CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG CÁU TRONG LÒ HƠ

Một phần của tài liệu Thiết kê buồng đốt khí thiên nhiên của lò hơi nhà máy nhiệt điện năng suất 30 tấn hơi trên giờ (Trang 25 - 26)

Để ngăn ngừa việc sinh cáu trong lò hơi, người ta dùng 2 phương pháp xử lý chủ yếu sau:

- Hạn chế tới mức tối thiểu số lượng những vật chất có trong nước có khả năng tạo cáu trong lò trước khi đưa vào lò

- Biến những vật chất có khả năng sinh cáu (do nước cấp chưa được xử lý hay xử lý chưa hết) thành những vật chất tách ra ở pha cứng thành những dạng bùn, rồi dùng phương pháp xả lò để loại chúng ra khỏi lò. Phương pháp này gọi là phương pháp xử lý nước trong lò.

Các phương pháp xử lý nước bên trong lò dựa trên nguyên tắc.

+ Dùng những chất hoá học đưa vào trong lò sánh để tạo ra kết tủa, những chất đó là những hóa chất như: NaOH, Na2CƠ3, Na3P04.12H20..., trong đó Na3P04 là hoá chất được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

+ Dùng phương pháp nhiệt để phân huỷ đối với một số chất hoà tan, tạo nên những chất khó tan và tách ra ở pha rắn dạng bùn. Phương pháp này được dùng nhờ thiết bị làm mềm nước bằng nhiệt đặt trong lò, ở thiết bị này nước bị đốt nóng đến nhiệt độ bão hoà nhờ nguồn nhiệt của khói lò. Tại nhiệt độ này những muối của canxi và magiê hoà tan trong nước là các loại bicacbonat bị phân huỷ theo phương trình sau:

Ca(HCO,)2 -> CaCO, ị + co, + H,0 Mg(HC03)2 -> MgCO, + CO, + H2). Và sau đó MgC03 bị thuỷ phân:

MgCOs + H,0 -> Mg(OH),ị + CO,

Do đó CaC03 và Mg(OH)2 được tách ra ở dạng bùn, đồng thời ở nhiệt độ này độ hoà tan của CaSƠ4 cũng bị giảm, nó tách ra ở thể rắn trong thiết bị

làm mềm. Như vậy khi đi ra khỏi thiết bị này nước đã được làm mềm đi rất nhiều.

Một phần của tài liệu Thiết kê buồng đốt khí thiên nhiên của lò hơi nhà máy nhiệt điện năng suất 30 tấn hơi trên giờ (Trang 25 - 26)