Phương hướng chung phát triển kinh tế – xã hội của huyện đến năm

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển nông thôn huyện yên phong bắc ninh giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 33 - 34)

- Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được xã hội hoá và duy trì thường xuyên, chất lượng khám chữa bện được nâng lên, hàng năm không có dịch

a.Phương hướng chung phát triển kinh tế – xã hội của huyện đến năm

- Phát huy thành tựu đạt được, tiếp tục huy động các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tăng trưỏng kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Chuyển dịch nhanh, vững chắc cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng thu hút đầu tư từ bên ngoài vào Huyện, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các huyện bạn. Phấn đấu đến 2015 Yên Phong cơ bản trở thành huyện công nghiệp , tạo tiền đề đến năm 2020 huyện Yên Phong đủ điều kiện trở thành đô thị công nghiệp.

- Phát huy cao độ khả năng tiềm lực sẵn có của Huyện, tận dụng mọi cơ hội đầu tư từ bên ngoài, đưa tổng giá trị sản xuất của các ngành đặc biệt là công nghiệp lên cao, gắn mục tiêu phát triển kinh tế với ổn định xã hội, an ninh quốc phòng và cải thiện môi trường sinh thái.

- Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tập chung xây dựng, cải tạo các công trình thuỷ lợi, các tuyến đường giao thông Quốc Gia, Tỉnh, Huyện và các

công trình công cộng khác, đặc biệt là hệ thống công trình kết cấu hạ tầng ở Thị Trấn Chờ.

- Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư để xây dựng phát triển công nghiệp. Phát huy ưu thế và cùng với Tỉnh xây dựng khu công nghiệp tập trung Yên Phong, các khu công nghiệp làng nghề và khu công nghiệp rời như: Mở rộng khu công nghiệp Văn Môn, khu công nghiệp Tam Giang, khu công nghiệp Đông Phong, khu công nghiệp Đông Thọ và khu công nghiệp Yên Phụ v.v... nhằm tạo bước đột phá trong chuyển dịch và hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương.

- Chuyển mạnh nền sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp như: Vùng lúa hàng hoá, vùng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng sản xuất rau sạch, vùng trồng hoa, chăn nuôi Bò sữa, Lợn hướng nạc, nuôi trồng thuỷ sản, để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Hình thành và phát triển các trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp. Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại Thị Trấn Chờ, các trung tâm thương mại tại các khu công nghiệp và khu đô thị mới, xây dựng và mở rộng mạng lưới các chợ tại xã.

- Phát triển văn hoá - xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tập chung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Tạo sự chuyển biến mạnh về giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.

- Tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, xây dựng bộ máy chính quyền của dân, do dân và vì dân. Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tạo sức mạnh đoàn kết toàn dân.

- Không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, nâng cao tính tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Xây dựng Yên Phong giàu đẹp văn minh.

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển nông thôn huyện yên phong bắc ninh giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 33 - 34)