Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiêu cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm pháp triển mô hình nông thôn mới tại xã lục ba huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 36)

- Đề tài nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Lục Ba. - Đề tài nghiên cứu thực trạng xây dựng mô hình Nông thôn mới so với bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới tại xã Lục Ba.

- Phân tích những khó khăn, thuận lợi trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu.

- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp để thực hiện mô hình Nông thôn mới đạt hiệu quả trong các giai đoạn tiếp theo.

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin.

3.3.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo khuyến nông hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng.

Trong phạm vi đề tài em thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại UBND xã Lục Ba.

+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Lục Ba.

+ Báo cáo tiến độ, công tác quản lý, kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015 và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020.

+ Số liệu thống kê của UBND xã thu thập ở trên báo, trên internet liên quan đến NTM..

3.3.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

a, Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu.

Xã Lục Ba là một xã 135 của huyện Đại Từ, xã triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới từ năm 2010, hiện nay trên toàn xã có 8 xóm và 8 xóm đều có sự phát triển kinh tế đều đều nhau tuy là mỗi xóm lại có những thế mạnh về điều kiện tự nhiên – kinh tế riêng của mình để khai thác,phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Trong đề tài của em, em tiến hành chọn 40 hộ dân thuộc xã Lục Ba làm điểm nghiên cứu giúp tìm hiểu rõ tình hình xây dựng NTM và từ đó đưa ra giải pháp phát triển mô hình NTM của xã đạt hiệu quả nhất.

b, Phƣơng pháp chọn mẫu điều tra.

- Đề tài được chọn 40 mẫu để tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi có sẵn đã được lập trước để điều tra thu thập thông tin từ các hộ nông dân.

- Với 40 mẫu được chọn, em chọn ngẫu nhiên 40 hộ nông dân trong 8 xóm thuộc xã Lục Ba tương ứng với 40 mẫu đã được chọn để điều tra phỏng vấn.

Ngoài ra em còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ xã để thấy được thực trạng, giải pháp và kiến nghị mà họ đưa ra để hoàn thành tiêu chí NTM một cách hiệu quả.

Cuối cùng em tiến hành điều tra, khảo sát thực địa để thấy được địa hình, thực trạng cơ sở hạ tầng, dân cư nông thôn ……

c, Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra được xây dựng gồm những nôị dung sau:

+ Thông tin cơ bản về hộ gồm: Họ và tên; giới tính; trình độ học vấn.. + Điều tra khảo sát các hộ nông dân về nguyên nhân dẫn đến các tiêu chí chưa đạt sau đó tiến hành xây dựng bảng hỏi.

+ Xây dựng các câu hỏi mở được chia theo nhóm các nguyên nhân dẫn đến các tiêu chí mà xã chưa đạt chuẩn, liên quan đến xây dựng NTM mà xã đang thực hiện.

3.3.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

+ Đối với thông tin thứ cấp:

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, xắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập các bảng biểu.

+ Đối với thông tin sơ cấp:

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

3.3.3 Phương pháp phân tích thông tin

+ Phương pháp dự báo: Là phương pháp dựa vào điều kiện thực tế và khả năng phát triển của cơ sở cũng như diễn biến về kinh tế xã hội. Căn cứ vào thực trạng của địa bàn nghiên cứu, tiến hành đánh giá để phân tích từ đó đề ra các phương hướng phát triển cho thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp được lấy kết quả qua các năm hoặc giai đoạn để so sánh nhằm thấy được sự thay đổi về mặt kinh tế xã hội cũng như thấy được thực trạng từ đó đưa dự đoán về chiều hướng thay đổi và đưa ra được các giải pháp cũng như định hướng phát triển trên địa bàn xã Lục Ba mang lại hiệu quả nhất.

+Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của các hiện tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết luận chính xác.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

a, Vị trí địa lý

Lục Ba là xã nằm ở phía Nam huyện Đại từ cách trung tâm huyện 4km, cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên 28 km. Có tiếp giáp:

- Phía Đông giáp xã Tân Thái và xã Vạn Thọ - Phía Tây giáp với xã Mỹ Yên

- Phía Nam Giáp với xã Văn Yên và xã Ký Phú - Phía Bắc giáp với xã Bình Thuận

b, Địa hình

Là một xã miền núi nằm ở phần thượng nguồn Hồ Núi Cốc, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và mấp mô, có độ cao tăng dần từ phía Đông lên phía Tây. Xen giữa các quả đồi là hệ thống ruộng đất nhỏ lẻ và bị cắt xẻ nhiều. Hệ thống thủy lợi phụ thuộc vào hồ Núi Cốc. Ở các xóm xa hồ Núi Cốc chủ yếu dựa vào nước từ các con suối nhỏ chảy xung quanh. Chất đất chủ yếu là đất đỏ và đất phù sa hồ Núi Cốc. Thuận tiện cho việc phát triển cây chè và cây ăn quả.

4.1.1.2 Khí hậu, thủy văn

Là xã có khí hậu mang đặc trưng khí hậu của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới, với địa hình là đồi núi thấp và mấp mô nên xã nằm trong vùng ấm của tỉnh.

Lục Ba có lượng mưa lớn (trung bình 1.700-1.800 mm/năm). Lượng mưa tập trung vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 dương lịch, thường gây lũ lụt vào tháng 7 và có lượng mưa nhỏ nhất vào các tháng 12, tháng 1, tháng 2. Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng nên việc phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn gặp khó khăn.

Độ ẩm trung bình 70%-80%, nhiệt độ trong năm từ 22°C-27°C, cao nhất trong tháng 6 (32°C), lạnh nhất trong tháng 1 (11°C).

4.1.1.3 Đặc điểm đất đai

Lục Ba có đất đai phì nhiêu gồm đất phù sa và đất lâm nghiệp màu mỡ (đất xám mùn). Diện tích đất chủ yếu là đất nông nghiệp trồng lúa và trồng chè cho năng suất cao. Tuy nhiên trong vào năm gần đây do lòng hồ Núi Cốc mở rộng cho nên diện tích đất trồng lúa đã bị thu hẹp đi đáng kể.

Bảng 4.1: Cơ cấu đất đai xã Lục Ba năm 2014

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 1313.27 100 1 Đất nông nghiệp 719.03 54.75

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 424.38 32.31

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 116.38 8.86

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 308.00 23.45

1.2 Đất lâm nghiệp 257.07 19.57

1.2.1 Đất rừng sản xuất 196.37 14.95

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 60.70 4.62

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 37.58 2.86

2 Đất phi nông nghiệp 591.92 45.07

2.1 Đất ở 169.47 12.90

2.2 Đất chuyên dùng 58.93 4.49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3 Đất nghĩa trang nghĩa địa 1.34 0.10

2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 361.97 27.56

2.5 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0.21 0.02

3 Đất chƣa sử dụng 2.32 0.18

Nguồn: UBND xã Lục Ba Qua bảng số liệu thống kê ta thấy:

- Nhóm đất nông nghiệp có 719.03 ha chiếm 54.75 %. Trong nhóm đất này thì nhóm đất sản xuất nông nghiệp có tỷ lệ cao 424.38ha chiếm 32.31% sau đó là đất lâm nghiệp 257.07 chiếm 19.57% , đất nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 2.86%. Từ diện tích đó thể hiện được đặc trưng của xã là là trung du miền núi chủ yếu thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.

+ Đất sản xuất nông nghiệp: Có diện tích 424.38 ha chiếm 32.31 % trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là 116.38 ha chiếm 8.86% và diện tích này chủ yếu là trồng lúa ở những địa hình thấp chủ động được nước tưới còn lại là những nơi không chủ động được nước tưới thì trồng cây hoa mầu như lạc, đậu tương, đỗ... Diện tích đất trồng cây lâu năm là 308 ha chiếm 23.45 %, diện tích này chủ yếu là diện tích trồng chè trung du ở các đồi núi thấp và các nơi địa hình bằng phẳng chủ động được nước tưới trồng các giống chè giống mới cho năng suất cao như bát tiên, khúc văn tiên, F1.... diện tích còn lại trồng các loại cây ăn quả như mít, vải, nhãn .... diện tích này nhỏ khoảng 9ha chủ yếu nằm trong vườn nhà.

+ Đất lâm nghiệp 257.07 ha chiếm 19.57%. Với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và có một phần tiếp giáp với nước hồ núi cốc nên trong đó chủ yếu là diện tích trồng rừng sản xuất như keo, bạch đàn, bồ đề, mỡ ... có 196.37 ha chiếm 14.95% còn lại là diện tích trồng rừng phòng hộ.

+ Đất nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá chép, trê, trắm.. chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số diện tích mặt nước có 37.58 ha chiếm 2.86%.

- Nhóm đất phi nông nghiệp với tổng diện tích là 591.47ha chiếm 45.07%. + Đất ở: Có 169.47 ha chiếm 12.90 % . Do địa hình nhiều gò đồi nên dân cư phân bố không tập trung. Nhiều xóm có đường đi lại rất khó khăn vào mùa mưa nên khó khăn trong việc phát triển kinh tế.

+ Đất chuyên dùng có 58.93 ha chiếm 4.49 % .

Nhìn chung các loại đất chuyên dùng trong xã sắp xếp khá hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Hạng mục các công trình văn hóa, công cộng phúc lợi cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, nhưng hiện nay đang được nâng cấp, làm mới. Thực tế cho thấy nơi nào có mật độ đất chuyên dùng càng lớn thì càng phát triển.

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng. Xã chỉ có 1 ngôi chùa nhỏ nên chỉ có 0.21 ha chiếm 0.02 %

+ Đất mặt nước, sông suối. Do nắm cạnh hồ Núi Cốc và có nhiều sông suối, ao đầm nên diện tích cũng tương đối nhiều, có 361.97 ha chiếm 27.56% diện tích toàn xã.

- Nhóm đất chưa sử dụng chiếm 2.32ha, chiếm 0.18% trong tổng số diện tích của toàn xã.

4.1.1.4 Tài nguyên nước

Hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đồng đều là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Sông ngòi có độ rộng vừa phải, bằng phẳng, cung cấp nước thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Các sông ngòi đổ nước về lòng Hồ Núi Cốc, đây là nguồn dự trữ nước rất lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Đặc điểm dân số và lao động

Tình hình dân số và lao động của xã Lục Ba được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.2: Thể hiện tình hình dân số và lao động xã Lục Ba năm 2014.

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014

Số lƣơ ̣ng Tỷ lệ (%)

1 Số hộ Hô ̣ 1248 _

2 Tổng số nhân khẩu Ngƣời 4457 100.00

2.1 Nam Người 2307 51.76

2.3 Nữ Người 2150 48.24

3 Tổng số lao động Lao đô ̣ng 2855 100.00

3.1 Lao động nông nghiệp Lao đô ̣ng 2236 78.32

3.2 Lao động dịch vụ - thương mại Lao đô ̣ng 150 5.25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3 Lao động TTCN – Ngành nghề khác Lao động 469 16.43

4 NKBQ/hộ Khẩu/hô ̣ 3.57 _

5 LĐBQ/hộ Lao đô ̣ng 2.29 _

(Nguồn: UBND xã Lục Ba) Từ bảng 4.2 cho ta thấy: Toàn Lục Ba có 1248 hộ với 4457 khẩu, trong đó có số nhân khẩu nam là 2307 lao động, chiếm 51.76%, số nhân khẩu nữ là 2150 lao động, chiếm 48.24%. Dan số được phân bố trên 8 xóm, xóm ít nhất có 97 hộ, xóm nhiều nhất có 178 hộ. Có dân tộc Kinh là chiếm đa số đến 87.26% còn lại là các dân tộc thiểu số. Như vậy thì nhân khẩu bình quân trên hộ của toàn xã đạt 3.57 khẩu/gia đình.

Từ bảng 4.2 ta biểu diễn cơ cấu lao động của xã thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1: Thể hiện cơ cấu lao động của xã Lục Ba năm 2014

Từ biểu đồ ta thấy: lao động của xã được chia theo 3 ngành nghề chính gồm: Nông nghiệp, dịch vụ - thương mại và tiểu thủ công nghiệp – ngành nghề khác. Năm 2014 Lục Ba có tổng 2855 số người trong độ tuổi lao động và được phân bố không đồng đều giữa các ngành. Với đặc thù là vùng sản xuất nông nghiệp là chính nên số lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất có 2236 (lao động), chiếm 78.32%. Chiếm tỷ lệ thú 2 là ngành tiểu thủ công nghiệp – ngành nghề khác có 469 (lao động), chiếm 16.43%, thấp hơn so với ngành nông nghiệp là 61.89%. Còn lại là số lao động dịch vụ - thương mại là thấp nhất chiếm 5.25%. Với tỷ lệ lao động như vậy thì lao động bình quân trên hộ đạt 2.29 (lao động/hộ).

Do vậy cần có sự thay đổi cơ cấu lao động để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế theo chương trình Nông thôn mới hiên nay.

4.1.2.2 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng

Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ có ý nghĩa quyết định đối với việc tồn tại và phát triển của địa phương. Cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ sẽ tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và kinh doanh có hiệu quả, là sự cần thiết đối với tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Để làm được công tác này đòi hỏi phải có vốn đầu tư.Trong lúc xã hội vần còn đang thuần nông nghiệp là chính ở các địa phương, nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Song với sự lãnh đạo

của Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng với các tổ chức chính trị, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong 10 năm trở lại đây cơ sở vật chất của xã đã được nâng lên từng bước nhanh chóng và rõ rệt.

- Hệ thống thủy lợi.

Xã có 7 vai, hồ, đập nhỏ và 01 trạm bơm điện phục vụ nước cho sản xuất của địa phương. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tới tiêu cho sản xuất Nông nghiệp.

- Hệ thống cấp điện.

Xã được hưởng lợi từ dự án năng lượng điện nông thôn (RE II) nên 100% số hộ dân trong toàn xã được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia.

- Hệ thống thông tin liên lạc.

Tất cả các hộ đều có ti vi, 98% dân số có điện thoại. Xã có 01 bưu điện văn hóa được nối mạng internet, có hệ thống đường điện thoại cố định tới các xóm trong xã và có sóng điện thoại di động phủ sóng đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc và tra cứu thông tin.

- Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông của xã khá thuận lợi cho việc đi lại phát triển kinh tế của nhân dân địa phương với các địa phương bên ngoài. Đường tỉnh lộ 261 đã trải nhựa đi qua xã là điều kiện thuận lợi để lưu thông hàng hoá. Đường của xã từ khi thực hiện chương trình xây dựng mô hình NTM đến nay đã được cải tiến nhiều về cả đường lầy lội và bê tông hóa.

4.1.2.3 Đặc điểm về xã hội

Một phần của tài liệu Nghiêu cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm pháp triển mô hình nông thôn mới tại xã lục ba huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 36)