- Đưa ngành thương mại – du lịch phát triển với tốc độ cao, ngày càng chiếm tỷ
1. Vùng 1: Vùng nằm ỏ phía tây của Huyện, tiếp giáp với thành phố Hà Nội:
Bao gồm các xã: Văn Môn; Yên Phụ, Hoà Tiến, Tam Giang, Đông Thọ. b/ Vùng 2:Vùng nằm ở giữa trung tâm huyện
Bao gồm các xã: thị trấn Chờ, Đông Tiến, Đông Phong, Long Châu, Trung Nghĩa.
c/ Vùng 3: Vùng nằm ỏ phía đông của Huyện, tiếp giáp với thị xã Bắc Ninh
Bao gồm các xã: Dũng Liệt, Tam Đa, Yên Trung, Thụy Hoà.
II.3.3. Đặc điểm của các vùng và định hướng phát triển
1. Vùng 1: Vùng nằm ỏ phía tây của Huyện, tiếp giáp với thành phố Hà Nội: Nội:
Bao gồm các xã: Đông Thọ ,Văn Môn, Yên Phụ, Hoà Tiến, Tam Giang.
a/ Đặc điểm
+ Dân số trung bình của vùng năm 2009 là: 38.801 người, chiếm khoảng 36% dân số toàn huyện.
+ Diện tích đất tự nhiên vùng 1 năm 2009 là: 29,54 km2 chiếm khoảng 30 % diện tích toàn huyện.
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là: 2035 ha, chiếm khoảng 32 % diện tích sản xuất nông nghiệp toàn huyện.
+ Điều kiện giao thông: Trên địa bàn xã Yên Phụ và Hoà Tiến có đường TL 286 và có đường QL 18 đi qua. Trên địa bàn xã Văn Môn, Tam Giang có 1 đường liên xã quan trọng đi qua nối liền với thị trấn Chờ. Ngoài ra ở xã Đông Thọ, Văn
Môn còn có đường đê của sông Ngũ Huyện Khê, xã Đông Thọ có đường TL.295 nối với thị xã Từ Sơn . Xã Hoà Tiến có đường đê của sông Cà Lồ. Xã Tam Giang có đường đê của sông Cầu.
- Ngoài ra còn các đường liên thôn trong toàn bộ các xã đã được bê tông hoá và nhựa hoá rất thuận tiện cho việc đi lại của người dân.
- Nhìn chung điều kiện giao thông ở vùng này khá tốt lợi dụng được cả giao thông bộ lẫn giao thông thuỷ. Tạo điều kiện cho vùng phát triển về kinh tế xã hội.
+ Điều kiện địa hình: Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng, gò đồi rất ít.
+ Điều kiện thổ nhưỡng: Đặc điểm đất đai chính của vùng là đất phù sa có tầng loang lổ của các sông khác (Pf) nằm tập trung ở các xã Đông Thọ, Văn Môn, Tam Giang và đặc biệt nhiều ở hai xã Yên Phụ và Hoà Tiến . Ở xã Tam Giang tập trung chủ yếu là loại đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng (Pg). Còn lại là đất phù sa glây của các sông khác nằm dải giác ở các xã và có nhiều nhất ở hai xã Yên Phụ và Hoà Tiến.
- Nhìn chung đất ở đây là đất thích hợp cho 2 vụ lúa và một vụ màu. + Điều kiện khí tượng, thuỷ văn
Lưu vực Huyện Yên Phong và khu vực sông Ngũ Huyện Khê, sông Cà Lồ mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Một năm chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ có thể cao đến 38oC vào mùa Hè nhưng lại có thể hạ xuống đến dới 10oC vào mùa Đông.
Lưu vực trạm bơm Đặng Xá phụ trách có tổng số 3 trạm thuỷ văn. Tài liệu thuỷ văn cho thấy lượng mưa trung bình hàng năm không lớn lắm, dao động từ 1.400mm đến 1.650mm.
Qua thống kê cho thấy rằng lượng mưa trong vùng phân bố không đồng đều và chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10, lượng mưa chiếm 80%-
85% tổng lượng mưa trong năm ( tập trung vào 2 tháng 7 và 8 ). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 15%-20% tổng lượng mưa trong năm. Trong mùa mưa thường có mưa lớn và gió to lên đến 40m/s. Mùa khô thường có lượng mưa nhỏ và xuất hiện mưa phùn.
Số liệu thống kê của các trạm khí tượng thuỷ văn trong vùng với tài liệu quan trắc trên 30 năm từ năm 1962 đến nay cho thấy :
- Mưa trong vùng tương đối đồng đều và trùng lặp về thời gian. Lượng mưa trong năm trung bình dao động trong khoảng 1.400mm đến 1.500mm.
- Các trận mưa lớn thường tập trung vào khoảng tháng 8,9. Vào thời gian này nước lũ xuất hiện tại Đặng Xá vượt 6,5 m sau nhưng trận mưa 5 - 7 ngày. Khi đó cần tiêu úng và tiêu vợi cho sông Ngũ Huyện Khê .
- Các trận mưa duy trì được mực nước hữu ích dưới mực nước thiết kế có thể trữ được cuối mùa mưa thường bắt đầu vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10. Sông Ngũ Huyện Khê là con sông lớn thứ hai chảy qua Huyện từ xã Văn Môn đến xã Hoà Long dài 18km, là ranh giới giữa huyện Từ Sơn, Tiên Du và huyện Yên Phong. Sông Ngũ Huyện Khê rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
Đây là vùng thuận lợi về thuỷ lợi (do có 3 con sông) nôị vùng cùng ngành nông nghiệp khá phát triển, người dân chủ yếu là làm nông nghiệp.
Bảng 2.1.Diện tích năng suất và sản lượng như sau
Diễn giải Diện tích lúa cả năm (ha)
Năng suất lúa cả năm (ta/ha) Sản lượng lúa cả năm (tấn) Xã Tam Giang 956 60,2 5.761 Xã Hoà Tiến 639 61,0 3.896 Xã Yên Phụ 672 52,9 3.555 Xã Văn Môn 468 54,2 2.538 Xã Đông Thọ 520 59,6 3.097
- Trong vùng có 2 xã có tiềm năng phát triển công nghiệp là xã Hoà Tiến và xã Yên Phụ do có QL18 và TL286 đi qua đây là một điều kiện tốt để phát triển công nghiệp. Ngoài ra trong vùng còn có 3 xã đã có 3 ngàng chuyền thống về sản xuất công nghiệp đó là xã Tam Giang với công nghiệp tơ tằm, xã Văn Môn với công nghiệp cô đúc nhôm và thanh lọc phế liệu, xã Đông Thọ với nghề đồ gỗ mỹ nghệ đang hoat động và đạt được hiệu quả kinh tế cao.