Tình hình về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn xã bành trạch huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 32)

2.2.2.1. Tình hình về lao động, việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay

Nhìn lại chặng đường đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn thời gian qua có thể khẳng định rằng phát triển nông nghiệp nông thôn đã đạt được những thành tựu và tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhờ đó tạo ra những chuyển biến căn bản trong giải quyết vấn đề an ninh lương thực trong toàn xã hội, không những thế mà nước ta còn có một số sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đứng vào hàng những nước hàng đầu thế giới, điển hình là gạo, cà phê,…

Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở thập niên đầu của thế kỷ XXI đặt ra cho nông nghiệp nông thôn nước ta những yêu cầu hết sức to lớn, trong đó yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là vấn đề nan giải cần có biện pháp tháo gỡ hiệu quả và kịp thời.

Ở Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn, dân số trung bình năm 2014 của cả nước ước tính 90,73 triệu người, tăng

1,08% so với năm 2013., bao gồm: 33,1% dân số sống tại khu vực thành thị và 66,9% tại các vùng nông thôn. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính 53,0 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số (Năm 2012 là 47,4%; năm 2013 là 46,8%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4% (Năm 2012 và 2013 cùng ở mức 21,2%); khu vực dịch vụ chiếm 32,0% (Năm 2012 là 31,4%; năm 2013 là 32%).

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ tỷ lệ năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn từ 25 tuổi trở lên năm 2014 là 1,12%, thấp hơn mức 1,21% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 2,07%, thấp hơn mức 2,29% của năm trước; khu vực nông thôn là 0,7%, thấp hơn mức 0,72% của năm 2013.

Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014 là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013. Nhìn chung tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp giảm so với năm 2013 ở các quý trong năm do tỷ trọng lao động trong khu vực doanh nghiệp có dấu hiệu tăng lên.[9]

Chất lượng thấp của nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn thể hiện qua tỷ lệ không biết chữ là 4,79%, tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở là 34,59% và tốt nghiệp trung học phổ thông là 11,18% . Nếu đánh giá trình độ văn hóa bình quân theo giới tính có thể thấy số năm đi học văn hóa trung bình của khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, của phụ nữ thấp hơn nam giới. Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng nếu người nông dân có trình độ học vấn ở mức nào đó, và nếu tốt nghiệp trung học phổ thông, mức tăng này

là 11%. Ngoài ra trình độ học vấn còn cho người lao động khả năng lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Với chất lượng của nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam như vậy sẽ hạn chế họ trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là tự tạo việc làm. Dự báo năm 2020 dân số nước ta sẽ khoảng 100 triệu người đã đặt ra cho nước ta nhiều vấn đề an ninh, lương thực, việc làm và đời sống xã hội,...

Nghiên cứu của Viện Khoa học lao động và xã hội cho biết , thu nhập bình quân tháng từ công việc chính của lao động tăng rất chậm, chỉ tăng 0,5%/năm, đạt 4,36 triệu/người/tháng trong giai đoạn 2010-2014.

- Thu nhập của lao động nông thôn thấp hơn thành thị cũng là một thực tế khách quan trong quá trình đẩy nhanh CNH và HĐH ở nước ta hiện nay. Thu nhập bình quân tháng từ công việc chính của lao động nông thôn thấp hơn của thành thị, tuy nhiên khoảng cách cũng đã cải thiện đáng kể (từ 66% năm 2010 lên 73.2% năm 2014) do thu nhập thành thị giảm trong khi thu nhập của nông thôn lại tăng.

Trong quí 4 năm 2014, thu nhập bình quân tháng của lao động nhóm ngành “nông-lâm nghiệp và thủy sản” vẫn thấp nhất, chỉ đạt 2,85 triệu/tháng, so với ngành “công nghiệp-xây dựng” có mức 4,24 triệu đồng/tháng và nhóm ngành “dịch vụ” có mức 4,9 triệu đồng/tháng.

Tính theo nghề, lao động giản đơn có mức thu nhập thấp nhất (3 triệu đồng/lao động/tháng). Thu nhập bình quân quý 4-2014 của nhóm “lãnh đa ̣o” là cao nhất (6,93 triê ̣u đồng/lao động/tháng, gấp 2,33 lần lao động giản đơn ); tiếp đến là nhóm “chuyên môn kỹ thuậ t bậc cao” (6,38 triệu đồng /lao động/tháng), bằng 2,15 lần nhóm “lao đô ̣ng giản đơn” (3 triê ̣u đồng) [5].

2.2.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam

Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Điều đó được thể hiện ở nhiều chính sách như chính sách đất đai,

chính sách tín dụng nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn…

- Chính sách đất đai

Người nông dân gắn với đất đai. Không có điều đó thì nông nghiệp không thể phát triển. Kể từ khoán 100, khoán 10 cho đến luật đất đai năm 2003, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện được điều đó. Đất đai trở thành nguồn sinh lợi chủ yếu của nông dân. Họ có quyền tự chủ cao hơn với đất đai. Điều đó làm cho nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng lao động ở nông thôn được giải phóng. Việc làm trong nông thôn được tạo ra nhiều hơn, thu nhập của nông dân được nâng cao. Hiện nay, để nông nghiệp phát triển cao hơn cần dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế trang trại. Trên phạm vi cả nước, xu hướng này đang được khuyến khích phát triển mạnh mẽ.

- Chính sách tín dụng nông thôn. Vốn là yêu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đặc biệt nông dân nước ta còn nghèo nên yêu cầu về vốn càng gay gắt. Từ thực tế đó, nhà nước đã chỉ đạo hình thành mạng lưới tín dụng cho nông dân rộng khắp trên cả nước nhằm cung cấp vốn kịp thời cho nông dân. Hiện nay, một cơ sở kinh doanh được vay tối đa 500 triệu đồng, hộ gia đình được vay tới 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm [6].

Ngoài ra còn có nhiều hình thức huy động vốn giúp người nghèo, đặc biệt là chương trình Nối vòng tay lớn hàng năm huy động được hàng chục tỷ đồng. Việc cung cấp vốn kịp thời cho nông dân đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo

- Phát triển nông nghiệp hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và nông thôn

Thực chất của chính sách này là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hôn và trang trại, phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn.

Cùng với sự giúp đỡ của nhà nước, những năm qua kinh tế hộ và trang trại ngày càng phát triển, nhiều loại cây trồng và con gia súc mới được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoa học công nghệ được áp dụng làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng cao. Trong khi đó các ngành phi nông nghiệp cũng phát triển mạnh đã giải quyết quan trọng vấn đề việc làm và thu nhập của nông dân.

- Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trong những năm qua nước ta đã đưa hàng chục vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chương trình này có ý nghĩa to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Giải quyết được nhu cầu việc làm cho lao động, ngoài ra hàng năm người lao động ở nước ngoài còn gửi một lượng ngoại tệ khá lớn về nước. Điều đó góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm mới trong nước. Về lâu dài hơn, chương trình cũng tạo ra một đội ngũ công nhân lành nghề do học được kỹ thuật và kinh nghiệm từ các nước mà họ đến làm việc.

Chương trình quốc gia giải quyết việc làm

Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể.

- Nghị quyết 120 / HĐBT ngày 11 - 4 -1992 về những chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới.

Nguồn vốn 120 được hình thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước ngoài và từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện

cho vay với lãi suất thấp nhằm tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Với nông nghiệp nông thôn, quỹ hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, mở mang và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn.

- Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Theo chi thị 327/CT-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 15/9/1992. Nguồn vốn được hình thành từ ngân sách nhà nước, thuế tài nguyên, vốn viện trợ, vốn vay hợp tác nước ngoài. Chương trình 327 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển nông lâm kết hợp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27/11/2009 về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo chương trình này, từ nay đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Đây là chương trình lớn, tạo cơ hội thuận lợi cho lao động nông thôn trong những năm tới [6].

PHẦN 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lao động - việc làm của người lao động nông thôn, các hộ tại xã Bành Trạch - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian

Đề tài thực hiện trên địa bàn xã Bành Trạch - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn.

- Phạm vi về thời gian

Đề tài nghiên cứu thực trạng lao động và việc làm cũng như thu nhập của lao động nông thôn trên địa bàn xã Bành Trạch - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn trong thời gian từ năm 2012 – 2014

+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm 2012 – 2014. + Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra vào năm 2015.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1. Địa điểm 3.2.1. Địa điểm

Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn xã Bành Trạch - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn.

3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu

Từ tháng 1/2015 – 5/2015

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Phân tích thực trạng về việc làm, thu nhập của lao động nông thôn tại địa bàn xã Bành Trạch.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất của lao động nông thôn tại địa phương.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các tài liệu sẵn có được thu thập từ các báo chí và bản tin chuyên đề, các sách xuất bản nghiên cứu về lao động và việc làm liên quan đến đề tài. Những số liệu chung thu thập ở các phòng thống kê xã và các báo cáo về chương trình phát triển kinh tế xã.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: số liệu thu thập qua điều tra phiếu bảng hỏi lao động hộ gia đình, kết hợp phỏng vấn người dân trong cộng đồng, quan sát thực tế tại địa phương tìm hiểu tình hình các hộ trong xã như: Phong tục tập quán, mức thu nhập, tập quán sản xuất, tiêu chí đánh giá và phân loại hộ, những khó khăn mà người dân gặp phải,…

* Phương pháp PRA

- Tiếp xúc trực tiếp với người dân tại thời điểm nghiên cứu, thu thập thông tin từ những người lựa chọn phỏng vấn, thu lượm những ý kiến, tìm hiểu những khó khăn, cản trở cũng như giải pháp cho vấn đề lao động – việc làm trong nông nghiệp, nông thôn của xã.

3.4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

- Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, phân tích thống kê mô tả để phân tích thực trạng lao động việc làm trên địa bàn xã.

3.4.3. Phương pháp xác định số đơn vị mẫu điều tra

- Chọn điểm điều tra: Điểm nghiên cứu điều tra được chọn dựa trên nguyên tắc là đại diện cho khu vực nghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc điểm của vùng. Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế và phạm vi của đề tài,các thôn trong xã có tính đồng nhất cao về mặt kinh tế - xã hội nhưng tình hình tập chung dân cư ở các thôn là khác nhau nên em chọn 3 thôn đại diện để điều tra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thôn Bản Hon với 95 hộ có 406 nhân khẩu là thôn tập trung dân cư đông nhất của xã Bành Trạch.

+ Thôn Nà Dụ với 59 hộ có 245 nhân khẩu là thôn tập trung dân cư trung bình của xã Bành Trạch

+ Thôn Nà Lần với 32 hộ có 151 nhân khẩu là thôn tập trung dân cư ít nhất của xã Bành Trạch

- Xác định số hộ điều tra: Sau khi xác định điều tra ở 3 thôn trong xã, em tiến hành lựa chọn 60 hộ để điều tra. Do có sự chênh lệch nhau về số hộ trong thôn nên em chon số hộ như sau:

Tổng số hộ 3 thôn là: 186 hộ chiếm 100%, số hộ của thôn Bản Hon chiếm 51,07%, số hộ của thôn Nà Dụ chiếm 31,72%, số hộ của thôn Nà Lần chiếm 17,21%, từ đó em tiến hành chọn ngẫu nhiên ở 3 thôn với số mẫu như sau:

+ Thôn Bản Hon: 31 hộ + Thôn Nà Dụ: 19 hộ + Thôn Nà Lần: 10 hộ

 Như vậy tổng mẫu điều tra nghiên cứu là 60 hộ.

Sau khi xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình lao động của các hộ điều tra.

Thu thập thông tin của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trước.Qua phiếu điều tra này sẽ thu thập thông tin định lượng định tính và các vấn đề liên quan đến lao động việc làm của các hộ.

3.4.4. Phương pháp phân tích và so sánh

Dùng phương pháp này để phân tích và sử lý số liệu để thấy rõ được sự biến động của các vấn đề nghiên cứu qua từng thời kỳ, thấy được sự tác động của từng nhân tố đến việc làm của người lao động trong xã. Từ đó, có những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn một cách phù hợp.

3.4.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Cơ cấu lao động theo ngành nghề, trình độ văn hóa

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn xã bành trạch huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 32)