Kết quả đánh giá bài kiểm tra của lớp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Định hướng cho học sinh tự lục học tập chương các định luật bảo toàn vật lý 10 THPT (Trang 88 - 94)

6. Cấu trúc đề tài

3.3.4 Kết quả đánh giá bài kiểm tra của lớp thực nghiệm

3.3.4.1 Xử lý kết quả bài kiểm tra thực nghiệm

Trung bình cộng: X 1 n xi i n = ∑ Phương sai: 2 1 2 ( ) 1 i i S n x X n = − − ∑ Độ lệch chuẩn: 1 2 ( ) 1 i i S n x X n = − − ∑ Hệ số biến thiên: V S .100% X =

3.3.4.2 Kết quả kiểm tra 15 phút

Bảng 1. Bảng thống kê các điểm số xi của bài kiểm tra 15 phút Số học sinh đạt điểm xi

Điểm số Dưới 4 4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5 9 9,5 10

Số lượng 0 0 3 5 4 4 3 5 2 5 1 6 6 2

Phương sai: 3,04 Độ lệch chuẩn: 1,74 Hệ số biến thiên: 24%

3.3.4.3 Kết quả kiểm tra 1 tiết

Bảng 2. Bảng thống kê các điểm số xi của bài kiểm tra 1 tiết Số học sinh đạt điểm xi Điểm số < 4,7 4,7 5 5,3 5,7 6 6,3 6,7 7 7,3 7,7 8 8,3 8,7 9 Số lượng 0 2 2 2 3 6 6 5 4 4 4 3 3 1 1 Điểm số trung bình: x = 6.5 Phương sai: 1,06 Độ lệch chuẩn: 1,03 Hệ số biến thiên: 15, 82%

Giá trị độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên đối với kết quả hai bài kiểm tra cho thấy sự tập trung cao của điểm số quanh giá trị điểm trung bình. Như vậy, bài dạy đã phần nào phát huy được tính tự lực của các em trong hoạt động học tập.

3.3.4.4 Phân tích bài kiểm tra

Đề kiểm tra 15 và đề kiểm tra 1 tiết (xem phần phụ lục) được đánh giá là học sinh cần có kỹ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức.

- Đối với bài kiểm tra 15 phút + Bài toán 1.

Học sinh cần nhận định trong trường hợp này cơ năng của vật là đại lượng bảo toàn, nên ở các vị trí A, B, C và D cơ năng là như nhau.

Ở độ cao h trong trường hợp này ngoài thế năng vật còn có động năng. (Học sinh thường có thói quen khi ở độ cao h vật chỉ có thế năng nên dẫn đến sai lầm trong bài toán này ở vị trí A vật chỉ có thế năng)

+ Bài toán 2.

Đối với bài toán 2 học sinh cần nhận biết được trong giai đoạn vật rơi tự do thì cơ năng là đại lượng bảo toàn. Khi vật chạm đất và đất mềm làm vật bị lún thì cơ năng không bảo toàn. Để thực hiện được bài toán thì yêu cầu học sinh phải vận dụng được:

→ Định lý biến thiên động năng. → Định lý biến thiên cơ năng. → Định luật bảo toàn cơ năng.

Như vậy, bài kiểm tra đã yêu cầu học sinh phải vận dụng được kiến thức một cách linh hoạt, nhận diện được trường hợp cơ năng bảo toàn và không bảo toàn. Vì vậy bài kiểm tra đã thực hiện kiểm tra khả năng tự lực rèn luyện của học sinh. Mặc dù kết quả không cao nhưng đã phản ánh được phần nào khả năng tự lực rèn luyện của học sinh.

+ Đối với bài kiểm tra 1 tiết

Bài kiểm tra 1 tiết đánh giá toàn bộ kiến thức, kỹ năng của học sinh trong toàn bộ chương các định luật bảo toàn. Bài kiểm tra đánh giá ba mức độ nhận thức: hiểu, biết và vận dụng.

→ Ở mức độ biết “yêu cầu học sinh nhớ lại đúng điều hỏi đến”.[7] Ví dụ:

1. Câu 3 (Đề 209) Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng? A. Wđ = 2p2m B.Wđ 2 2 mp = C. Wđ 2 2 p m = D. Wđ 2m2 p = 2. Câu 6 (Đề 209). Chọn phát biểu đúng nhất:

A. Trong cùng một hệ quy chiếu, giá trị của thế năng của một hệ không phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng nhưng độ biến thiên thế năng của hệ phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng

B. Trong cùng một hệ quy chiếu, giá trị của thế năng của một hệ không phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng và độ biến thiên thế năng của hệ cũng không phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng

C. Trong cùng một hệ quy chiếu, giá trị của thế năng của một hệ phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng và độ biến thiên thế năng của hệ cũng phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng

D. Trong cùng một hệ quy chiếu, giá trị của thế năng của một hệ phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng nhưng độ biến thiên thế năng của hệ không phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng

3. Câu 9 (Đề 209). Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

A. W B. HP C. N.m/s D. J.s

→ Ở mức độ hiểu: “ở mức độ nhận thức này không những học sinh có thể nhớ lại và phát biểu nguyên dạng vấn đề đã học, mà còn có thể thay đổi vấn đề đã học sang một dạng khác tương đương nhưng có ý nghĩa hơn đối với người học”[7]

Ví dụ:

1. Câu 1 (Đề 209). Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng? A. Lực cùng hướng với vận tốc của vật

B. Lực ngược hướng với vận tốc của vật C. Lực vuông góc với vận tốc của vật D. Lực hợp với vận tốc một góc nhọn

2. Câu 18 (Đề 209). Cơ năng là một đại lượng A. luôn luôn dương hoặc bằng không

C. luôn luôn dương D. luôn luôn khác không

3. Câu 22 (Đề 209). Chọn câu sai:

A. Đại lượng để so sánh khả năng thực hiện công của các máy khác nhau trong cùng một khoảng thời gian là công suất

B. Công của trọng lực luôn luôn mang giá trị âm

C. Công suất là đại lương đo bằng thương số giữa độ lớn của công và thời gian dùng để thực hiện công ấy

D. Lực chỉ sinh công khi phương của lực không vuông góc với phương dịch chuyển

→ Ở mức độ vận dụng: bao gồm việc ứng dụng các điều trừu tượng, những nguyên lý, định luật đã học vào các trường hợp đặc biệt, cụ thể” [7] Ví dụ:

1. Câu 4 (Đề 209). Chọn câu sai. Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, rơi tự do xuống đất theo những con đường khác nhau thì

A. công của trọng lực bằng nhau B. thời gian rơi bằng nhau

C. độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau D. gia tốc rơi bằng nhau

Câu 17 (Đề 209). Một vật nhỏ có khối lượng m = 2kg trượt xuống một đường dốc thẳng nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc là 3m/s, sau đó 4s có vận tốc là 7m/s, tiếp ngay sau đó 3s vật có động lượng là

A. 20kg.m/s B. 28kg.m/s C. 10kg.m/s D. 6kg.m/s Câu 20 (Đề 209). Con lắc đơn có chiều dài l, kéo cho dây làm với đường thẳng đứng góc α0 rồi thả tự do. Biểu thức vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí bất kỳ có góc lệch với phương thẳng đứng là α

B. v = 2.m.g.l.(cosα0−cosα)

C. v = 2.m.g.l.(cosα−cosα0)

D. v = 2.g.l.(cosα −cosα0)

Câu 29 (Đề 209). Khi cơ hệ chịu tác dụng của cả trọng lực và lực đàn hồi thì biểu thức cơ năng của hệ là

A. 2 2 ) ( 2 1 2 1 l k mgh mv − + ∆ B. 2 ( )2 2 1 2 1 l k mgh mv + + ∆ C. ( ) 2 1 2 l k mgh mv + + ∆ D. 2 2 ) ( 2 1 l k mgh mv + + ∆

Như vậy, đề kiểm tra 1 tiết yêu cầu Hs phải hiểu kiến thức và vận dụng được một cách linh hoạt, kỹ năng thực hiện phép toán nhanh và hiểu được bản chất của các đơn vị kiến thức.

Ví dụ:

1. Câu 2 (Đề 209). Người nhấc một vật có khối lượng 10kg lên độ cao 10m rồi mang vật đi ngang được độ dời 20m. Công tổng cộng mà người đó đã thực hiện

A. 2000J B. 3000J C. 1000J D. 0J

2. Câu 8 (Đề 209). Bạn Nam cố gắng ôm một chống sách có trọng lượng 50N cách mặt đất 1,2m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà bạn Nam đã thực hiện được là

A. 0,5W B. 0W C. 2W D. 1W

3. Câu 25(Đề 209). Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của người đó với ô tô là

Tóm lại: cả hai đề kiểm tra được đánh là cao so với học sinh lớp chuyên Văn vì vậy kết quả bài kiểm tra một tiết thì học sinh chỉ đáp ứng được tương đối so với yêu cầu của đề. Vì vậy, kết quả thu được từ thực nghiệm là không cao, nhưng phản ánh được khả năng tự rèn luyển của học sinh, cũng như giúp người giáo viên có hướng điều chỉnh để phù hợp với các đối tượng.

Một phần của tài liệu Định hướng cho học sinh tự lục học tập chương các định luật bảo toàn vật lý 10 THPT (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)