Điều chỉnh hệ sô không khí thừa.

Một phần của tài liệu Thiết kê buồng đốt khí thiên nhiên của lò hơi nhà máy nhiệt điện năng suất 30 tấn hơi trên giờ (Trang 98 - 100)

III. KÍCH THƯỚC ỐNG KHÓ

4. Điều chỉnh hệ sô không khí thừa.

Độ kinh tế của các quá trình cháy được đánh giá quá các tổn thất của quá trình cháy, ảnh hưởng lớn nhất đến tổn thất của quá trình cháy là chế độ cung cấp không khí, nghĩa là hệ số không khí thừa. Chế độ vận hành cần được điều chỉnh sao cho hệ số không khí thừa luôn luôn trùng với giá trị có lợi nhất. Trong thực tế vận hành để xác định hệ số không khí thừa có lợi nhất thì cần phải tiến hành những thí nghiệm đặc biệt. Vì vậy người ta thường đánh giá hiệu quả của quá trình cháy trực tiếp qua trị số C02+ sơ2 và cx trong khói thải.

Việc điều chỉnh phụ thuộc vào loại nhiên liệu đốt và loại thiết bị buồng lửa. Đơn giản nhất là quá trình điều chỉnh không khí theo sự thay đổi lượng nhiệt sinh ra trong buồng lửa, khi ấy xung lượng tác động sẽ là xung lượng nhiệt.

Do sự thay đổi nhiệt sinh ra trong buồng lửa nên dẫn đến sự thay đổi sản lượng hơi và áp suất lò hơi vì vậy sẽ xuất hiện một xung lượng nhiệt độ thể hiện tổng của hai xung lượng: sự thay đổi sản lượng hỏi và tốc độ thay đổi áp suất, trong đó xung lượng về sự thay đổi áp suất thu được nhờ so lệch điện tử bằng cách biến tín hiệu áp suất bằng tín hiệu điện. Những xung lượng này sẽ tác động lên bộ điều chỉnh không khí để thay đổi lượng không khí đưa vào buồng lửa.

Nhiệt độ là đại lượng ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các quy trình công nghệ. Vì vậy các thiết bị đo nhiệt độ tồn tại ở mọi nơi trong đời sống và trong kĩ thuật. Trong mỗi khoảng nhiệt độ, được sử dụng các thiết bị đo khác nhau. Tại những nơi đo nhiệt độ thấp thì dụng cụ đo nhiệt thường được đặt ngay tại thiết bị cần đo và rhường sử dụng nhiệt kế dãn nở chất lỏng thuỷ tinh, với nguyên lý hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng trong nhiệt kế. Cặp nhiệt điện là cảm biến đo nhiệt độ, chuyển tín hiệu nhiệt độ sang tín

Đồ án tốt nghiệp Thân Trọng Cường

hiệu điện áp dựa trên hiện tượng nhiẹt điện. Hiện tượng này như sau: lấy 2 dây dẫn có bản chất kim loại khác nhau nối chặt lại nhau ở 2 đầu, rồi đốt nóng một đầu thì trong vòng dây sẽ xuất hiện dòng điện. Sự xuất hiện dòng điện này có thêt giải thích bằng hiện tượng khuếch tán điện tử tự do. Để đo nhiệt độ của thiết bị thì nhiệt độ của một đầu phải giữ cố định, đầu này được gọi là đầu tự do hay đầu lạnh, đầu còn lại của cặp nhiệt điện được nhưng vào môi trường đo nhiệt độ và nó được gọi là đầu làm việc hay đầu nóng. Do sự chêng lệch nhiệt độ nên có sự khếch tán điện tử tự do, do đó giữa 2 đầu xuất hiện một sức điện động và thông qua sức điện động này có thể đo được hiệu nhiệt độ của 2 đầu dây.

Với quá trình như đo áp suất dụng cụ đơn giản nhất là áp kế chữ Ư- thiết bị đo áp suất tại chỗ. Nguyên lý làm việc là sự hình thành cột dịch thể chênh lệch giữa hai mức dịch thông nhau dưới tác động của 2 áp suất khác nhau. Hiệu số của 2 áp suất này được xác định thông qua cột dịch thể chênh lệch giữa hai mức.

Trong công nghiệp đòi hỏi phải chuyền dẫn tín hiệu đo được đến những nơi cần thiết, ở cách xa các khu sản xuất. Các hệ thống đo áp suất tự động đáp ứng được yêu cầu này. Cấu trúc của một hệ thống đo áp suất tự động được mô tả như sau:

Hệ thống gồm 3 phần: cảm biến đo, chuyển đổi đo, và chỉ thị đo. Cảm biến đo có vai trò nhận tín hiệu áp suất p và tín hiệu khác. Phần lớn các cảm biến đo đều ở dạng dịch chuyển cơ học người. Chuyển đổi đo làm nhiệm vụ chuyển độ dịch chuyển cơ học sang tín hiệu điện hay tín hiệu khí nén để chuyển về cho thiết bị, chỉ thị đo được đặt ở phòng điều khiển trung tâm.

Đo lưu lượng là một trong những thiết bị do lưu lượng dịch thể chất khí và hơi quá nhiệt chảy trong đường ống là hiệu áp suất 2 bên thiết bị thu hẹp. Thiết bị thu hẹp đóng vai trò cảm biến đo, được đặt trong đường ống tạo nên

điểm thắt dòng chảy cục bộ trong ống dẫn. Như vậy tại vị trí này tốc độ dòng chảy tăng lên, nghĩa là động năng dòng chảy tăng, dẫn đến thế năng dòng chảy giảm xuống. Tại vị đặt thiết bị thu hẹp sẽ có hiện tượng chuyển đổi thế năng sang động năng của dòng chảy và 2 bên thiết vị thu hẹp sẽ xuất hiện áp suất ÀP phụ thuộc vào lưu lượng của dòng chảy,

Hệ thống đo lưu lượng theo độ giảm áp bao gồm: thiết bị thu hẹp để chuyển tín hiệu lưu lượng sang tín hiệu áp suất, thiết bị chuyển đổi áp suất sang thiết bị cần thiết thích hợp với thiết bị chỉ thị đo, thông thường là thiết bị điện và phần tử cuối cùng nó là thiết bị chỉ thị đo.

Sơ đồ mô tả nguyên lý của một hệ thống đo lưu lượng dựa trên phương pháp đo lưu lượng theo độ giảm áp thay đổi mà hiện nay được sử dụng rộng rãi như sau:

III

Cấu trúc của hệ thống bao gồm: cảm biến đo là thiết bị thu hẹp chuyến tín hiệu lưu lượng q sang tín hiệu điện áp ÀP. Thiết bị chuyển đổi II chuyển tín hiệu áp suất AP sang tín hiệu một chiều. Ưu điểm của tín hiệu dìng là có thể truyền được đi xa mà không bị tổn thất trên đường dẫn. Phần tử thứ III là bộ xử lý tín hiệu. Bộ xử lý này thực hiện chức năng đầu tiên là chuyển tín hiệu dòng nhận được sang tín hiệu áp chuẩn trên cơ sở điện áp u và các thông số của công thức tính lưu lượng. Đồng thời nó cũng tính tổng lượng vật chất Q chảy qua theo các công thức tích phân. Các giá tri Q, q được hiển thị trên bảng số.

Một phần của tài liệu Thiết kê buồng đốt khí thiên nhiên của lò hơi nhà máy nhiệt điện năng suất 30 tấn hơi trên giờ (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w