Xây dựng Nông thôn tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiêu cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm pháp triển mô hình nông thôn mới tại xã lục ba huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 30)

Xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, hợp lòng dân. Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình được hình thành khá đồng bộ; nhiều cơ chế chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy tiến độ triển khai.

Kết quả sau một thời gian thực hiện nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Bình quân mỗi xã tăng 3,8 tiêu chí. Cả nước đến thời điểm này đã có 185 xã đạt chuẩn NTM và gần 600 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí - là một khích lệ lớn đối với phong trào xây dựng NTM.[2]

2.2.2.1 Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của cả nước giai đoạn 2011 – 2014.

a, Kết quả thực hiện các nhóm tiêu chí chung của toàn cả nƣớc Việt Nam Nhóm I: Về quy hoạch và lập đề án nông thôn mới

Quy hoạch được xác định là nội dung phải được triển khai trước một bước để định hướng cho xây dựng NTM. Ngày 02/02/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng NTM, hỗ trợ ngân sách Trung ương để các địa phương thực hiện. Đến quý 1/2014 đã có 93,7% số xã của cả nước đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM (trước khi có Quyết định 193/QĐ-TTg, toàn quốc mới chỉ đạt 23,4%).

Đồng thời các xã đã tiến hành lập Đề án xây dựng NTM xác định mục tiêu và giải pháp thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên. Đến nay đã có 81% số xã phê duyệt xong đề án. [2]

Nhóm II: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Sau hơn 3 năm thực hiện, Chương trình đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện.

- Phát triển giao thông nông thôn được xác định là khâu đột phá, đáp ứng yêu

cầu bức xúc của người dân nên được chú trọng đầu tư, người dân đồng tình và tự nguyện thực hiện. Nhiều địa phương đã có chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực phù hợp nên đã huy động được sự tham gia của người dân và toàn xã hội. Phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển rất cao. Cả nước đã và đang triển khai xây dựng trên 5 ngàn công trình với khoảng 70.000 km đường giao thông nông thôn.[2]

Đã có 11,6% số xã đạt tiêu chí giao thông.

- Về thủy lợi đã xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp hơn 3.000 công trình thủy

lợi gồm bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu, trong đó nạo vét, tu sửa gần 7 ngàn km kênh mương. Tỉnh Thái Bình đã tập trung nguồn lực để hỗ trợ cứng hoá toàn bộ hệ thống kênh mương thuỷ lợi nội đồng cho các xã điểm.

Đã có 31,7% số xã đạt tiêu chí thủy lợi.

- Điện nông thôn tiếp tục được nâng cấp và mở rộng. Từ năm 2010-2013

nguồn vốn huy động đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống điện nông thôn khoảng 15.205 tỷ đồng, chủ yếu là vốn của ngành điện và các các dự án vay vốn nước ngoài. Người dân đóng góp đất xây dựng hành lang an toàn lưới điện. Tới nay, tỷ lệ xã có điện đạt 98,6% và tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện đạt 96,6% (tăng 1,3% so với năm 2010), trong đó có 16 tỉnh, thành phố đạt 100% số hộ nông thôn có điện.

Đã có 67,2% số xã đạt tiêu chí về điện.

- Về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn: Đã nâng cấp hơn 1.000 công

trình nước sạch tập trung, 500 bãi thu gom rác thải, 1200 cống rãnh thoát nước thải vệ sinh. Đã có 40% xã lập tổ thu gom rác thải tăng 10% so với trước khi thực hiện chương trình.

Đã có 14,9% số xã đạt tiêu chí về môi trường.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã phát triển đến các xã vùng sâu, vùng

55% số xã có điểm truy cập Internet công cộng, vùng phủ sóng 3G đã đạt trên 80% dân số, tỷ lệ xã có điện thoại công cộng là 97%. Hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập.[2]

Đã có 77% số xã đạt tiêu chí về bưu điện

- Chợ nông thôn: Tổng số vốn đầu tư cải tạo, xây dựng chợ nông thôn các năm

2010-2013 đạt 2.783 tỷ đồng, chủ yếu là vốn xã hội hóa (gần 80%). Các tỉnh có đầu tư kinh phí lớn như: Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.

Đã có 30,2% số xã đạt tiêu chí về chợ nông thôn.

- Trường học các cấp

Đã có 21,9% xã đạt tiêu chí trường học (với 289 trường mẫu giáo, 1.910 trường mầm non, 5.254 trường tiểu học và 2.164 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia).

- Hệ thống các trạm y tế được tăng cường cả về số lượng và bổ sung nhân viên

y tế. Đã có 99,51% số xã có trạm y tế, 72% trạm y tế xã có bác sĩ, trên 95% trạm y tế xã có nhà hộ sinh, khoảng 78,8% trạm y tế xã đã thực hiện khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. Tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động đạt trên 86%. Công tác chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở được đổi mới, mở rộng dịch vụ y tế cho tuyến xã, thí điểm thực hiện quản lý một số bệnh mãn tính, góp phần giảm tải cho tuyến trên.

Đã có 45,9% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ sở vật chất văn hóa được chú trọng xây dựng và nâng cấp. Đã có 44,8% số

xã có Trung tâm văn hoá - Thể thao xã, 46% số thôn có nhà văn hoá/nhà sinh hoạt cộng đồng, 48,65% thôn được công nhận là làng văn hoá, có 36.141 sân vận động và sân bóng đá do cấp xã quản lý, 1.593 nhà thi đấu và nhà tập luyện, 348 bể bơi và hồ bơi tự tạo, 38.371 câu lạc bộ TDTT cơ sở được thành lập.

Đã có 7,7% số xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hóa.[2]

Nhóm III: Về phát triển sản xuất tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo

Đề án sản xuất của các xã đều được xây dựng trên cơ sở xác định nhóm cây, con, ngành nghề lợi thế. Nhiều xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện đề án trên đồng ruộng.

Nhiều địa phương đã tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa, thiết kế lại hệ thống giao thông, thủy lợi - chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, tiêu biểu là các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa…

Chính sách hỗ trợ dân mua máy cày, gặt, sấy đã được nhiều tỉnh triển khai mạnh mẽ, đưa tỷ lệ cơ giới hóa các khâu này tăng từ 40% - 50% lên 80% - 90% như Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp…

Đã có trên 9.000 mô hình sản xuất với tổng vốn ngân sách hỗ trợ khoảng 8.400 tỷ đồng đem lại năng suất thu nhập cao hơn trước từ 15%-40%.

Các hoạt động nêu trên đã góp phần tăng thu nhập của cư dân nông thôn năm 2013 gấp 1,8 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết năm 2013 là 12,6% giảm bình quân 2%/năm so với năm 2008.

Đến nay đã có 30,1% số xã đạt tiêu chí thu nhập, 52,8% số xã đạt tiêu chí việc làm và 24,5% số xã đạt tiêu chí hộ nghèo.[2]

Nhóm IV: Về văn hoá - xã hội - môi trƣờng

- Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được đa

dạng hóa và đẩy mạnh. Nhiều hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được đẩy mạnh. Sinh hoạt cộng đồng đã được quan tâm thực hiện và từng bước đi vào nền nếp.

Đã có 47,5% số xã đạt tiêu chí về văn hóa.

- Về đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn: Đã phát huy sức mạnh tổng hợp

của cả hệ thống chính trị, thường xuyên nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân ở các vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc nâng cao cảnh giác cách mạng, làm tốt công tác bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Đã chủ động đấu tranh ngăn chặn các âm mưu, hoạt động chống phá của thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh nông thôn.

Đến nay đã có 86,1% số xã đạt tiêu chí về an ninh trật tự xã hội.[2]

Nhóm V: Về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh:

- Tổ chức cơ sở đảng ở nhiều vùng nông thôn đã được nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò hạt nhân trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo được nhiều địa phương (nhất là cấp xã) đã được kiện toàn. Qua hoạt động thực tiễn đội ngũ cán bộ xã đã có bước trưởng thành nhanh, năng lực, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng vận động quần chúng... đã được

nâng lên rõ rệt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được quan tâm (đã có khoảng 85% số xã đạt tiêu chí này).

- Sự phối hợp giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng NTM ngày càng cụ thể và hiệu quả như Hội nông dân với xóa đói giảm nghèo; Hội phụ nữ với phong trào “5 không, ba sạch”…

Đến nay đã có 61,8% số xã đạt tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị xã hội.[2]

b, Kết quả thực hiện các tiêu chí:

Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, mức đạt các tiêu chí NTM tăng lên rõ rệt. Từ bình quân 4,7 tiêu chí/xã năm 2011 nay đã đạt 8,47 tiêu chí/xã. Đã có:

- Số xã đạt 19 tiêu chí: 185 xã, chiếm tỷ lệ 2,05%;

- Số xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: 622 xã, chiếm tỷ lệ 6,9%; - Số xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí: 2.646 xã, chiếm tỷ lệ 29,37%; - Số xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí: 4.033 xã, chiếm 44,77%;

- Số xã dưới 5 tiêu chí: 1.515 xã, chiếm 16,82%; - Số xã chưa đạt tiêu chí tiêu chí nào: 07 xã.[2]

2.2.2.2 Hạn chế chủ yếu trong thực hiện chương trình Nông thôn mới của quốc gia :

- Tiến độ triển khai còn chậm so với mục tiêu đặt ra (đến nay mới có khoảng 2% số xã đạt chuẩn NTM), phong trào không đồng đều. Chậm và khó khăn nhất là ở các địa phương vùng miền núi Tây bắc, vùng bãi ngang là nơi còn xã “trắng” tiêu chí NTM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong thực hiện các nội dung xây dựng NTM, mới tập trung cao cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các nội dung về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường…chưa được quan tậm chỉ đạo và đầu tư đúng mức nên chậm có chuyển biến rõ nét. Chưa có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với các địa phương có điểm xuất phát thấp và điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (vùng núi cao, bãi ngang).

- Chủ yếu mới tập trung cao thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của cấp xã, lập quy hoạch, đề án, xây dựng công trình hạ tầng công cộng. Thiếu sự quan tâm, chỉ đạo và cơ chế thực hiện các nhiệm vụ của cấp cộng đồng và cấp hộ.[2]

2.2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm

Một là, qua hơn 3 năm đưa vào thực tế triển khai cho thấy xây dựng NTM là Chương trình tổng hợp chính trị - kinh tế - xã hội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ CNH-HĐH. Vì vậy để thực hiện có kết quả tốt phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính quyền, nhất là có vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp và của Ban chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội. Điều này có ý nghĩa quan trọng dẫn dắt và thúc đẩy thực hiện Chương trình.

Hai là, khẳng định và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân thực sự làm chủ thể, phát huy vai trò tích cực của các thôn, bản, ấp trong xây dựng NTM là yếu tố quyết định cho sự thành công của Chương trình. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phát huy tính chủ động và sáng tạo của người dân. Nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, thực sự quan tâm tới lợi ích thiết thực của dân trong việc quyết định lựa chọn nội dung, quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM ở địa phương.

Ba là, phải nắm vững mục tiêu và hệ thống tiêu chí NTM để có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và yêu cầu bức thiết của người dân ở từng địa phương; phát huy cao các nguồn lực tại chỗ; lồng ghép các chương trình, dự án; lựa chọn, tập trung hỗ trợ thực hiện các nhệm vụ ưu tiên tạo ra sự chuyển biến thực tế trên diện rộng, tạo niềm tin vào Chương trình.

Bốn là, trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đề ra để có sự điều chỉnh và có giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng để động viên kịp thời các địa phương làm tốt, các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho Chương trình.[2]

PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

- Người dân tại xã Lục Ba – Đại Từ - Thái Nguyên.

- Cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, các tổ chức đoàn thể ở địa phương.

- Các hoạt động xây dựng Nông thôn mới đã và đang tiến hành trên địa bàn xã.

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

a, Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Lục Ba – Đại Từ - Thái Nguyên.

b, Phạm vi thời gian

- Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2012 đến năm 2014 để đánh giá và phân tích. - Đề tài được nghiên cứu từ ngày 26/01/20115 – 20/05/2015.

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Lục Ba. - Đề tài nghiên cứu thực trạng xây dựng mô hình Nông thôn mới so với bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới tại xã Lục Ba.

- Phân tích những khó khăn, thuận lợi trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu.

- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp để thực hiện mô hình Nông thôn mới đạt hiệu quả trong các giai đoạn tiếp theo.

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin.

3.3.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo khuyến nông hoặc các tài liệu đã

Một phần của tài liệu Nghiêu cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm pháp triển mô hình nông thôn mới tại xã lục ba huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 30)