0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo phát triển du lịch trở thành ngành

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 31 -50 )

6. Bố cục khóa luận

2.2.2. Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo phát triển du lịch trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn

2.2.2.1. Khai thác tiềm năng du lịch Di sản danh thắng Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ long là một trong những điểm du lịch độc đáo và thu hút du khách tới Quảng Ninh. Với diện tích 1553 km2 và 1.969 đảo đá Vịnh Hạ Long không chỉ là niềm tự hào của Quảng Ninh mà còn là khu di tích thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Năm 1994, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới với giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan tự nhiên. Đến năm 2000, Vịnh Hạ Long lại được

27

UNESCO công nhận lần thứ hai là di sản thiên nhiên thế giới về địa chất địa mạo.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Hạ Long, ngày 21 tháng 11 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 142/2002/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020; ngày 30 tháng 11 năm 2002, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh ra Nghị quyết số 09-NQ/TU về công tác quản lý, bảo tồn và khai thác Vịnh Hạ Long; ngày 22 tháng 2 năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh ra chỉ thị số 07/2006/UBND về tăng cường công tác bảo vệ môi trường. Thực hiện Kết luận số 47-KL/TW ngày 06/5/2009 của Bộ Chính trị, tỉnh ủy Quảng Ninh xây dựng kế hoạch số 43-KH/TU và Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ban quản lý Vịnh Hạ Long lập quy hoạch chi tiết về bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020 và phê duyệt nhiều văn bản liên quan khác.

Triển khai quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020, Ban quản lý Vịnh Hạ long đã triển khai dự án xây dựng Bảo tàng sinh thái Hạ Long. Đặc biệt, Dự án trung tâm văn hóa nổi Cửa vạn một dự án thành phần của Bảo tàng sinh thái Hạ Long được Chính phủ Na Uy tài trợ đã đưa vào sử dụng từ tháng 5 năm 2006. Nhờ vậy,đã thu hút khách quốc tế đến thăm làng chài Cửa Vạn tăng lên. Năm 2006 có 13.000 lượt, năm 2008 đạt 26.000 lượt và tới năm 2010 là 35.000 lượt.

Công tác quảng bá và tuyên truyền giới thiệu Vịnh Hạ Long được chú trọng. Thông qua việc thành lập trang web chính thức, đưa tin qua các báo, đài thì Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã cho xuất bản trên 40 ấn phẩm tuyên truyền. Bằng những biện pháp hữu hiệu hình ảnh Vịnh Hạ Long đã được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến.

Bên cạnh việc quảng bá thì nguồn vốn đầu tư cũng tăng lên. Phương châm đầu tư có trọng điểm tập trung cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản với

28

hơn 65 dự án, công trình với tổng số vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Quá trình đầu tư không chỉ mang tính chất phục vụ trước mắt mà còn hướng tới mục tiêu cao nhất là phát triển du lịch bền vững.

Tỉnh Quảng Ninh luôn luôn duy trì mối quan hệ và giao lưu quốc tế để tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như: Ủy ban Di sản thế giới, Trung tâm di sản thế giới, mạng lưới các di sản ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN…Từ những mối quan hệ trên, nhiều hoạt động giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực về kinh tế, văn hóa, đặc biệt là du lịch đã được triển khai. Nhiều chương trình dự án được tài trợ, từng bước hội nhập và nâng cao vị thế, uy tín góp phần giới thiệu và quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long và Quảng Ninh ra thế giới.

Nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng bộ tỉnh, ngành du lịch Quảng Ninh ngày càng phát triển mạnh đặc biệt là sự phát triển của du lịch Vịnh Hạ Long. Năm 2001 lượng khách tới Hạ Long đạt 655 nghìn lượt, đến năm 2010 tăng lên 2,3 triệu lượt. Từ năm 1996 đến năm 2010, khách đến thăm Vịnh Hạ Long đạt 25 triệu lượt, trong đó có hơn 13 triệu lượt khách quốc tế. Thu phí thăm quan đạt 840 tỷ đồng, góp phần quan trọng trong tổng thu ngân sách du lịch Quảng Ninh [24; tr.13].

2.2.2.2. Phát triển du lịch văn hóa tâm linh

Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang trở thãnh xu hướng ngày càng phổ biến. Những năm qua du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó du lịch tam linh có đóng góp to lớn và bền vững vào sự phát triển đó. Những lợi ích của loaih hình du lịch này không chỉ về kinh tế mà hơn bao giờ hết là những giá trị tinh thần cho đời sống xã hội. Với ý nghĩa đó, du lịch tâm linh được Quảng Ninh chú trọng trong phát triển.

Theo quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001-2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 28 tháng 12 năm

29

2011 thì Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng là một trong 4 trung tâm du lịch của tỉnh. Đây là trung tâm du lịch với thế mạnh về văn hóa tâm linh bởi sự tồn tại của nhiều hệ thống di tích lịch sử, đền chùa. Trên cơ sở đó ngày 20 tháng 11 năm 2002, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Khu di tích lịch sử Yên Tử. Quyết định 269/2006/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh, bố sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, xác định du lịch tôn giáo – tâm linh là một trong những thế mạnh của địa phương và cần phải phát huy có hiệu quả.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và đặc biệt là hệ thống chùa chiền tiêu biểu như: di tích bến sông Bạch Đằng, đền Trần, Yên Tử, đền Cửa ông, đình Quan Lạn… Gắn liền với các di tích đó là các lễ hội như lễ hội Yên Tử từ mùng 10 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, lễ hội Cửa Ông từ mùng 2 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, lễ hội chùa Long Tiên…Vào những ngày lễ lớn luôn thu hút đông đảo khách thập phương và du khách nước ngoài tới tham dự. Nhờ đó hằng năm khách du lịch đến với các địa điểm này tăng nhanh, chiếm 505 tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh. Đặc biệt khu di tích văn hóa tâm linh Yên Tử năm 2005 đã có 370.000 lượt và khách quốc tế là 1.500 lượt đến năm 2010 đạt 2,1 triệu lượt khách trong nước và khách quốc tế đạt 5.600 lượt [20], [23], [24].

Có thể nói, Quảng Ninh là một trong số ít địa phương đã xây dựng thành công loại hình du lịch tâm linh đó là một laoij hình du lịch hấp dẫn và thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Du lịch tâm linh một mặt giúp khai thác có hiệu quả tiềm năng của một vùng đất địa linh nhân kiệt, có đời sống văn hóa tín ngưỡng phong phú, mặt khác thể hiện một đường lối lãnh đạo về đảm bảo đời sống tôn giáo cho nhân dân. Đây chứng tỏ sự cởi mở trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, giúp khơi dậy trong nhân dân niềm cảm hứng xây dựng và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc trên quê hương Quảng Ninh.

30

Xác định vai trò quan trọng của du lịch tam linh trong bối cảnh hiện tại, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp hoặc gián tiếp tạo điều kiện để các tổ chức đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở của mình thành điểm đến du lịch, trung tâm du lịch địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện thông thoáng về chính sách, điều kiện thực hiện để các tổ chức tôn giáo làm chủ đầu tư xây dựng, phát triển các điểm du lịch tâm linh phục vụ quần chúng nhân dân. Đó là các khu du lịch tâm linh như: Khu du lịch tâm linh Yên Tử, lăng mộ các vua nhà Trần, chùa Ba Vàng. Vào năm 2008, Ban trị sự Phật giáo tỉnh đã có thư trình Ủy ban nhân dân tỉnh xin phép mở rộng diện tích sinh hoạt thuộc khu vực chùa Cái Bầu và xây dựng một trung tâm du lịch tâm linh với nhiều hạng mục chi tiết, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt với diện tích cấp là 50ha. Khu du lịch tâm linh Ba Vàng cũng có chủ đầu tư là Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh (tổng vốn đầu tư là trên 2000 tỷ). Khu du lịch tâm linh Thiền viện Trúc lâm Yên Tử tại khu sinh thái rừng Yên Tử được xây dựng với tổng kinh phí xây dựng trên 50 tỷ đồng…[14]. Những điểm đến tâm linh luôn là những điểm du lịch hấp dẫn, không chỉ giúp Quảng Ninh phát triển bền vững ngành du lịch mà cả phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

Đối với các khu du lịch tâm linh sự quảng bá cũng rất quan trọng. Những thông tin, hình ảnh về không khí tươi đẹp, những chốn thiêng liêng chứa đựng các giá trị văn hóa, tâm linh vô giá đã được chuyển tải đầy đủ tới du khách. Nhiều báo, kênh truyền hình, các trang web được xây dựng liên tục đưa tin quảng bá làm cho hình ảnh du lịch tâm linh đến với khách du lịch. Nhìn vào sự phát triển của du lịch tâm linh có thể khẳng định Đảng bộ tỉnh luôn coi đây là hoạt động có ý nghĩa to lớn.

Sự phát triển của du lịch tâm linh ở tỉnh tiêu biểu nhất là khu du lịch Yên Tử với hệ thống chùa chiền đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài

31

nước. Cụ thể: năm 2008 có 1,8 triệu lượt khách đến Yên Tử, năm 2009 là 2,10 triệu lượt và 2,11 triệu lượt vào năm 2010. Nhìn chung, những hoạt động du lịch tâm linh chủ yếu là: hành hương đến những điểm tâm linh đó là những ngôi chùa, tòa thánh, đền, đài, phủ… để tiến hành hoạt động thờ cúng: thờ thành hoàng làng, thờ tổ nghề, thờ mẫu, thờ tam phủ tứ phủ…Các hoạt động chiêm bái, cầu nguyện, tụng kinh, thiền, pháp đàm, thiền trà, thiền ca rất phong phú. Bên cạnh đó, du khách còn tham quan, vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian kiến trúc, điêu khắc, tìm hiểu lịch sử tôn giáo, lối sống bản địa và những giá trị di sản văn hóa gắn với địa điểm tâm linh. Tại các điểm du lịch tâm linh, du khách có thể tham gia lễ hội tín ngưỡng dân gian độc đáo.

Để du lịch tâm linh phát triển thì đòi hỏi dịch vụ phục vụ phải được đảm bảo. Tỉnh Quảng Ninh luôn xây dựng các dịch vụ lữ hành phục vụ các chương trình du lịch với mục đích tâm linh kết hợp với các mục đích khác; dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm lưu niệm, phục vụ cúng tế; dịch vụ vận chuyển bằng xe điện, cáp treo, thuyền đò; dịch vụ thuyết minh, chụp ảnh, thường thức nghệ thuật dân gian…luôn đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước, đây cũng là một trong những tiền đề để du lịch tâm linh ở tỉnh phát triển.

Chính sách cởi mở của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng đã tạo điều kiện cho loại hình du lịch tâm linh phát triển. Đầu tiên phải kể đến Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị với nội dung: Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp đến, ngày 2/7/1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 37/CT-TW về công tác tôn giáo

32

trong tình hình mới: “Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy”. Sau đó, Bộ Chính trị cùng Ban Bí thư đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác tôn giáo, trong đó có một nghị quyết riêng về tôn giáo- Nghị quyết 25/NQ-TW ngày 12/3/2003. Đây là văn kiện thể hiện tập trung nhận thức lý luận của Đảng trên lĩnh vực tôn giáo và văn hóa tôn giáo, khẳng định và phân biệt rõ tín ngưỡng và tôn giáo. Nghị quyết đã bổ sung nội dung: Giữ gìn và phát huy giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân, đề cao những điểm tương đồng, mẫu số chung giữa những người có hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau để phấn đấu vì mục tiêu chung của dân tộc.

Cách nhìn tôn giáo đổi mới, mở rộng từ giác ngộ chính trị sang giác độ văn hóa, đạo đức của Đảng và Nhà nước ta đã có tác động tích cực, mạnh mẽ đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Đây chính là chỗ dựa vững chắc để Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo nhân dân và các cấp chính quyền đại phương xây dựng phát triển du lịch tâm linh. Đây điều kiện và cơ hội để xây dựng sự đồng thuận xã hội, tạo điểm đến bình an, xã hội thêm phần bình yên và hạnh phúc.

2.2.2.3. Phát triển du lịch biển đảo

Sở hữu một dải bờ biển dài trên 250km, với 2.077 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, Quảng Ninh được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều bãi biển, vịnh, đảo đẹp nổi tiếng trong nước và quốc tế, cùng với đó là những giá trị đa dạng về cảnh quan, sinh thái, di tích lịch sử, văn hoá... Lợi thế này, đã tạo cho Quảng Ninh có thêm nhiều cơ hội để phát huy thế mạnh loại hình du lịch biển đảo... Nằm ở phía đông bắc Việt Nam, Quảng Ninh có vị trí thuận lợi và nhiều tiềm năng, lợi thế đặc thù để phát triển kinh tế biển. Tỉnh có 10/14 huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp biển; diện tích tiếp giáp biển và đảo chiếm 72% tổng diện tích. Được xem là đầu mối giao thông, khu vực có ý

33

nghĩa đặc biệt quan trọng tạo ra thế trận trong liên kết phát triển kinh tế-xã hội kết hợp với đảm bảo quốc phòng an ninh, hợp tác quốc tế của tỉnh nói riêng và của vùng Đông Bắc, cả nước nói chung.

Vùng biển Quảng Ninh có một địa hình độc đáo với bờ biển dài khoảng 250 km, trong đó nhiều nơi thuận lợi để xây dựng cảng biển với quy mô lớn như cảng Cái Lân, Hòn Nét… Với diện tích ngư trường rộng trên 6.100km2

, có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và 2.077 hòn đảo lớn, nhỏ đã tạo cơ hội lớn cho phát triển về nuôi trồng, khai thác thủy sản, nhất là phục vụ xuất khẩu và liên kết với các hoạt động chế biến thực phẩm giá trị cao [17; tr.55].

Là tỉnh có nguồn tài nguyên biển và khoáng sản ven bờ phong phú (cát, ti tan), hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa phong phú. Tài nguyên du lịch biển của tỉnh là một ưu thế đặc biệt, mở ra triển vọng khai thác tổng hợp, với Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Cháy, Tuần Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Trà Cổ, Minh Châu…Bên cạnh đó là hệ thống các đảo nằm trải dài ven biển và những hang động trên các đảo cho phép khai thác du lịch đa dạng hơn nữa.

Xuất phát từ những tiềm năng, thế mạnh của Quảng Ninh, Trung ương Đảng đã ban hành các nghị quyết, kết luận, cơ chế, chính sách qua trọng đối với phát triển kinh tế biển Việt Nam nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Điển hình như: nghị quyết 03-NQ/TW ngày 6/5/1993, nghị quyết 05- NQ/TW ngày 14/9/2005, Kết luận số 13-KL/TW ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị. Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 31 -50 )

×