Vùng 3: Vùng nằm ỏ phía đông của Huyện, tiếp giáp với thị xã Bắc Ninh

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển nông thôn huyện yên phong bắc ninh giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 49 - 51)

- Hiện nay trong khu vực đã có một khu công nghiệp tập trung của huyện nằm trên 3 xã là xã Trung Nghĩa, xã Long Châu và xã Đông Tiến nằm dọc theo QL18.

3.Vùng 3: Vùng nằm ỏ phía đông của Huyện, tiếp giáp với thị xã Bắc Ninh

Bao gồm các xã: Dũng Liệt, Tam Đa, Yên Trung và Thụy Hoà.

a. Đặc điểm

+ Dân số trung bình của vùng năm 2009 là: 36.689 người, chiếm khoảng 29% dân số toàn huyện.

+ Diện tích đất tự nhiên vùng 3 là: 32,43 km2 chiếm khoảng 34% diện tích toàn huyện.

+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là: 2.304 ha, chiếm khoảng 36% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn huyện.

+ Điều kiện giao thông: Trên địa bàn xã Dũng Liệt và xã Yên Trung có đường liên xã đi qua. Ngoài ra còn có đường đê và đường sông Cầu đi qua các xã Tam Đa, Dũng Liệt và xã Yên Trung. Nói chung giao thông ở đây không được thuận tiện. Các đường trong thôn xóm vẫn chưa được bê tông hoá hết nên việc đi lại cũng rất khó khăn nhất là vào mùa mưa.

+ Điều kiện địa hình: Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng, gò đồi rất ít.

+ Điều kiện thổ nhưỡng: Đặc điểm đất đai chính của vùng : Trong vùng có gần như đầy đủ các loại đất của cả huyện. Nhưng chủ yếu là các loại đất sau : Đất phù sa glây (Pg và Phg) tập trung ở cả 4 xã trong vùng. Ở các xã Tam Đa và Thuỵ Hoà còn có loại đất phù sa có tầng loang lổ (Pf ) và đất phù sa úng nước (Pj).

+ Điều kiện khí tượng, thuỷ văn

Sông Câù là con sông lớn chảy qua địa bàn từ xã Tam Giang đến xã Tam Đa rồi đến xã Hoà Long dài 21km, là ranh giới tự nhiên giữa Huyện và tỉnh Bắc

Giang. Hàng năm lũ xuất hiện vào khoảng tháng 6 cho đến tháng 9, mặt sông rộng, nước chảy xiết. Mùa khô lòng sông hẹp, lưu lượng nước thấp.

+Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

- Đây là vùng có đầy đủ các tính chất đất của cả huyện nên cây trồng rất phong phú nhưng chủ yếu vẫn là 2 vụ lúa và một vụ màu diện tích, năng suất, sản lượng như sau:

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm vùng III

Diễn giải Diện tích lúa cả năm (ha)

Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) Sản lượng lúa cả năm (tấn) Xã Dũng Liệt 908 58,8 5.340 Xã Tam Đa 902 57,2 5.264 Xã Yên Trung 1.238 57,5 7.128 Xã Thuỵ Hoà 802 63,5 5.094

- về công nghiệp thì ở vùng này chưa có một khu công nghiệp nào do tình trạng đường xá không được thuận lợi.

Định hướng phát triển cho vùng

+ Ngành nông nghiệp: Đây sẽ là vùng phát triển trọng điểm về nông nghiệp của huyện. Với tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản suất nông sản phục vụ cho vùng và bán ra thị trường. Với những diện tích 3 vụ thì tận dụng tối đa để trồng 2 vụ lúa với những giống cho năng suất cao, Vụ còn lại thì trồng màu. Còn những diện tích trồng được một vụ và hai vụ thì một vụ trồng màu và một vụ lúa. Vụ lúa vẫn tận dụng trồng những giống có hiệu quả kinh tế cao, còn cây màu trong vùng cũng khá phong phú như: khoai tây, lạc, đậu tương, khoai lang….

- Ở các xã Dũng Liệt, Yên Trung, Thuỵ Hoà có diện tích mặt nước lớn nhất huyện cụ thể là: Tại xã Dũng Liệt có 54ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, xã Tam Đa 92ha, xã Thuỵ Hoà 26ha. Đây là những điều kiện thuận lợi để vùng phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Thức ăn cho cá có thể tận dụng các sản phẩm sau cùng của sản xuất nông nghiệp. Cũng có thể phát triển theo hướng VAC để thu được hiệu

quả cao. Hay phát triển hơn nữa có thể thành lập các trang trại kết hợp nhiều loại hình sản xuất.

+ Ngành công nghiệp: Do vùng này rất khó khăn trong việc đi lại nên phát triển công nghiệp ở các vùng này là không được. Chỉ có các lò gạch thủ công của từng hộ riêng lẻ nằm dọc theo các bãi của sông Cầu nhưng quy mô còn nhỏ và làm đa số là thủ công nên năng suất chưa cao, nhu cầu về lao động hoạt động trong đó cũng ít.

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển nông thôn huyện yên phong bắc ninh giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 49 - 51)