Kết luận về thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Định hướng cho học sinh tự lục học tập chương các định luật bảo toàn vật lý 10 THPT (Trang 94 - 121)

6. Cấu trúc đề tài

3.3.5 Kết luận về thực nghiệm sư phạm

Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi rút ra một số kết luận:

Nếu giáo viên định hướng một cách khéo léo, phù hợp thì học sinh có thể tham gia vào việc xây dựng bài học trên cơ ở tự lực hành động.

Trong hoạt động học tập này, đòi hỏi học sinh phải tự lực hành động, vận dụng các kiến thức nên đôi khi là quá sức đối với một số học sinh có năng lực học tập bộ môn thấp.

Học sinh hầu như chỉ thực hiện được hành động giải toán vì vậy cần bồi dưỡng khả năng tư duy suy luận nhiều hơn cho học sinh.

Giáo viên còn hơi lúng túng và việc hoạt động nhóm của học sinh tương đối ít, học sinh thường chỉ thảo luận với các bạn gần chỗ xung quanh.

Các tiết dạy đã thực hiện được các giai đoạn của quá trình xây dựng các kiến thức theo như tiến trình đã soạn thảo. Đa số các em đều thực hiện được hoạt động trên cơ sở định hướng của giáo viên.

Kết quả bài kiểm tra có kết quả tương đối khả quan nhưng qua bài kiểm tra cho thấy trong quá trình học các em nhận thức được kiến thức nhưng chưa có sự tự rèn luyện nhiều nên các em gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm bài kiểm tra.

Quá trình thực nghiệm được tiến hành nhưng không có lớp đối chứng. Để học sinh có thể tự lực học tập trên cơ sở định hướng của giáo viên thì mất rất nhiều thời gian nên không thể yêu cầu tất cả các nhóm lên trình bày.

KẾT LUẬN

- Với đề tài này chúng tôi đã hoàn thành được các công việc sau

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận để thiết kế tiến trình giảng dạy kiến thức vật lý phát huy tính tự lực của học sinh.

+ Phân tích cấu trúc chương “Các định luật luật bảo toàn” và bổ sung một số kiến thức khi thực hiện giảng dạy.

+ Đã soạn thảo 5 tiến trình giảng dạy kiến thức vật lý lớp 10 chương “Các định luật bảo toàn” phù hợp với việc phát triển khả năng tự lực chiếm lĩnh tri thức và bước đầu Hs đã bắt nhịp được tiến trình học tập dưới sự định hướng của Gv.

+ Đã thực nghiệm sư phạm ba tiến trình đã soạn thảo trên lớp thực nghiệm 10A4 tại trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa.

+ Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy việc tổ chức cho học sinh tự lực có sự định hướng của giáo viên có tính khả thi vì trên cơ sở học sinh tự tìm hiểu tri thức, trao đổi với bạn bè và có sự tích cực tham gia hoạt động học tập.

+ Tuy nhiên, việc dạy học theo phương pháp này gặp một số hạn chế:

→ Không thể hoàn thành bài học theo tiến độ của phân phối chương trình. Thông thường các bài giảng theo tiến trình này thường dùng 60 – 80 phút. → Lớp học quá đông, trình độ các học sinh có nhiều chênh lệch nên việc áp dụng hướng là cao đối với học sinh có trình độ thấp và thấp đối với học sinh có trình độ cao.

- Một số đề xuất:

+ Duy trì sĩ số lớp khoảng 25 học sinh.

+ Có thể sử dụng thí nghiệm để cho Hs tự lực tiến hành kiểm chứng các định luật nhằm tăng tính thuyết phục và nâng cao kỹ năng tiến hành thí nghiệm.

- Một số đóng góp của đề tài

+ Phân tích và cụ thể hóa các cơ sở lý luận của việc định hướng hành động, nhằm phát huy khả năng tự lực học tập.

+ Góp phần khẳng định các lý thuyết về định hướng hành động học tập. . + Khẳng định được vai trò của việc tự lực học tập nhằm hình thành kiến thức đối với học sinh trung học phổ thông cũng như các bậc cao hơn.

+ Làm tài liệu tham khảo trong việc dạy học, cũng như vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở các cấp học.

- Hướng phát triển của đề tài

+ Tiếp tục mở rộng việc áp dụng ở cả chương trình vật lý phổ thông và thực nghiệm sư phạm ở nhiều đối tượng học sinh khác nhau.

+ Bước đầu tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu một số bài học theo định hướng của giáo viên và sau đó cho học sinh tự lực nghiên cứu một số bài học, thực hiện báo cáo trước lớp.

+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dạy học các chủ đề vật lý tự chọn trên cơ sở đó học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực.

+ Tổ chức dạy học tự lực cho các em học sinh giỏi nâng cao kiến thức

Trên đây là kết quả nghiên cứu của đề tài “Định hướng cho học sinh tự lực học tập chương “Các định luật bảo toàn” – Vật Lý 10 Trung học phổ thông”. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và khả năng nên khó tránh những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Chúng tôi mong rằng khóa luận sẽ được sử dụng phổ biến trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông và đóng góp một phần cho công cuộc đổi mới giáo dục ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

[2]. TS. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán môn Hóa học, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Lương Duyên Bình – Nguyễn Xuân Chi – Tô Giang – Trần Chí Minh – Vũ Quang – Bùi Gia Thịnh (2008), Vật Lý 10, NXB Giáo dục.

[4]. Lương Duyên Bình – Nguyễn Xuân Chi – Tô Giang – Trần Chí Minh – Vũ Quang – Bùi Gia Thịnh (2008), Sách Giáo viên Vật Lý 10, NXB Giáo dục.

[5]. Lương Duyên Bình – Nguyễn Xuân Chi – Tô Giang – Trần Chí Minh – Vũ Quang – Bùi Gia Thịnh (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Vật Lý, Bộ Giáo dục và đào tạo.

[6]. Nguyễn Hải Châu – Nguyễn Trọng Sửu (2006), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn vật lý 10, NXB Hà Nội.

[7]. Lê Trung Chính – Đoàn Văn Điều – Võ Văn Nam – Ngô Đình Qua – Lý Minh Tiên (2004), Đo lường và đánh giá kết quả học tập, Khoa Tâm Lý Giáo Dục, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

[8]. Phạm Kim Chung (2006), Bài giảng phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, Khoa sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[9]. TS. Phạm Thế Dân (2011), Bài giảng Phân tích chương trình Vật Lý phổ thông, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

[10]. Nguyễn Quang Đông (2010), Tuyển tập câu hỏi định tính vật lý, Đại học Thái Nguyên.

[11]. Nguyễn Quang Đông (2009), Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật Lý, Đại học Thái Nguyên.

[12]. Ê.E.Êvintrich (1978), Phương pháp giảng dạy cơ học trong trường trung học phổ thông, người dịch: Phạm Thị Hoan, Lê Quang Bảo, NXB Giáo dục.

[13]. Trần Thuý Hằng −Đào Thị Thu Thuỷ (2006), Thiết kế bài giảng Vật Lý 10 – tập 2, NXB Hà Nội.

[14]. Trần Thuý Hằng − Hà Duyên Tùng (2006), Thiết kế bài giảng Vật Lý 10 nâng cao – tập 2, NXB Hà Nội.

[15]. Bùi Quang Hân – Trần Văn Bồi – Phạm Văn Tiến – Nguyễn Thành Tương (2002), Giải toán Vật Lý 10 – tập 2, NXB Giáo dục.

[16]. Đỗ Xuân Hội (2007), Phương pháp giải bài tập và trắc nghiệm môn Vật Lý 10 – tập 2, NXB Giáo Dục.

[17]. Nguyễn Mạnh Hùng, Tổ chức và định hướng hoạt động học tự chủ, sáng tạo trong dạy học phần “Các định luật bảo toàn” – Vật Lý lớp 10 trung học phổ thông, Luận án tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội – 2004.

[18]. Nguyễn Mạnh Hùng (2007), Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

[19]. TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Bài giảng chuyên đề phương pháp giảng dạy, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

[20]. TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán môn Vật Lý, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

[21]. TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Phương pháp dạy học Vật Lý ở trường trung học phổ thông, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

[22]. Lê Bá Mạnh Hùng, Tổ chức dạy học chương “Mắt, các dụng cụ quang” (Vật Lý 11 Nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh – 2008.

[23]. Nguyễn Thế Khôi – Phạm Quý Tư – Lương Tất Đạt – Lê Chấn Hùng – Phạm Đình Thiết – Bùi Trọng Tuân – Lê Trọng Tường (2010), Vật Lý 10 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam

[24]. Nguyễn Thế Khôi – Phạm Quý Tư – Lương Tất Đạt – Lê Chấn Hùng – Phạm Đình Thiết – Bùi Trọng Tuân – Lê Trọng Tường (2011), Sách Giáo viên Vật Lý 10 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam

[25]. Văn Thị Trà Mi, Sử dụng phần mền ToolBook thiết kế ebook hỗ trợ học sinh tự học môn hóa học lớp 10 ban cơ bản trung học phổ thông, Luận văn thạc sỹ giáo dục học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh – 2011

[26]. Diệp Thị Thu Nga, Tổ chức hoạt động tự học nhằm phát huy tích cực học tập của học sinh trong dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” – lớp 10 Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh – 2010

[27]. Lê Thị Hoài Phương, Áp dụng mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của website vào dạy học chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 THPT Nâng cao, Luận văn Thac sỹ, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh – 2011

[28]. Nguyễn Hồng Quang, Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc – miền núi,NXB Đại học Sư phạm 2002

[29]. Phan Quý, Định hướng cho học sinh tự lực học tập trong dạy học chương “Chất khí” Vật Lý 10 nâng cao, Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh – 2008

[30]. Bùi Gia Thịnh – Lương Tất Đạt – Vũ Thị Mai Lan – Ngô Diệu Nga – Đỗ Hương Trà (2008), Thiết kế bài giảng Vật Lý 10 nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, NXB Giáo dục.

[31]. Nguyễn Cảnh Toàn – Nguyễn Kỳ – Vũ Văn Tạo – Bùi Tường (1997),

Quá trình dạy – tự học, NXB Giáo dục.

[32]. Nguyễn Cảnh Toàn – Nguyễn Kỳ – Lê Khánh Bằng - Vũ Văn Tạo (2004), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm.

[33]. Phạm Hữu Tòng, Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phat triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học Sư phạm – 2004.

[34]. Phạm Hữu Tòng, Nâng cao hiệu quả thông hiểu kiến thức vật lý dựa trên sự chỉ đạo hành động học tập của học sinh trên cơ sở định hướng khái quát, Luận án phó tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội – 1981.

[35]. Lê Công Triêm – Lê Thúc Tuấn (2004), Bài giảng phân tích chương trình Vật Lý phổ thông, Trường đại học Sư phạm – Đại học Huế.

[36]. David Halliday – Robert Resnick – Jearl Walker (1996), Cơ sở Vật Lý – Tập 1 – Cơ học 1, người dịch: Ngô Quốc Quýnh – Đào Kim Ngọc, NXB Giáo dục.

[37]. I.V. Xaveliev(1988), Giáo trình Vật Lý đại cương – Tập 1, người dịch Vũ Quang, Nguyễn Quang Hậu, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Trong khóa luận có sử dụng một số hình ảnh của các sách:

[38]. Halliday – David, Fundamentals of physics – 9th ed, Library of Congress cataloging – in – Publication Data.

[39]. Nicholas J.Giordano, College Physics: Reasoning and Relationships, First Edition, Publisher Mary Finch.

[34] Serway/ Vuille, College Physics – Volume 1, Ninth Edition, Publisher Charles Hartford

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Tiến trình giảng dạy

1. Bài 23. Động lượng. Định luật bào toàn động lượng 1.1. Mục tiêu bài học

1.1.1. Trong khi học

- Từ biểu thức định luật II Newton suy ra được định lý biến thiên động lượng. - Học sinh phát hiện tính chất bảo toàn trước và sau tương tác của đại lượng động lượng.

- Từ biểu thức định luật bảo toàn động lượng áp dụng cho trường hợp va chạm mềm và chuyển động bằng phản lực.

- Học sinh phát biểu nội dung định luật bảo toàn động lượng và các định nghĩa động lượng và hệ kín.

1.1.2. Sau khi học

- Hiểu khái niệm hệ kín, động lượng và ý nghĩa của động lượng. - Phát biểu và viết được biểu thức của định luật bảo toàn động lượng. - Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải các bài toán.

- Giải thích được các hiện tượng trong đời sống và trong tự nhiên liên quan đến định luật bảo toàn động lượng.

1.2. Tư duy – thái độ

- Rèn kỹ năng tư duy suy luận qua việc thu thập và xử lý thông tin. - Học tập nghiêm túc, tích cực, tự lực học tập và chiếm lĩnh kiến thức. 1.3. Phương pháp

- Sử dụng phương pháp định hướng chương trình hóa: Xây dựng đại lượng xung lượng của lực, định hướng tìm tòi trong hoạt động xây dựng biểu thức và nêu đặc điểm của động lượng.

- Trong hoạt động xây dựng định luật bảo toàn động lượng thì áp dụng định hướng theo mẫu không đầy đủ và định hướng chương trình hóa.

1.4. Phương tiện

Phiếu học tập

1. Bài toán 1. Xét tương tác của lực F

tác dụng lên vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v1 sau khoảng thời gian ∆t thì vật có vận tốc là

2

v . a. Tìm mối liên hệ giữa xung của lực tác dụng với vận tốc.

b. Nhận xét gì về vế phải và vế trái của biểu thức.

2. Bài toán 2. Xét hệ kín gồm hai vật có khối lượng m1 và m2 tương tác với

nhau. Ban đầu chúng có vector vận tốc lần lượt là v1 và 2

v . Sau thời gian tương tác ∆t, các vector vận tốc biến đổi thành v'1 và

2

'

v .

a. Viết biểu thức định lí biến thiên động lượng cho từng vật. b. Nhận xét mối quan hệ giữa ∆p1 và

2

p

∆

c. Tổng động lượng của hệ trước và sau tương tác có thay đổi không? d. Viết dưới dạng tường minh của biểu thức.

1.5. Hoạt động dạy học 1.5.1. Tổ chức lớp học

- Lớp được chia thành nhiều nhóm và mỗi nhóm từ 6 – 7 học sinh.

- Học sinh hợp tác theo nhóm trong quá trình học tập của tiết học, dưới sự điều kiển của giáo viên.

1.5.2. Hoạt động 1. Biểu thức xung lượng của lực tác dụng

Định hướng của giáo viên Hoạt động của học sinh

ĐH suy luận chương trình hóa

- Làm thế nào để thay đổi trạng thái chuyển động của vật? Nêu ví dụ.

+ Tác dụng lực lên vật làm vật thu gia tốc, vật sẽ thay đổi trạng thái chuyển động.

- Yêu cầu Hs phân tích đặc điểm của hai thí dụ: vận động viên dùng vợt tác dụng lực lên quả bóng làm quả bóng bay ngược trở lại, cầu thủ ghi bàn bằng cú đá vô lê đưa quả bóng vào lưới đối phương? Rút ra kết luận chung.

- Gv kết luận: Tích của lực tác dụng và độ biến thiên thời gian ∆t gọi là xung lượng của lực.

- Vậy xung lượng của lực có biểu thức, đơn vị như thế nào?

- Gv thông báo: độ lớn lực tác dụng phải là không đổi.

- Xung lượng của lực có phải là đại lượng vector hay đại lượng vô hướng?

- Cho biết phương, chiều của đại lượng này ?

+ Cầu thủ ghi bàn bằng cú đá vô lê đưa quả bóng vào lưới đối phương.

+ Vận động viên dùng vợt tác dụng lực lên quả bóng làm quả bóng bay ngược trở lại. + Hòn bi – a đang chuyển động nhanh, chạm vào thành bàn và đổi hướng.

+ Lấy tay kéo vật có khối lượng. + Quả bóng đang chuyển động dưới tác dụng của lực làm quả bóng bật ngược trở lại. + Quả bóng đang đứng yên dưới tác dụng của lực thì làm quả bóng dịch chuyển

+ Thời gian tương tác ngắn làm thay đổi trạng thái chuyển động.

.

F t∆

và đơn vị là N.s

Xung lượng của lực là một đại lượng vector.

Cùng phương và cùng chiều với phương và chiều

Một phần của tài liệu Định hướng cho học sinh tự lục học tập chương các định luật bảo toàn vật lý 10 THPT (Trang 94 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)