người dân vay vốn để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân lao động

Để tiến hành sản xuất hàng hóa cần có vốn, để chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phát triển các hoạt động phi nông nghiệp càng cần có vốn. Vì vậy, giải pháp về vốn là rất cần thiết đối với quá trình tạo việc làm cho người lao động.

Về phía nhà nước cần mở rộng hơn nữa các chương trình cho vay vốn đến tận tay người dân thông qua các tổ chức tín dụng, các ngân hàng, các tổ chức đoàn thể ở địa phương như hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên…

Việc cho vay vốn phải xác định đúng đối tượng vay, số lượng vốn vay phải đảm bảo cho người đi vay có đủ khả năng tái sản xuất mở rộng, các phương thức thu hồi vốn phải phù hợp với đặc điểm và chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc cho vay vốn thì cần làm tốt khuyến nông, hướng dẫn và tư vấn cho người dân cách thức đầu tư và sử dụng vốn vây để đầu tư mang lại hiệu quả cao và phải giám sát sử dụng vốn vay thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Tránh tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích và không có khả năng hoàn trả vốn. Ngoài ra có thể cho nông dân vay vốn bằng hiện vật thông qua các hoạt động của hợp tác xã dịch vụ như các tư liệu sản xuất trong nông nghiệp. Bằng cách làm này có thể theo dõi chính xác quá trình sử dụng vốn vay và đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích.

Về phía người lao động trước hết phải biết huy động vốn từ nguồn vốn tự có của bản thân, của gia đình và quan trọng là xác định được kế hoạch và phân bổ vốn đó cho từng khâu của sản xuất sao cho hợp lý và đem lại hiệu quả dòng vốn cao nhất.

 Tăng cường áp dụng KHKT vào sản xuất kết hợp với đẩy mạnh cơ giới hóa.

Đa số lao động nông thôn xã Bành Trạch sản xuất còn lạc hậu, lao động thủ công là chính. Vì vậy, cần tăng cường áp dụng KHKT vào sản xuất làm tăng năng suất lao động. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển kinh tế nông thôn. Các thôn cần nâng cao mức độ cơ giới hóa về khâu làm đất và tuốt lúa để làm bớt đi sự nặng nhọc của nông dân, chuyển được lao động sang làm nghề khác dẫn đến thu nhập của người nông dân tăng. Tuy nhiên, để tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp thì cần đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông và hệ thống điện nông thôn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị.

 Tăng cường hợp tác trong tiêu thụ nông sản.

Sản xuất của các hộ nông dân trong xã vẫn phổ biến là sản xuất nhỏ, manh mún, điều đó gây khó khăn cho tiêu thụ nông sản. Hoạt động tiêu thụ nông sản chủ yếu là hoạt động riêng rẽ của các hộ nông dân. Điều đó dẫn đến hai hệ lụy, một là bị tư thương ép giá, hai là không có khả năng tiêu thụ làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ. Chính quyền các cấp cần giúp nông dân hình thành nên những nhóm hộ hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều đó tạo điều kiện cho hộ nông dân giới thiệu sản phẩm, tìm hiều thị trường, nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh.

4.2.5.2. Một số giải pháp từ kinh nghiệm của các xã, các huyện, các tỉnh bạn.

- Giới thiệu và quản lý chặt chẽ lao động trong các khu công nghiệp cử những đoàn cán bộ đi khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trong nước, từ đó nắm được nhu cầu về lao động của họ và khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của họ để cung cấp lao động trong xã làm việc có mức lương hợp lý và ổn định về công việc.

- Tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp: giúp người dân có hướng sản xuất hàng hóa nông sản theo quy mô tập trung xây dựng thương hiệu hàng hóa và dễ dàng hơn trong hoạt động tiều thụ sản phẩm, là điều kiện quan trọng nâng cao thu nhập của nông dân.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn xã bành trạch huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 68 - 72)