Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn xã bành trạch huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 38)

- Phân tích thực trạng về việc làm, thu nhập của lao động nông thôn tại địa bàn xã Bành Trạch.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất của lao động nông thôn tại địa phương.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các tài liệu sẵn có được thu thập từ các báo chí và bản tin chuyên đề, các sách xuất bản nghiên cứu về lao động và việc làm liên quan đến đề tài. Những số liệu chung thu thập ở các phòng thống kê xã và các báo cáo về chương trình phát triển kinh tế xã.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: số liệu thu thập qua điều tra phiếu bảng hỏi lao động hộ gia đình, kết hợp phỏng vấn người dân trong cộng đồng, quan sát thực tế tại địa phương tìm hiểu tình hình các hộ trong xã như: Phong tục tập quán, mức thu nhập, tập quán sản xuất, tiêu chí đánh giá và phân loại hộ, những khó khăn mà người dân gặp phải,…

* Phương pháp PRA

- Tiếp xúc trực tiếp với người dân tại thời điểm nghiên cứu, thu thập thông tin từ những người lựa chọn phỏng vấn, thu lượm những ý kiến, tìm hiểu những khó khăn, cản trở cũng như giải pháp cho vấn đề lao động – việc làm trong nông nghiệp, nông thôn của xã.

3.4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

- Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, phân tích thống kê mô tả để phân tích thực trạng lao động việc làm trên địa bàn xã.

3.4.3. Phương pháp xác định số đơn vị mẫu điều tra

- Chọn điểm điều tra: Điểm nghiên cứu điều tra được chọn dựa trên nguyên tắc là đại diện cho khu vực nghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc điểm của vùng. Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế và phạm vi của đề tài,các thôn trong xã có tính đồng nhất cao về mặt kinh tế - xã hội nhưng tình hình tập chung dân cư ở các thôn là khác nhau nên em chọn 3 thôn đại diện để điều tra:

+ Thôn Bản Hon với 95 hộ có 406 nhân khẩu là thôn tập trung dân cư đông nhất của xã Bành Trạch.

+ Thôn Nà Dụ với 59 hộ có 245 nhân khẩu là thôn tập trung dân cư trung bình của xã Bành Trạch

+ Thôn Nà Lần với 32 hộ có 151 nhân khẩu là thôn tập trung dân cư ít nhất của xã Bành Trạch

- Xác định số hộ điều tra: Sau khi xác định điều tra ở 3 thôn trong xã, em tiến hành lựa chọn 60 hộ để điều tra. Do có sự chênh lệch nhau về số hộ trong thôn nên em chon số hộ như sau:

Tổng số hộ 3 thôn là: 186 hộ chiếm 100%, số hộ của thôn Bản Hon chiếm 51,07%, số hộ của thôn Nà Dụ chiếm 31,72%, số hộ của thôn Nà Lần chiếm 17,21%, từ đó em tiến hành chọn ngẫu nhiên ở 3 thôn với số mẫu như sau:

+ Thôn Bản Hon: 31 hộ + Thôn Nà Dụ: 19 hộ + Thôn Nà Lần: 10 hộ

 Như vậy tổng mẫu điều tra nghiên cứu là 60 hộ.

Sau khi xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình lao động của các hộ điều tra.

Thu thập thông tin của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trước.Qua phiếu điều tra này sẽ thu thập thông tin định lượng định tính và các vấn đề liên quan đến lao động việc làm của các hộ.

3.4.4. Phương pháp phân tích và so sánh

Dùng phương pháp này để phân tích và sử lý số liệu để thấy rõ được sự biến động của các vấn đề nghiên cứu qua từng thời kỳ, thấy được sự tác động của từng nhân tố đến việc làm của người lao động trong xã. Từ đó, có những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn một cách phù hợp.

3.4.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Cơ cấu lao động theo ngành nghề, trình độ văn hóa

- Phân theo ngành nghề:

Cơ cấu lao động thiếu việc làm = Số lao động thiếu việc phân theo ngành/Tổng số lao động trong ngành

- Phân theo trình độ văn hóa:

+ Cơ cấu lao động thiếu việc làm phân theo trình độ văn hóa được chia: Trình độ văn hóa cấp I, cấp II, cấp III, chuyên môn.

- Cơ cấu lao động thiếu việc làm = Số lao động thiếu việc làm có trình độ văn hóa (cấp I, cấp II, cấp III, chuyên môn) /Tổng số lao động có trình độ văn hóa (cấp I, cấp II, cấp III, chuyên môn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động

Số ngày lao động bình quân/lao động/năm = Tổng ngày lao động thực tế 1 năm/Tổng số công lao động lý thuyết.

- Thu nhập của lao động nông thôn

+ Thu nhập bình quân/hộ/năm = Tổng thu 1 năm của các hộ/Tổng số hộ + Thu nhập bình quân/lao động/năm = Tổng thu 1 năm/Tổng số lao động + Thu nhập bình quân/lao động/ngày = Tổng thu/Tổng số ngày lao động thực tế 1 năm

+ Thu nhập bình quân/khẩu/năm = Tổng thu 1 năm/Tổng số khẩu + Thu nhập bình quân/khẩu/tháng = Tổng thu 1 năm/Tổng số khẩu/12 tháng

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát đặc điểm, điều kiện tự nhiên dân sinh kinh tế xã hội của xã Bành Trạch Bành Trạch

4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Bành Trạch là một xã của huyệnBa Bể, tỉnhBắc Kạn, Việt Nam. Bành Trạch là một xã miền núi, có vị trí tương đối thuận lợi cách trung tâm huyện Ba Bể 6km về phía Đông, có đường liên huyện 279 chạy qua nối các xã của huyện Ba Bể và Huyện Ngân Sơn do đó có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội với các xã trong và ngoài huyện.

+ Phía Bắc giáp xã An Thắng (Pác Nặm), xã Phan Thanh và Thành Công (Nguyên Bình, Cao Bằng).

+ Phía Đông giáp xã Phúc Lộc.

+ Phía Nam giáp xã Phúc Lộc, xã Yến Dương, xã Địa Linh.

+ Phía Tây giáp xã Địa Linh, thị trấn Chợ Rã, xã Thượng Giáo, xã Nghiên Loan (Pác Nặm).

Xã Bành Trạch có diện tích 5967,47 ha, với số dân là 3.162 người, mật độ dân số đạt 52,99 người/km².Bành Trạch là nơi hợp lưu của sông Hà Hiệuvào sông Năng.

Xã Bành Trạch được chia thành 13 thôn bản: Pàn Han, Khuổi Slẳng, Bản Hon, Lủng Điếc, Nà Lần, Pác Châm, Nà Dụ, Nà Nộc, Khuổi Khét, Tồm Làm, Nà Còi, Bản Lấp, Pác Pỉn.

- Địa hình, địa mạo

Bành Trạch là xã miền núi nên địa hình khá phức tạp, đồi núi cao là chủ yếu (chiếm trên 70% tổng diện tích tự nhiên) được phân bố trên toàn xã,

bị chia cắt bởi hai con sông chính là sông Năng và sông Hà Hiệu, các vực sâu kết hợp với các dãy núi, các đồi thấp, tạo thành những cánh đồng bậc thanh nhỏ hẹp nằm ở độ cao từ 400-1200m so với mặt nước biển. Độ dốc của đồi núi nơi đây vào khoảng 75°.

Do đặc điểm của địa hình nên đất đai của Bành Trạch được chia thành các loại chính như sau:

+ Đất đồi gò (đất đỏ vàng) được hình thành do sự phong hóa của đá mẹ. Loại đất này phù hợp với việc phát triển cây rừng, cây ăn quả, cây đậu tương và phát triển kinh tế vườn đồi nói chung.

+ Đất ruộng (sản phẩm của dốc tụ) chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 7,26% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, các cánh đông chạy dọc theo các con suối nhỏ và ven đường liên xã, thôn xóm. Do đặc điểm địa hình nên việc canh tác chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ thủy văn nhất là vào mùa khô.

Nhìn chung đất đai của xã Bành Trạch không màu mỡ, hàm lượng mùn thấp, lân dễ tiêu nghèo, độ chua trung bình, đất ruộng có tầng canh tác mỏng nên cần có biện pháp cải tạo phù hợp như: bón phân chuồng, phân xanh… Đất rừng có tầng đất mặt trung bình phù hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp cây keo, mỡ, lim, xoan… đặc biệt là trồng cây làm nguyên liệu giấy như Tre, Trúc,…

- Khí hậu

Bành Trạch mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía Bắc đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

+ Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, đặc điểm của mùa này là mưa nhiều, tập trung chủ yếu vào tháng 6, 7, 8 chiếm trên 70% lượng mưa cả năm, lượng mưa trung bình mỗi tháng là 1500mm đến 2000mm. Lượng mưa tập trung nên thường gây lũ lụt cục bộ. Nhiệt độ trung bình ngày mùa này là

28,5°C, số giờ nắng trung bình là 7,3h/ngày, tổng tích ôn hòa mùa là 5748,5°C.

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, mùa này có nhiệt độ trung bình ngày là 18,5°C, lượng mưa ít, số giờ nắng trung bình là 3,8h/ngày, tổng tích ôn hòa mùa là 2873,3°C.

Nhìn chung khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đồng đều nên vào mùa mưa hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh mẽ, ngược lại mùa khô lại thiếu nước phục vụ cho sản xuất, điều đó đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thủy văn

Mạng lưới thủy văn của xã có 98,41ha sông suối, cùng với hệ thống ao hồ, đập lớn nhỏ là những nguồn nước quý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Mặc dù có nguồn nước dồi dào như vậy nhưng do địa hình dốc nên việc tưới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là những khu ruộng bậc thang hay khu ruộng cao.

- Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Đất đai của xã được hình thành từ đá mẹ như: Phiến thạch sét, đá mácma axit, một số ít là đá mácma trung tính và đá biến chất do đó có thể chia thành các loại đất chủ yếu sau:

 Đất phù sa sông suối.

 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ  Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa

 Đất nâu đỏ phát triển trên đá mácma bazơ trung tính  Đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất

Nhìn chung phần lớn đất đai có hàm lượng mùn, lân, kali ở mức nghèo, mùn tổng số nhỏ hơn 1,0%. Chính vì vậy qua phân hạng thuế nông nghiệp đất đai của xã chỉ có hạng 4, 5 và hạng 6, trong đó hạng 5 là chiếm trên 60%.

Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất của xã Bành Trạch qua 3 năm

(2012 - 2014) Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh Tốc độ phát triển bình quân DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2013 /2012 (%) 2014 /2013 (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 5.967,47 100 5.967,47 100 5.967,47 100 100 100 100 - Đất sản xuất NN 480,53 8,05 477,32 8,00 482,45 8,08 99,33 101,07 100,20 - Đất LN 4.899.92 82,11 4.886,45 81,88 4.897,83 82,08 99,73 100,23 99,98 - Đất nuôi trồng TS 4,06 0,07 5,09 0,09 5,09 0,09 125,37 100,00 112,68 - Đất phi nông nghiệp 244,87 4,1 249,96 4,19 258,82 4,35 102,08 103,54 102,81 - Đất chưa sử dụng 338,09 5.67 348,65 5,84 323,28 5.4 103,12 92,72 97,92 (Nguồn: UBND xã Bành Trạch)

Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt: Toàn xã hiện có 3,12 ha đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng và 98,41 ha đất sông suối, đây là những nguồn nước mặt để tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cân bằng môi trường sinh thái.

+ Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của xã ở độ sâu trung bình từ 10 đến 25m là nguồn nước sạch cung cấp cho nhu cầu nước sinh hoạt của dân trong toàn xã, chủ yếu là khai thác từ các giếng khơi và giếng khoan.

Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của xã Bành Trạch đa dạng và phong phú, có nhiều chủng loại cây gỗ với tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 4509,43 ha chiếm 75,57% tổng diện tích đất tự nhiên. Số diện tích rừng hiện nay chủ yếu là do lâm trường, các hộ gia đình, cá nhân quản lý. Diện tích rừng trồng sản xuất là 97,09 ha bao gồm các loại cây: bạch đàn, keo và cây bản địa. Ngoài ra còn có 930,00 ha rừng tự nhiên sản xuất và 3070,89 ha đất rừng tự nhiên phòng hộ.

Tài nguyên nhân văn

Bành Trạch có tổng số nhân khẩu tính đến tháng 11 năm 2014 là 3162 người. Dân số làm nông nghiệp là 3137 người chiếm 99,21%, dân số phi nông nghiệp là 25 người chiếm 0,79%.

Theo số liệu thống kê tổng số lao động của xã Bành Trạch là 1297 người, chiếm 41,02% tổng dân số. Trong đó, lao động nông nghiệp là 1272 người chiếm 98,07% tổng số lao động.

Như vậy Bành Trạch là nơi tập trung phần đa dân số làm nông nghiệp. Ở đây có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng trình độ dân trí phát triển còn thấp và không đồng đều, người dân chưa thật cần cù, chịu khó, số cán bộ có trình độ khoa học kĩ thuật và năng lực còn ít.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã đến sự phát triển kinh tế xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp.

* Thuận lợi

trồng được nhiều loại cây trồng với năng suất cao và ổn định như: Xoài, Mận, Vải, Hồng,..

- Đặc biệt trong xã có nguồn nhân lực dồi dào.

* Khó khăn

- Ruộng đất của xã đang ở trong tình trạng manh mún, thiếu nước đã gâycản trở cho nền sản xuất

- Địa hình đồi núi bị chia cắt nhiều bởi các thung lũng nhỏ và ruộng bậc thang nên hạn chế cho việc phát triển giao thông, bố trí cơ sở hạ tầng và cơ giới hóa nông nghiệp.

- Hệ thống giao thông còn rất thấp nên việc đi lại còn gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là các thôn: Tồm Làm, Nà Nộc, Nà Còi, Khuổi Khét,…

- Đất hoang hóa vẫn còn nhưng chưa có kế hoạch đầu tư và khai thác. - Đất đai kém màu mỡ, hiện tượng xói mòn, rửa trôi xảy ra phổ biến. - Nước phục vụ cho sản xuất còn thiếu, nhất là vào mùa khô.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

Bành Trạch là xã miền núi của huyện Ba Bể, trong những năm gần đây xã Bành Trạch đang trên đà phát triển. Bành Trạch có đường liên huyện 279 chạy qua thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa và sản phẩm nông lâm nghiệp cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, định hình vùng sản xuất hàng hóa. Kinh tế xã phát triển chủ yếu dựa vào ngành nông lâm nghiệp. Để hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế của xã, ta có bảng 4.2:

Bảng 4.2: Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế xã Bành Trạch giai đoạn 2012 -2014 (tính theo giá thực tế)

Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh Tốc độ phát triển bình quân SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) 2013/ 2012 (%) 2014/ 2013 (%) Giá trị các ngành kinh tế 28,513 100 31,775 100 33,127 100 111,44 104,25 107,85 + Nông - lâm - thủy sản 26,625 93,38 29,567 93,05 30,602 92,38 111,05 103,5 107,28 + Công nghiệp - xây dựng 1,265 4,44 1,495 4,7 1,565 4,72 118,18 104,68 111,43 + Dịch vụ 0,623 2,18 0,713 2,25 0,960 2,9 114,45 134,64 124,55 (Nguồn: UBND xã Bành Trạch)

Qua bảng 4.2 ta thấy giá trị ngành kinh tế trên địa bàn xã đều biến động qua các năm, trong đó giá trị ngành Nông - lâm - thủy sản năm 2012 là 26,625 tỷ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn xã bành trạch huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 38)