Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiêu cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm pháp triển mô hình nông thôn mới tại xã lục ba huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

4.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

a, Vị trí địa lý

Lục Ba là xã nằm ở phía Nam huyện Đại từ cách trung tâm huyện 4km, cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên 28 km. Có tiếp giáp:

- Phía Đông giáp xã Tân Thái và xã Vạn Thọ - Phía Tây giáp với xã Mỹ Yên

- Phía Nam Giáp với xã Văn Yên và xã Ký Phú - Phía Bắc giáp với xã Bình Thuận

b, Địa hình

Là một xã miền núi nằm ở phần thượng nguồn Hồ Núi Cốc, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và mấp mô, có độ cao tăng dần từ phía Đông lên phía Tây. Xen giữa các quả đồi là hệ thống ruộng đất nhỏ lẻ và bị cắt xẻ nhiều. Hệ thống thủy lợi phụ thuộc vào hồ Núi Cốc. Ở các xóm xa hồ Núi Cốc chủ yếu dựa vào nước từ các con suối nhỏ chảy xung quanh. Chất đất chủ yếu là đất đỏ và đất phù sa hồ Núi Cốc. Thuận tiện cho việc phát triển cây chè và cây ăn quả.

4.1.1.2 Khí hậu, thủy văn

Là xã có khí hậu mang đặc trưng khí hậu của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới, với địa hình là đồi núi thấp và mấp mô nên xã nằm trong vùng ấm của tỉnh.

Lục Ba có lượng mưa lớn (trung bình 1.700-1.800 mm/năm). Lượng mưa tập trung vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 dương lịch, thường gây lũ lụt vào tháng 7 và có lượng mưa nhỏ nhất vào các tháng 12, tháng 1, tháng 2. Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng nên việc phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn gặp khó khăn.

Độ ẩm trung bình 70%-80%, nhiệt độ trong năm từ 22°C-27°C, cao nhất trong tháng 6 (32°C), lạnh nhất trong tháng 1 (11°C).

4.1.1.3 Đặc điểm đất đai

Lục Ba có đất đai phì nhiêu gồm đất phù sa và đất lâm nghiệp màu mỡ (đất xám mùn). Diện tích đất chủ yếu là đất nông nghiệp trồng lúa và trồng chè cho năng suất cao. Tuy nhiên trong vào năm gần đây do lòng hồ Núi Cốc mở rộng cho nên diện tích đất trồng lúa đã bị thu hẹp đi đáng kể.

Bảng 4.1: Cơ cấu đất đai xã Lục Ba năm 2014

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 1313.27 100 1 Đất nông nghiệp 719.03 54.75

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 424.38 32.31

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 116.38 8.86

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 308.00 23.45

1.2 Đất lâm nghiệp 257.07 19.57

1.2.1 Đất rừng sản xuất 196.37 14.95

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 60.70 4.62

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 37.58 2.86

2 Đất phi nông nghiệp 591.92 45.07

2.1 Đất ở 169.47 12.90

2.2 Đất chuyên dùng 58.93 4.49

2.3 Đất nghĩa trang nghĩa địa 1.34 0.10

2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 361.97 27.56

2.5 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0.21 0.02

3 Đất chƣa sử dụng 2.32 0.18

Nguồn: UBND xã Lục Ba Qua bảng số liệu thống kê ta thấy:

- Nhóm đất nông nghiệp có 719.03 ha chiếm 54.75 %. Trong nhóm đất này thì nhóm đất sản xuất nông nghiệp có tỷ lệ cao 424.38ha chiếm 32.31% sau đó là đất lâm nghiệp 257.07 chiếm 19.57% , đất nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 2.86%. Từ diện tích đó thể hiện được đặc trưng của xã là là trung du miền núi chủ yếu thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đất sản xuất nông nghiệp: Có diện tích 424.38 ha chiếm 32.31 % trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là 116.38 ha chiếm 8.86% và diện tích này chủ yếu là trồng lúa ở những địa hình thấp chủ động được nước tưới còn lại là những nơi không chủ động được nước tưới thì trồng cây hoa mầu như lạc, đậu tương, đỗ... Diện tích đất trồng cây lâu năm là 308 ha chiếm 23.45 %, diện tích này chủ yếu là diện tích trồng chè trung du ở các đồi núi thấp và các nơi địa hình bằng phẳng chủ động được nước tưới trồng các giống chè giống mới cho năng suất cao như bát tiên, khúc văn tiên, F1.... diện tích còn lại trồng các loại cây ăn quả như mít, vải, nhãn .... diện tích này nhỏ khoảng 9ha chủ yếu nằm trong vườn nhà.

+ Đất lâm nghiệp 257.07 ha chiếm 19.57%. Với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và có một phần tiếp giáp với nước hồ núi cốc nên trong đó chủ yếu là diện tích trồng rừng sản xuất như keo, bạch đàn, bồ đề, mỡ ... có 196.37 ha chiếm 14.95% còn lại là diện tích trồng rừng phòng hộ.

+ Đất nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá chép, trê, trắm.. chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số diện tích mặt nước có 37.58 ha chiếm 2.86%.

- Nhóm đất phi nông nghiệp với tổng diện tích là 591.47ha chiếm 45.07%. + Đất ở: Có 169.47 ha chiếm 12.90 % . Do địa hình nhiều gò đồi nên dân cư phân bố không tập trung. Nhiều xóm có đường đi lại rất khó khăn vào mùa mưa nên khó khăn trong việc phát triển kinh tế.

+ Đất chuyên dùng có 58.93 ha chiếm 4.49 % .

Nhìn chung các loại đất chuyên dùng trong xã sắp xếp khá hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Hạng mục các công trình văn hóa, công cộng phúc lợi cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, nhưng hiện nay đang được nâng cấp, làm mới. Thực tế cho thấy nơi nào có mật độ đất chuyên dùng càng lớn thì càng phát triển.

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng. Xã chỉ có 1 ngôi chùa nhỏ nên chỉ có 0.21 ha chiếm 0.02 %

+ Đất mặt nước, sông suối. Do nắm cạnh hồ Núi Cốc và có nhiều sông suối, ao đầm nên diện tích cũng tương đối nhiều, có 361.97 ha chiếm 27.56% diện tích toàn xã.

- Nhóm đất chưa sử dụng chiếm 2.32ha, chiếm 0.18% trong tổng số diện tích của toàn xã.

4.1.1.4 Tài nguyên nước

Hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đồng đều là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Sông ngòi có độ rộng vừa phải, bằng phẳng, cung cấp nước thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Các sông ngòi đổ nước về lòng Hồ Núi Cốc, đây là nguồn dự trữ nước rất lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiêu cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm pháp triển mô hình nông thôn mới tại xã lục ba huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)